2.3.1. Một số biện pháp tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập của HS 2.3.1.1. Mục đích
Nhìn chung, các kiến thức hóa học ở bậc trung học cơ sở là gần gũi và thực tế với HS. Học sinh đã có trước vốn kiến thức khá nhiều có liên quan đến các nội dung cần nghiên cứu ở bậc trung học phổ thông. Đặc biệt, chương nhóm oxi hóa học lớp 10 là sự phát triển cao hơn nội dung kiến thức lớp 9 và đó cũng là những nội dung kiến thức có tính thực tiễn cao, rất gần với cuộc sống đời thường của HS. Do vậy việc điều tra, tìm hiểu kiến thức vốn có cũng như nhu cầu học tập của HS là nhằm xác định:
45
- Những kiến thức đã có của HS tạo thuận lợi hay cản trở như thế nào cho việc lĩnh hội các nội dung kiến thức của chủ đề sắp học?
- Nhu cầu cần tìm hiểu, nghiên cứu, biết thêm của HS là ở các nội dung nào? Trên cơsở đó, GV sẽ giúp HS củng cố, bổ sung và phát triển thêm những nội dung kiến thức cần thiết. Đồng thời, qua khâu tìm hiểu sẽ giúp cho GV nắm bắt thêm tâm tư, nguyện vọng, các suy nghĩ, sở thích, … của HS để định hướng xây dựng, phát triển nội dung bài học phù hợp và một điều quan trọng khác là giúp cho GV thiết kế các hoạt động học tập mang lại hiệu quả cao nhất.
2.3.1.2. Các biện pháp sư phạm
Trong quá trình dạy học theo lí thuyết kiến tạo và thực nghiệm sư phạm ở các trường trung học phổ thông, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp sau đây:
a. Kết hợp tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập với kiểm tra miệng
Trong biện pháp này, GV có thể tiến hành: - Đặt các câu hỏi kiểm tra kiến thức của bài trước.
- Đặt các câu hỏi kiểm tra kiến thức đã có về nội dung bài sắp học.
b. Tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập của học sinh qua phiếu điều tra
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi thấy rằng việc tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập của HS qua phiếu điều tra cho kết quả tốt bởi vì kết quả điều tra bằng phiếu giúp cho GV thu nhận được rất nhiều thông tin nội dung kiến thức của HS về chủ đề sắp dạy, mặt khác sử dụng phiếu điều tra được áp dụng dễ dàng và rất thuận lợi đối với tất cả các loại bài học.
c. Sử dụng phiếu học tập
Sử dụng phiếu học tập để tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập của HS được áp dụng trong các bài học có nội dung kiến thức hoàn toàn mới, HS chưa được nghiên cứu ở các lớp dưới hoặc các bài tập cần có sự hỗ trợ của cả nhóm.
d. Sử dụng trò chơi để tìm hiểu kiến thức đã có của HS
Giáo viên có thể thiết kế và tổ chức trò chơi ô chữ, đố vui… với nội dung câu hỏi là phần kiến thức HS đã học trước đó hay kiến thức có liên quan đến bài mới. Biện pháp này vừa có thể giúp HS ôn lại kiến thức cũ, vừa giúp GV tìm hiểu được kiến thức đã có của HS, đồng thời tạo không khí lớp học sôi nổi, gây hứng thú học tập cho học sinh.
46
Qua thực nghiệm nhận thấy: các yếu tố “thời gian hạn chế” và “lớp HS quá đông” là những nguyên nhân quan trọng đã ảnh hưởng tới việc GV quan tâm đến các ý kiến của HS cũng như nắm bắt được các kiến thức và nhu cầu học tập của các em. Vì vậy, GV cần lựa chọn và phối hợp các biện pháp điều tra một cách thích hợp để có sự quan tâm một cách thích đáng đối với việc tiếp thu kiến thức mới của HS, đồng thời kết quả của công việc này sẽ giúp cho GV xây dựng hoặc lựa chọn được các tình huống học tập khác nhau sao cho phù hợp nhất với HS của mình.
