1.5.3.1. Khái niệm
Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
28
1.5.3.2. Tiến trình dạy học theo nhóm
Tiến trình dạy học nhóm được chia thành 3 giai đoạn cơ bản
Hình 1.2. Tiến trình dạy học theo nhóm a. Nhập đề và giao nhiệm vụ
Giai đoạn này được thực hiện trong toàn lớp, bao gồm những hoạt động chính sau: - Giới thiệu chủ đề chung của giờ học: Thông thường GV thực hiện việc giới thiệu chủ đề, nhiệm vụ chung cũng như những chỉ dẫn cần thiết thông qua thuyết trình, đàm thoại hay làm mẫu. Đôi khi việc này cũng được giao cho HS trình bày với điều kiện là đã có sự thống nhất và chuẩn bị từ trước cùng GV
- Xác định nhiệm vụ của các nhóm: Xác định và giải thích nhiệm vụ cụ thể của các nhóm, xác định rõ những mục tiêu cụ thể cần đạt được. Thông thường, nhiệm vụ của các nhóm là giống nhau, nhưng cũng có thể khác nhau.
- Thành lập các nhóm làm việc: Có rất nhiều phương án thành lập nhóm khác nhau. Tùy theo mục tiêu dạy học để quyết định thành lập nhóm.
1. NHẬP ĐỀ VÀ GIAO NHIỆM VỤ • Giới thiệu chủ đề • Xác định nhiệm vụ các nhóm • Thành lập nhóm 2. LÀM VIỆC NHÓM • Chuẩn bị chỗ làm việc • Lập kế hoạch làm việc • Thỏa thuận quy tắc làm việc • Tiến hành giải quyết nhiệm vụ • Chuẩn bị báo cáo kết quả
3.TRÌNH BÀY KẾT QUẢ /ĐÁNH GIÁ Các nhóm trình bày kết quả. Đánh giá kết quả Làm việc toàn lớp Làm việc toàn lớp Làm việc nhóm
29
b. Làm việc nhóm
Trong giai đoạn này các nhóm tự lực thực hiện nhiệm vụ được giao, trong đó có những hoạt động chính là:
- Chuẩn bị chỗ làm việc nhóm: Cần sắp xếp bàn ghế phù hợp với công việc nhóm, sao cho các thành viên có thể đối diện nhau để thảo luận. Cần làm nhanh để không tốn thời gian và giữ trật tự.
- Lập kế hoạch làm việc: + Chuẩn bị tài liệu học tập + Đọc sơ qua tài liệu
+ Làm rõ xem tất cả mọi người có hiểu các yêu cầu của nhiệm vụ hay không + Phân công công việc trong nhóm
+ Lập kế hoạch thời gian
+ Thỏa thuận về quy tắc làm việc
+ Mỗi thành viên đều có phần nhiệm vụ của mình + Từng người ghi lại kết quả làm việc
+ Mỗi người lắng nghe những người khác - Tiến hành giải quyết nhiệm vụ
+ Đọc kỹ tài liệu
+ Cá nhân thực hiện công việc đã phân công
+ Thảo luận trong nhóm về việc giải quyết nhiệm vụ + Sắp xếp kết quả công việc
- Chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp
+ Xác định nội dung, cách trình bày kết quả + Phân công các nhiệm vụ trình bày trong nhóm + Làm các hình ảnh minh họa
+ Quy định tiến trình bài trình bày của nhóm
c. Trình bày và đánh giá kết quả
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước toàn lớp: thông thường trình bày miệng hoặc trình miệng với báo cáo viết kèm theo. Có thể trình bày có minh họa thông
qua biểu diễn hoặc trình bày mẫu kết quả làm việc nhóm.
- Kết quả trình bày của các nhóm được đánh giá và rút ra kết luận cho việc học tập
30
1.5.3.3. Ưu và nhược điểm của dạy học theo nhóm a. Ưu điểm
- Thực hiện dạy học nhóm giúp học sinh tích cực chủ động trong hoạt động xây dựng kiến thức mới và hình thành rèn luyện các kĩ năng mà một học sinh khó có thể thực hiện được.
