2.4.3.1. Thiết kế phiếu điều tra tìm hiểu kiến thức đã có của HS
Chương trình hóa học THPT có nhiều nội dung thiết kế theo nguyên tắc đồng tâm. Do đó HS thường đã có kiến thức nhất định liên quan đến bài học mới. Việc điều tra tìm hiểu kiến thức đã có của HS nhằm xác định: HS đã có những kiến thức cơ sở cần thiết cho việc nghiên cứu bài học mới hay chưa? Những quan niệm ban đầu của HS có tạo thuận lợi hay cản trở việc lĩnh hội kiến thức mới? Trên cơ sở tìm hiểu này, GV sử dụng những kinh nghiệm đã có của HS về bài học mới để xây dựng phát triển bài học, nhất là đưa ra các hoạt động học tập, những chỉ dẫn thích hợp.
53
Ví dụ: Phiếu điều tra tìm hiểu kiến thức sử dụng khi dạy bài : “Axit sunfuric”
1. Trả lời câu hỏi trong bảng sau theo 3 đáp án: Đúng(Đ); Sai(S); Không biết(K)
STT Câu hỏi Đ S K
1 Trong phân tử axit sunfuric; số oxi hóa của nguyên tử lưu huỳnh là cực đại.
2 Axit sunfuric đặc gây bỏng nặng khi rơi vào da.
3 Pha loãng axit sunfuric đặc bằng cách nhỏ axit sunfuric đặc vào nước.
4 Axit sunfuric đặc và axit sunfuric loãng có tính chất hóa học giống nhau.
5 Axit sunfuric do có tính axit mạnh nên hòa tan được hầu hết các kim loại ( trừ Au và Pt), nhiều phi kim và nhiều hợp chất.
6 Sắt, nhôm, crom,…không tan trong axit sunfuric đặc, nguội. 7 Nhỏ axit sunfuric đặc vào đường glucozo đường sẽ trắng hơn. 8 Sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp bằng phương
pháp tiếp xúc.
9 Nhận biết ion sufat trong dung dịch axit sunfuric hoặc dung dịch muối sunfat bằng dung dịch muối bari hoặc kali.
2. Em muốn biết thêm nội dung nào trong bài axit sunfuric (SGK hóa học 10 NC) ……… ………
2.4.3.2. Thiết kế dạy học hợp tác theo nhóm
Thiết kế dạy học “Tiết 74 - Bài 46” theo cấu trúc Jigsaw gồm các bước sau:
Hoạt động 1. Phân chia HS trong lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 thành viên (nhóm hợp tác còn gọi là nhóm gốc).
Hoạt động 2. Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm, phát cho 4 thành viên trong nhóm 4 phiếu chuyên gia từ 1 đến 4, thông báo thời gian dành cho HS tự nghiên cứu (3 phút).
Thành viên 1: Tính chất hóa học của oxi, ozon, lưu huỳnh Thành viên 2: Tính chất hóa học của hidropeoxit
54
Thành viên 3: Tính chất hóa học các hợp chất của lưu huỳnh Thành viên 4: Các bài tập vận dụng.
Hoạt động 3. Thành lập nhóm chuyên gia: thông báo thời gian thảo luận trong nhóm chuyên gia (10 phút). Lần lượt theo dõi sự thảo luận trong các nhóm để có những gợi ý, định hướng trọng tâm kiến thức cho các chuyên gia, giúp đỡ HS về nội dung phương pháp trình bày.
Hoạt động 4. Tái thành lập nhóm gốc giúp HS thảo luận với nhau (12 phút). Theo dõi hoạt động các nhóm, giúp đỡ HS về nội dung và phương pháp trình bày, giải đáp thắc mắc của bạn. Cho HS theo dõi tóm tắt, nội dung chính của bài luyện tập.
Hoạt động 5. Phát cho mỗi HS một bài kiểm tra về kiến thức của bài học theo 4 vấn đề (15 phút).
Hoạt động 6. Đánh giá kết quả cá nhân và điểm tiến bộ của cả nhóm. GV tổ chức cho HS tự cho điểm cá nhân (hay tổ chức chấm điểm chéo), cho điểm nhóm và kiểm tra lại độ chính xác của các điểm đó.