2.3.2. Tạo môi trường học tập cho HS kiến tạo kiến thức 2.3.2.1. Mục đích
Tạo môi trường học tập thuận lợi cho HS kiến tạo kiến thức là thể hiện nét đặc thù trong dạy học theo lí thuyết kiến tạo và là một điều kiện quan trọng trong quá trình học tập của HS. Môi trường học tập thuận lợi sẽ giúp HS trao đổi – thảo luận, tìm tòi – phát hiện và giải quyết các vấn đề học tập. Mặt khác, môi trường học tập tích cực sẽ tạo cho mỗi cá nhân HS nhận thấy được nhu cầu, hứng thú và nhiệm vụ phải giải quyết các vấn đề học tập.
2.3.2.2. Các biện pháp cụ thể
Biện pháp 1. Giáo viên tạo tình huống có vấn đề, HS giải quyết vấn đề, kết quả là HS kiến tạo được kiến thức. Biện pháp này đóng vai trò quan trọng trong dạy học theo lí thuyết kiến tạo và thể hiện nét đặc trưng là học sinh tự nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá để xây dựng kiến thức.
Ví dụ: Nghiên cứu tính oxi hóa của axit sunfuric đặc GV tạo tình huống có vấn đề bằng thí nghiệm “Cu tác dụng với axit sunfuric đặc ”.
- Giáo viên đặt câu hỏi chung cho cả lớp: “ Cu đứng sau Hidro trong dãy hoạt động hóa học nên không phản ứng với axit sunfuric loãng. Vậy liệu Cu có tan trong axit sunfuric đặc không và nếu có thì sản phẩm tạo thành là những chất nào?”
- Giáo viên lắng nghe câu trả lời, ghi lại những ý kiến của HS.
- Cho HS quan sát video thí nghiệm. Tự HS nêu hiện tượng, giải thích hiện tượng, viết PTHH, nêu vai trò của H2SO4 đặc trong phản ứng.
- Giáo viên quan sát chỉ giúp đỡ khi cần thiết
Biện pháp 2. Giáo viên tạo tình huống cho HS dự đoán tính chất và tự đề xuất, xây dựng phương hướng kiểm chứng bằng thực nghiệm. Khi đó, GV phải chuẩn bị, tạo
47
điều kiện về các phương tiện và định hướng cách thức tổ chức để HS thực hiện theo dự định của mình.
Biện pháp 3. Giáo viên xây dựng các bài tập nhận thức có liên quan đến thực tiễn để HS thấy có nhu cầu, hứng thú tìm hiểu từ đó làm thay đổi nhận thức và kiến tạo được kiến thức
- Ví dụ 1. Giáo viên có thể xây dựng bài tập thực tiễn như sau: Điều gì xảy ra khi nhỏ axit sunfuric đặc vào đường glucozo, giấy, vải, gỗ…?
Giáo viên cho các nhóm dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm. Nêu hiện tượng, giải thích viết PTHH từ đó rút ra những lưu ý khi làm việc với H2SO4 đặc. - Ví dụ 2. Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế người ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây?
A. Ozon trơ về mặt hóa học
B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng
C. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh
D. Ozon không tác dụng được với nước
Biện pháp 4. Giáo viên cung cấp các điều kiện, tư liệu học tập để HS kiến tạo kiến thức. Giáo viên có thể cung cấp cho HS:
- Các phim thí nghiệm: Tư liệu này giúp cho HS quan sát, nhận xét các thí nghiệm độc hại hoặc khó mà trong phòng thí nghiệm hoặc ở lớp học không có điều kiện tiến hành. - Các mô hình, sơ đồ biểu diễn quy trình sản xuất, các hình ảnh minh họa ứng dụng, lợi ích hay tác hại của các hợp chất.
- Các tư liệu trên mạng internet, các sách tham khảo liên quan đến nội dung học tập để giúp cho HS đọc, nghiên cứu và thảo luận.
- Các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm.
Để kiến tạo kiến thức, HS phải tự tiến hành thí nghiệm dưới sự quản lí giúp đỡ và hướng dẫn của GV từ đó HS rút ra kết luận. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện thì cung cấp thêm các phương tiện hiện đại như máy vi tính, máy chiếu đa năng, … nhằm giúp cho HS có được môi trường học tập hiệu quả hơn.