- Do có sự hợp tác cùng làm việc và thảo luận nên nhóm học sinh có thể giải quyết được nhiệm vụ học tập có tính chất phức hợp, nhiệm vụ mà nếu cá nhân học sinh sẽ không thực hiện được trong thời gian nhất định ở lớp học hoặc sẽ không đủ khả năng thực hiện cá nhân.
- Giúp hình thành và phát triển năng lực tổ chức, năng lực hợp tác của học sinh trong hoạt động xã hội, đó là năng lực rất quan trọng cần bồi dưỡng và phát triển cho học sinh.
- Trong dạy học nhóm, học sinh thay nhau làm nhóm trưởng giúp cho hình thành năng lực quản lí lãnh đạo của người lao động.
- Khuyến khích sự tương tác giữa các học sinh và rèn luyện các kỹ năng xã hội. - Để thu được kết quả cao nhất từ hình thức học nhóm, các học sinh phải rèn luyện kỹ năng xã hội của mình. Làm việc cùng nhau có nghĩa là các học sinh sẽ phải học cách hiểu người khác theo những cách khác nhau. Học sinh cũng sẽ phải học cách tin tưởng người khác, chấp nhận và hỗ trợ lẫn nhau. Học sinh sẽ phải học cách giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trong trường hợp này, những kỹ năng hợp tác sẽ tạo ra những tình huống thực tế để áp dụng các kỹ năng vào thực tiễn.
- Tăng cường đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá trong nhóm. Để góp phần làm tăng hiệu quả làm việc của nhóm, học sinh có thể tiến hành việc đánh giá định kỳ và thường xuyên về tiến độ thực hiện nhiệm vụ của mình đồng thời đánh giá đưa thông tin phản hồi cho nhóm bạn. Và do đó năng lực đánh giá và tự đánh giá của HS được bồi dưỡng và phát triển.
b. Hạn chế
Hiện nay ở Việt nam dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ cũng chưa được thực hiện rộng rãi do còn có một số hạn chế sau đây:
- Không gian lớp học: Cần có không gian lớp học và sĩ số học sinh vừa phải từ 20-
31
sinh trên 39 học sinh trở lên và không gian hạn hẹp thì việc tổ chức học tập hợp tác với nhóm 5- 8 học sinh có thể gặp khó khăn hơn.
- Đòi hỏi thời gian cho học sinh hoạt động: Để thực hiện dạy học nhóm cần thời
gian cho mỗi cá nhân thực hiện và thời gian thảo luận để đưa ra ý kiến chung của nhóm nên tốn thời gian hơn.
- Phát triển học sinh không đồng đều: Việc học tập theo nhóm nhỏ dễ gây ỷ lại cho
học sinh kém, lười học vì đã có một số học sinh giỏi làm việc và báo cáo kết quả. Trong khi một số học sinh nhanh chóng thể hiện năng lực lãnh đạo của mình thì một số học sinh lười sẽ không có cơ hội thể hiện nếu tổ chức không tốt.
- Hiệu quả không cao nếu tổ chức nhóm chỉ là hình thức: Nếu việc tổ chức học tập
hợp tác mà giáo viên thiếu khả năng tổ chức, quản lí, học sinh chưa tự giác tích cực, chưa có kĩ năng hợp tác, chưa được tạo điều kiện về không gian, thời gian và nhiệm vụ không rõ ràng…thì việc học tập hợp tác sẽ chỉ tốn thời gian và hiệu quả thấp.
1.5.3.4. Một số cấu trúc hoạt động nhóm có hiệu quả cao trong dạy học
a. Cấu trúc STAD ( STAD: Student Teams Achievement Division - phân chia thành tích học sinh trong nhóm, do Robert Slavin thiết kế).
- Cấu trúc STAD được tổ chức như sau: + GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Cá nhân tự nghiên cứu, làm việc tự lực trong khoảng thời gian xác định. + Các nhóm thảo luận, giúp nhau hiểu kĩ lưỡng về bài học được giao. + Tiến hành làm bài kiểm tra cá nhân lần 1, đánh giá.
+ Tiến hành học nhóm trao đổi nội dung chưa hiểu qua bài kiểm tra lần 1. + Tiến hành làm bài kiểm tra cá nhân lần 2.
