Dựa vào phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã thiết kế bài lên lớp cho các bài sau đây:
- Bài 45 - Tiết 72-73: Axit sunfuric - thuộc kiểu bài lên lớp truyền thụ kiến thức mới - Bài 46 - Tiết 74 : Luyện tập chương 6 - thuộc kiểu bài ôn tập, luyện tập.
-Tiết tự chọn: Ứng dụng của một số chất trong chương “Nhóm Oxi” - thuộc kiểu
bài ôn tập, luyện tập.
2.4.4.1. Giáo án bài: Axit sunfuric
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức Mức độ biết: HS biết:
- Cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học của axit sunfuric loãng, axit sunfuric đặc. - Ứng dụng và phương pháp sản xuất axit sunfuric
- Muối sunfat và nhận biết ion sunfat
Mức độ hiểu: Hiểu nguyên nhân sự khác nhau về tính chất oxi hóa của axit sunfuric
55
2. Về kỹ năng
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của axit sunfuric.
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hóa học của axit sunfuric.
- Bài tập trắc nghiệm và tự luận liên quan đến TCVL, TCHH, ứng dụng và sản xuất axit sunfuric.
3. Trọng tâm
Tính chất hóa học của axit sunfuric II. Chuẩn bị
1. Phiếu điều tra kiến thức đã có và nhu cầu học tập của HS về axit sunfuric - Phát phiếu cho HS: phát cho từng cá nhân HS vào cuối tiết học trước, yêu cầu HS
hoàn thành trong khoảng thời gian 5 phút.
- Thu phiếu: tiến hành phân tích thông tin phản hồi của HS từ phiếu điều tra. 2. Xây dựng phương án triển khai bài dạy
Trên cơ sở những kiến thức HS đã biết về axit sunfuric, GV dự kiến những công việc sau:
- Xác định những kiến thức cần trao đổi, bổ sung cho HS và những kiến thức sẽ tổ chức cho HS tự xây dựng, tìm tòi.
- Dự kiến các câu hỏi và câu trả lời của HS có thể xảy ra trong giờ học.
- Dự kiến cách tổ chức các nhóm HS làm việc và thảo luận theo các phiếu học tập, chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí.
3. Chuẩn bị phiếu học tập, bài tập củng cố, bài tập về nhà
PHIẾU HỌC TẬP 1. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Nội dung 1. Quan sát mô hình phân tử của H2SO4; Viết CTCT; Xác định loại liên kết trong phân tử và số oxi hoá của S?
Nội dung 2. Quan sát cốc thủy tinh đựng H2SO4 đặc và cho biết: trạng thái, màu sắc, các TCVL khác?
Nội dung 3.
a) Nhỏ 1-2 giọt nước vào axit sunfuric đặc, nêu hiện tượng, giải thích? b) Nêu nguyên tắc pha loãng axit sunfuric đặc?
56
PHIẾU HỌC TẬP 2. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT SUNFURIC LOÃNG Nội dung 1. Hoàn thành bảng sau:
Thí nghiệm Dự đoán
hiện tượng
Giải thích hiện tượng 1 Nhúng quỳ tím vào dung dịch H2SO4 loãng
2 Thả một mẩu nhỏ kim loại Mg( hoặc đinh sắt) vào dung dịch H2SO4 loãng
3 Thả lá đồng vào dung dịch H2SO4 loãng
Nội dung 2. Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng các thí nghiệm trên?
PHIẾU HỌC TẬP 3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT SUNFURIC ĐẶC Nội dung 1. Hoàn thành bảng sau:
Thí nghiệm Dự đoán hiện
tượng
Giải thích hiện tượng 1 Thả lá đồng vào H2SO4 đặc
2 Cho bột S vào H2SO4 đặc, đun nhẹ 3 Nhỏ H2SO4 đặc vào dung dịch NaI
- Làm thí nghiệm 1, 2, 3 để nghiên cứu tính chất của H2SO4 đặc Nội dung 2.