Biện pháp 5. Tổ chức các hoạt động học tập hợp tác theo nhóm Có thể tổ chức học tập nhóm hợp tác theo các cách sau:
48
- Trao đổi, thảo luận bình đẳng: cách tổ chức này được thực hiện khi nhóm học sinh nghiên cứu tiến hành thí nghiệm để rút ra kết luận về tính chất của chất hoặc thảo luận nhóm để tìm ra lời giải, nhận xét, kết luận cho một vấn đề học tập hay một bài tập hóa học cụ thể. Ví dụ như nhóm HS làm thí nghiệm nghiên cứu tính chất của axit sunfuric
- Tổ chức nhóm chuyên gia để các HS “dạy” cho nhau: Hình thức này đặc biệt áp
dụng có hiệu quả trong các tiết học ôn luyện tập, tổng kết và đã được thực nghiệm khẳng định. Ví dụ, dạy học nhóm chuyên gia trong bài “Luyện tập”.
- Báo cáo chia sẻ thông tin: hình ảnh mô phỏng về tầng ozon, sự phá hủy tầng ozon, một số hình ảnh về thiên tai, lũ lụt, hạn hán, một số bệnh nhân bị ung thư mắt, da do ảnh hưởng của tia cực tím… Giáo viên có thể nêu để HS suy nghĩ tìm hiểu ở nhà như một câu đố và HS nào có lời giải sẽ trình bày vào giờ sau hoặc viết vào giấy dán trên bảng của lớp.
Biện pháp 6. Thu thập thông tin ngược từ HS
Một biện pháp quan trọng khác để tạo môi trường học tập cho HS kiến tạo kiến thức đó là bố trí các điều kiện để tổ chức cho HS được trao đổi ý tưởng của mình với GV và bạn bè, từ đó có được thông tin ngược từ phía HS. Các cách có thể triển khai trong tiết học bao gồm:
- Cá nhân HS báo cáo: HS có thể trả lời miệng, dùng máy chiếu,…
- Báo cáo kết quả hoạt động nhóm: có thể trình bày miệng, viết lên bảng, dùng bảng phụ hay trình bày trên khổ giấy lớn…Ví dụ, HS báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình về tính chất hóa học của axit sunfuric và trình bày lên bảng phụ. - Kiểm tra thường xuyên đối với cá nhân HS và đánh giá chỉ số cố gắng của cả nhóm. Biện pháp này giúp cho mỗi cá nhân HS tự đánh giá sự tiến bộ của chính mình, đồng thời giúp cho cả nhóm nhận thấy có trách nhiệm hơn trong việc học tập.
Tóm lại, dạy học theo lí thuyết kiến tạo là quá trình đi từ những tri thức đã biết hoặc chưa biết đến việc tìm kiếm, phát hiện ra các tri thức mới. Trong quá trình đó, các biện pháp sư phạm tạo môi trường học tập thuận lợi sẽ góp phần lóe sáng
49
2.4. Thiết kế giáo án chương “Nhóm oxi” theo quan điểm kiến kiến tạo
2.4.1. Những yêu cầu trong thiết kế bài lên lớp theo quan điểm kiến tạo
Thiết kế bài lên lớp là công việc quan trọng và mang tính sáng tạo cao của GV. Mỗi GV khác nhau sẽ có ý tưởng; năng lực phối hợp các PP, phương tiện dạy học; năng lực tổ chức các hoạt động, các ý tưởng khác nhau. Nhìn chung, thiết kế bài lên lớp cần phải đảm bảo yêu cầu sau:
2.4.1.1. Đảm bảo tính khoa học
Nội dung thiết kế phải đảm bảo tính chính xác và tính hiện đại của kiến thức. Đồng thời cấu trúc của bài lên lớp phải rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn các PPDH, phương tiện dạy học với hoạt động của GV và HS.
2.4.1.2. Đảm bảo tính sư phạm
Nội dung thiết kế phải hợp lý, rõ ràng, phù hợp với trình độ nhận thức của HS, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong hoạt động nhận thức, gây hứng thú học tập cho HS, và chú trọng rèn luyện PP tự học, hoạt động hợp tác.