+ Đánh giá sự nỗ lực của từng cá nhân (chỉ số cố gắng) và cả nhóm. - Cách đánh giá theo cấu trúc STAD được minh họa bằng bảng sau
Bảng 1.3. Cách đánh giá trong cấu trúc STAD
Thành viên Kiểm tra cá nhân lần 1 Kiểm tra cá nhân lần 2 Chỉ số cố gắng của cá nhân Kết quả nhóm Thành viên số 1 Thành viên số 2 Thành viên số 3 Thành viên số 4 5 8 9 3 6 9 8 5 1 1 0 2 4
32
- Đánh giá về cấu trúc STAD: Cơ chế chấm điểm dựa vào sự cố gắng của STAD được đánh giá là một nội dung quan trọng trong sự phát triển các phương pháp học hợp tác trên thế giới vì:
+ Đề cao sự đóng góp của các HS yếu kém và nâng sự đóng góp này thành một nhân tố quyết định cho hoạt động nhóm có hiệu quả.
+ Loại bỏ được phần lớn hiện tượng ăn theo, chi phối và tách nhóm.
+ Lấy sự cố gắng và nỗ lực làm tiêu chí đánh giá thay cho đánh giá khả năng, học lực của cá nhân.
+ Một HS kém có thể mang điểm về cho cả nhóm dựa vào sự nỗ lực của bản thân nên giúp các em tự tin hơn và tăng cường tình đoàn kết, giúp đỡ trong nhóm
b. Cấu trúc Jigsaw (do Elliot Aronson thiết kế)
Hoạt động nhóm theo cấu trúc Jigsaw được tóm tắt như bảng sau
Bảng 1.4: Tóm tắt cấu trúc Jigsaw 1. Phân công công việc 2. Nhóm chuyên gia 3. Nhóm hợp tác 4. Làm bài cá nhân 5. Đánh giá kết quả cá nhân, nhóm Chịu trách nhiệm Thảo luận cùng chủ đề Giảng bài cho nhau
Kiểm tra Kết quả Thành viên số 1 Thành viên số 2 Thành viên số 3 Thành viên số 4 Phần bài A Phần bài B Phần bài C Phần bài D Thành viên cùng chủ đề của từng nhóm thảo luận Thành viên trở về nhóm và giảng bài cho nhau để từng thành viên hiểu hết phần bài học A, B, C, D. Kiểm tra cá nhân. Nội dung bài kiểm tra gồm tất cả các phần A, B, C, D. Từng thành viên không những hiểu về phần bài của mình mà còn hiểu cả toàn bộ bài học.
- Đánh giá kết quả cá nhân, nhóm (tính điểm tiến bộ): + Chấm điểm bài kiểm tra cá nhân.
33 + Tính điểm tiến bộ của cá nhân.
+ Điểm tiến bộ của nhóm: Trung bình cộng điểm tiến bộ của các cá nhân.
+ GV tổ chức cho HS tự chấm điểm cá nhân, nhóm và kiểm tra lại độ chính xác của các điểm đó.
Bảng 1.5. Cách tính điểm tiến bộ theo cấu trúc JIGSAW
Điểm bài kiểm tra Điểm tiến bộ
Thấp hơ điểm nền từ 3 điểm trở lên 0
Thấp hơn điểm nền từ 1 đến 2 điểm 1
Bằng hoặc trên điểm nền từ 1 đến 2 điểm 2
Cao hơn điểm nền từ 3 điểm trở lên 3
Điểm tuyệt đối (không tính đến điểm nền) 3 - Đánh giá về cấu trúc Jigsaw
+ Là một trong những cấu trúc ưu việt nhất, có hiệu quả nhất.
+ Đề cao tương tác bình đẳng, tầm quan trọng mỗi thành viên trong nhóm. + Loại bỏ gần như triệt để hiện tượng ăn theo, chi phối và tách nhóm.
+ Có thể áp dụng ở Việt Nam do tính hiệu quả về mặt thời gian cao và hệ thống điểm số linh hoạt.
+ Có thể áp dụng trong giờ ôn tập, luyện tập, tổng kết kiến thức.