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Nhỏ H2SO4 đặc vào đường glucozơ ( có công thức là C6(H2O)6). + Cho muối CuSO4.5H2O (màu xanh) vào H2SO4 đặc
+ Nhỏ H2SO4 đặc vào tờ giấy trắng
- Nêu hiện tượng, giải thích hiện tượng, viết PTHH và kết luận về tính chất của H2SO4 ở các phản ứng này?
Nội dung 3. Kết luận về TCHH của H2SO4 đặc
PHIẾU HỌC TẬP 4. ỨNG DỤNG VÀ SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC Nội dung 1.
- Nêu một số ứng dụng của axit sunfuric?
57 Nội dung 2.
- Viết sơ đồ sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp?
- Để sản xuất axit sunfuric cần phải qua những công đoạn nào? Viết PTHH của các phản ứng xảy ra ở những công đoạn đó?
- Hãy giải thích:
+ Tại sao người ta không dùng nước để hấp thụ trực tiếp H2SO4?
+ Tại sao người ta phải cho SO3 đi từ dưới lên, H2SO4 đặc tưới từ trên xuống? - Oleum là gì? Hòa oleum vào nước sẽ thu được gì?
PHIẾU HỌC TẬP 5. MUỐI SUNFAT VÀ NHẬN BIẾT ION SUNFAT Nội dung 1.
- Axit sunfuric tạo thành mấy loại muối sunfat? Cho ví dụ, gọi tên? - Kể tên các muối sunfat không tan và màu sắc của chúng?
Nội dung 2.
- Dựa vào tính tan của muối sunfat, cho biết có thể dùng thuốc thử nào để nhận biết ion sunfat trong dung dịch?
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm kiểm chứng để nhận biết ion sunfat trong dung dịch H2SO4 và dung dịch Na2SO4
KIỂM TRA BÀI CŨ TIẾT 73 Câu 1. Chọn phát biểu sai
A. H2SO4 là chất lỏng không màu sánh như dầu. B. Khi hòa tan H2SO4 vào nước tỏa nhiều nhiệt. C. H2SO4 nặng gấp 2 lần nước.
D. Khi pha dung dịch H2SO4 chỉ được rót nước vào axit.
Câu 2. Dãy kim loại phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Cu, Zn, Na, Fe. B. Ag, Ba, Fe, Sn.
C. Mg, Al, Fe, Zn. D. Au, Pt, Al, Mg.
Câu 3. Kết luận nào sau đây sai?
A. H2SO4loãng có đầy đủ tính chất của một axit.
B. H2SO4đặc chỉ phản ứng với những kim loại đứng trước Hidro.
C. H2SO4đặc có tính háo nước.
58
Câu 4. Dãy các kim loại nào dưới đây thụ động trong H2SO4 đặc, nguội?
A. Zn, Al, Cu. B. Zn, Fe, Cu. C. Cu, Fe, Mg. D. Al, Fe, Cr.
Câu 5. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào không phụ thuộc vào H2SO4
loãng hay H2SO4 đặc?
A. 2H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O. B. H2SO4 + FeO → FeSO4 + 2H2O.
C. H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O.
D. 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.
Câu 6. H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây? A. S, BaCl2, MgO. B. Mg, Cu(OH)2, BaCl2.
C. Cu, Mg(OH)2, Ba(NO3)2. D. NaOH, Ag, CuO.
Câu 7. Cho H2SO4 loãng dư tác dụng với 10,2 gam hỗn hợp Al và Mg thu được 11,2 lít khí hidro (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là
A. 58,2 gam. B. 85,4 gam. C. 43,6 gam. D. 81,7 gam.
Câu 8. Axit H2SO4 đặc, nóng thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với nhóm chất nào sau đây?