2.4.1.3. Đảm bảo tính khả thi
Bài lên lớp được thiết kế sao cho phù hợp với thực tế và có khả năng thực hiện tốt trong các trường phổ thông. Để làm được điều đó, GV cần chú trọng đến các yếu tố: trình độ, năng lực và trách nhiệm của GV; đặc điểm tâm lí lứa tuổi, nhận thức của HS; điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ dạy học bộ môn.
2.4.1.4. Mục tiêu bài học phải được xác định rõ ràng
Mục tiêu bài học là đích cần đạt tới khi thực hiện quá trình dạy học, nó mô tả điều mà HS sẽ nhận thức hay hành động được sau khi học. Mục tiêu có tính ngắn hạn, cụ thể, chi tiết. Mục tiêu được thể hiện trong bài học gồm có mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ.
- Về kiến thức: HS phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương
trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn.
- Về kĩ năng: HS biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập,
làm thực hành, có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ…
- Kiến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ của HS từ đơn giản đến phức tạp, nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức.
50
2.4.1.5. Xác định rõ các hoạt động cần thực hiện và thời gian cụ thể dự kiến.
Tất cả các hoạt động, tình huống phải được chuẩn bị chi tiết, thiết kế cụ thể và dự kiến thời gian thực hiện. Số lượng hoạt động vừa phải, phù hợp với thời gian cho phép. Chú ý là hầu hết các hoạt động thường mất nhiều thời gian hơn dự tính, do đó GV cần chủ động trong việc điều tiết hoạt động của lớp học.
92.4.1.6. Xác định kiến thức đã có và nhu cầu học tập của học sinh
- Sau khi biết chính xác kiến thức đã có của HS thì GV sẽ xác định được nội dung nào cần thông báo, nội dung nào cần HS phải xây dựng, bổ sung.
9T- Xác định rõ hình thức điều tra kiến thức, cách thu lấy thông tin phản hồi sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thời gian cho phép.
9T- Dự kiến các câu hỏi có thể có của HS và chuẩn bị thêm tư liệu học tập giúp HS mở rộng kiến thức
2.4.2. Qui trình thiết kế giáo án theo quan điểm kiến tạo
Giáo án cho một tiết dạy theo quan điểm kiến tạo được chuẩn bị theo các bước sau: Bước 1. Xác định mục tiêu bài học
Giáo viên xác định rõ mục đích yêu cầu của bài học, đó là HS chiếm lĩnh được những kiến thức, kĩ năng gì sau khi học xong bài.
Bước 2. Điều tra sự hiểu biết về những vấn đề có liên quan đến bài học – đây là khâu rất quan trọng trong dạy học theo lí thuyết kiến tạo.
Giáo viên cần phải tiến hành những công việc sau:
- Chuẩn bị phiếu điều tra: Giáo viên đưa ra các câu hỏi về những kiến thức có liên quan đến vấn đề nghiên cứu mà HS có thể biết được từ thực tế, từ các nguồn thông tin khác. Qua quá trình thực nghiệm cho thấy: việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm đúng sai trong phiếu điều tra mang lại hiệu quả cao vì nó giúp GV thu được lượng thông tin lớn với khoảng thời gian ngắn.
- Phát phiếu điều tra cho HS vào thời điểm thích hợp trước khi lên lớp, yêu cầu HS trả lời trong khoảng thời gian 5 – 7 phút và thu phiếu.
- Tiến hành phân tích những kiến thức đã có của HS qua phiếu điều tra: GV xác định được những kiến thức HS đã có, những khái niệm chưa chắc chắn hoặc chưa biết. Bước 3. Xây dựng phương án triển khai bài dạy
51
Dựa vào những kiến thức vốn có của HS mà GV xây dựng phương án triển khai bài dạy. Để xây dựng phương án triển khai bài dạy, GV cần tiến hành các việc như: - Xác định kiến thức nào cần thông báo, kiến thức nào sẽ tổ chức cho HS tự xây dựng.