A. S, FeO, CuO, Ag . B. Fe, NaOH, P, Mg.
C. FeO, HBr, Cu, S. D. Fe(OH)2, Ag, S, O2.
Câu 9. Cho các chất: S, P, Cu, FeO, Fe2O3, CaCO3, KBr. Trong các chất trên, số chất có thể bị oxi hóa bởi axit sunfuric đặc, nóng là
A. 4 B. 5 C. 7 D. 6
Câu 10. Dãy gồm các chất vừa tác dụng được với axit sunfuric đặc, nguội; axit sunfuric đặc,nóng; axit sunfuric loãng là
A. NaOH, Mg, Fe(OH)2, FeS, Cu B. Fe3O4, Al(OH)3, FeSO4, BaCl2, FeS C. Ca, MgO, Al(OH)3, Fe, ZnO
59
BÀI TẬP CỦNG CỐ TIẾT 73
Bài 1. Nhận biết các dung dịch sau đựng trong các lọ mất nhãn: HCl, H2SO4 loãng, NaCl, Na2SO4.
Bài 2. Từ 1,6 tấn quặng có chứa 60% FeS2, người ta có thể sản xuất được bao nhiêu kg axit sunfuric. Biết hiệu suất cả quá trình đạt 80%?
A.1254,4kg B. 1578,0kg
C. 1245,4kg D. 1568,0kg
BÀI TẬP VỀ NHÀ TIẾT 72 I. Trắc nghiệm
Bài 1. Để pha loãng axit sunfuric đặc ta tiến hành như sau
A. Nhỏ từ từ từng giọt axit vào nước, vừa nhỏ vừa khuấy đều.
B. Nhỏ từ từ từng giọt nước vào axit, vừa nhỏ vừa khuấy đều. C. Cả 2 cách trên đều đúng.
D. Cả 2 cách trên đều sai.
Bài 2. Axit sunfuric loãng tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. MgO, Al(OH)3, NaOH, NaNO3, K2CO3.
B.CuO, Fe(OH)2, FeS, Fe, KHSO3.
C. BaCO3, Ba(OH)2, Cu, Fe2O3. D. S, Na2O, KOH, Na2SO3. Bài 3. Cho các nhận định sau:
1. H2SO4 đặc có tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính háo nước.
2. H2SO4 đặc có tính axit mạnh nên hòa tan được nhiều kim loại, phi kim, hợp chất. 3. Axit sunfuric đặc gây bỏng nặng khi rơi vào da.
4. Tất cả các kim loại đều tan trong H2SO4 đặc, nguội (trừ Au, Pt).
5. Axit sunfuric đặc và axit sunfuric loãng có tính chất hóa học giống nhau. Số nhận định đúng là:
A. 2 B.3 C.4 D.5
Bài 4. Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau: a) 2H2S04 + C → 2S02 + CO2 + 2H20.
b) H2S04 + Fe(0H)2 → FeS04 + 2H20.
60
d) 6H2S04 + 2Fe → Fe2(S04)3 +3S02 + 6H20.
Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2S04 loãng là A. (d) B.(a) C.(c) D.(b)
Bài 5. Cho các chất: S, P, Cu, FeO, Fe2O3, CaCO3, KBr. Trong các chất trên, số chất có thể bị oxi hóa bởi axit sunfuric đặc, nóng là
A. 4 B.5 C.7 D.6
II. Tự luận
Bài 1. Hoàn thành PTHH của các phản ứng sau: 1. H2SO4 + Fe2O3 →
2. H2SO4 + Fe3O4 → SO2+ ? + ? 3. H2SO4 + Mg → S+ ? + ? 4. H2SO4 + HBr → SO2 + ? + ? 5. CuSO4.5H2O + H2SO4đặc → ? + ?
Trong các phản ứng hóa học đó, H2SO4 thể hiện tính chất gì?
Bài 2. Hỗn hợp A gồm Fe và Cu có khối lượng m gam. Hòa tan A trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy thoát 3,36 lit khí và chất rắn B. Hòa tan hoàn toàn B bằng H2SO4 đặc, nóng, dư thấy thoát ra 4,48 lit khí mùi hắc ( khí này làm mất màu cánh hoa hồng). Tính giá trị của m ? ( Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
BÀI TẬP VỀ NHÀ TIẾT 73
Bài 1. Lập sơ đồ tư duy ( hoặc bảng tổng kết) trình bày tóm tắt tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của oxi, lưu huỳnh?
Bài 2. Bài tập SGK
Bài 1→ 10 (trang 185→187) Bài 1→10 (trang 190→191)
Bài 3. Mỗi HS tìm khoảng 20 bài tập ( tự luận, trắc nghiệm) liên quan đến kiến thức chương nhóm oxi.
Yêu cầu: - Viết tay (hoặc đánh máy) trên giấy A4.
- Ghi rõ đầu bài, lời giải và nguồn tài liệu đã tham khảo. - Hạn nộp: 1-2 tuần
61
4. Chuẩn bị dụng cụ hóa chất, tư liệu, đồ dùng dạy học
- Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, kẹp ống nghiệm, ống hút, thìa xúc hóa chất - Hóa chất: Axit sunfuric đặc, axit sunfuric loãng, nước cất, dung dịch NaI, Fe, Cu,
S bột, CuSO4.5H2O, đường glucozơ, dung dịch Na2SO4, dung dịch BaCl2. - Tư liệu
+ Một số bài báo về tình hình sử dụng axit sunfuric trong thực tế. + Hình ảnh về bỏng axit
+ Hình ảnh về ứng dụng của axit sunfuric + Sơ đồ tháp tổng hợp axit sunfuric
- Đồ dùng dạy học
+ Sách giáo khoa + Máy tính, máy chiếu
Dự kiến trình tự và nội dung ghi bảng hoặc trình chiếu các slide trong Microsoft Powerpoint.
III. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức - Dạy học theo lí thuyết kiến tạo
- Phương pháp đàm thoại, phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan. - Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm.
IV. Tổ chức hoạt động dạy học Bước 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
Bước 2. Giáo viên tổng kết các ý kiến trả lời của HS trong phiếu điều tra, đưa ra nhận xét và nêu những vấn đề cần giải quyết trong bài học:
1. Cấu tạo, tính chất vật lí của axit sunfuric
2. Tính chất hóa học của axit sunfuric loãng, axit sunfuric đặc giống và khác nhau như thế nào?
3. Ứng dụng và sản xuất axit sunfuric 4. Muối sunfat và nhận biết ion sunfat
62
TIẾT 72 – AXIT SUNFURIC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Thời
gian Hoạt động 1. Cấu tạo và tính chất vật lí.
- Cho HS quan sát mô hình đặc và mô hình rỗng của phân tử axit sunfuric - Quan sát, giúp đỡ, hướng dẫn
Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập 1.
7 phút
Hoạt động 2. Tính chất hóa học của axit sunfuric loãng
- Đặt câu hỏi chung cho cả lớp:
Nêu tính chất chung của axit và tính chất của dung dịch H2SO4 loãng?
-Quan sát, giúp đỡ, hướng dẫn
-1 HS trả lời
-Thảo luận nhóm hoàn thành
phiếu học tập 2.
7 phút
Hoạt động 3. Tính chất của axit sunfuric đặc
-Đặt câu hỏi chung cho cả lớp: Dự đoán hiện tượng xảy ra khi cho Cu vào H2SO4 đặc?
- Chiếu video thí nghiệm Cu + H2SO4 đặc.
- Quan sát, giúp đỡ, hướng dẫn
- Các nhóm thảo luận mỗi nhóm đề xuất một giả thuyết. -1 HS nhóm 1 nêu hiện tượng -1 HS nhóm 2 giải thích hiện tượng
-1 HS nhóm 3 viết PTHH -1 HS nhóm 4 xác định vai trò của H2SO4
- Thảo luận nhóm hoàn thành
nội dung 1 của phiếu học tập 3
10 phút
Hoạt động 4. Tính háo nước của axit sunfuric đặc
Đặt câu hỏi chung cho cả lớp:
- Dự đoán hiện tượng xảy ra khi nhỏ 2ml H2SO4 đặc vào đường glucozơ?
Gợi ý công thức của glucozơ là C6(H2O)6
- Các nhóm thảo luận mỗi nhóm đề xuất một giả thuyết.
- Thảo luận nhóm hoàn
thành nội dung 2, 3 của
63
-Quan sát, giúp đỡ, hướng dẫn phiếu học tập 3
Hoạt động 5. Củng cố (Hết tiết 72) -Gọi 1HS bất kì của 4 nhóm lên thuyết trình -Chỉnh sửa, kết luận - Lắng nghe - Nhận xét, góp ý, bổ sung 10 phút Hoạt động 6. Dặn dò - Đọc SGK phần ứng dụng, sản xuất axit sunfuric, muối sunfat và nhận biết ion sunfat
-Giao bài tập về nhà cho HS
4 phút
TIẾT 73 – MUỐI SUNFAT- LUYỆN TẬP
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Thời
gian Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
HS1: Câu 1→5 HS2: Câu 6→10
Câu hỏi chung cho cả lớp:
Nêu tính chất hóa học của axit sunfuric
10 phút
Hoạt động 2. Ứng dụng và sản xuất axit sunfuric
- Quan sát, giúp đỡ, hướng dẫn - Chỉnh sửa, kết luận
- Chiếu slide một số ứng dụng của axit sunfuric
- Cho HS quan sát mô hình sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp
- Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập 4.
- Gọi 1 HS trả lời, các HS khác lắng nghe, bổ sung.
12 phút
Hoạt động 3. Muối sunfat và nhận biết ion sunfat
-Thảo luận nhóm hoàn thành
phiếu học tập 5. 8 phút
Hoạt động 4. Củng cố
-Quan sát, giúp đỡ, hướng dẫn
Bài 1. Các nhóm tự đề xuất cách nhận biết (trình bày trên giấy A3) và tiến hành thí nghiệm nhận biết.
64
Bài 2. Gọi 1 HS lên trình bày. Các HS khác nhận xét, góp ý.
Hoạt động 5. Dặn dò - BTVN 2 phút
BÀI KIỂM TRA LẦN 1 – 15 PHÚT
Câu 1. H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây? A. S, BaCl2, MgO. C. Mg, Cu(OH)2, BaCl2.
B. Cu, Mg(OH)2, Ba(NO3)2. D. NaOH, Ag, CuO.
Câu 2. Cần dùng bao nhiêu ml nước để pha loãng 100 ml dung dịch H2SO4 98% (d= 1,45 gam/ml) thành dung dịch H2SO4 có nồng độ 35%?
A. 300 ml. B. 261 ml. C. 250 ml. D. 310 ml. Câu 3. Tổng hệ số tỉ lượng số nguyên, tối giản trong phản ứng hóa học sau đây bằng bao nhiêu?
Fe + H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
A. 15. B. 16. C. 17. D. 18.
Câu 4. Để nhận ra sự có mặt của ion sunfat trong dung dịch, người ta thường dùng A. thuốc thử duy nhất là Ba(OH)2. C. dung dịch chứa ion Ba2+.
B. dung dịch muối Mg2+. D. quỳ tím. Câu 5. Phản ứng nào sau đây, chất tham gia phải là H2SO4 loãng?
A. 4H2SO4 + Fe3O4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4+ 4H2O.
B. 4H2SO4 + 2Fe(OH)2 →Fe2(SO4)3 + SO2 + 6H2O. C. 3H2SO4 + Fe2O3 → Fe2(SO4)3 + 3H2O.
D. 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 +6H2O. Câu 6. Cách pha loãng H2SO4 đặc trong phòng thí nghiệm