Tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm dạy học kiến tạo trong dạy học chương nhóm oxi hóa học 10 nâng cao (Trang 89)

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm đánh giá trong năm học 2013 - 2014 tại trường THPT Quang Trung Hà Đông – Hà Nội và trường THPT Lê Quý Đôn Hà Đông – Hà Nội.

Dự kiến quy trình mỗi bài thực nghiệm:

- Giáo viên dạy lớp đối chứng, dạy theo phương pháp của GV thường sử dụng. - Giáo viên dạy lớp thực nghiệm, dạy theo quan điểm dạy học kiến tạo .

- Cuối mỗi bài dạy, chúng tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng tiếp thu kiến

thức của HS với bài kiểm tra 15 phút.

- Cuối đợt thực nghiệm, chúng tôi tiến hành điều tra ý kiến nhận xét, phản hồi của

GV và HS về dạy học theo quan điểm kiến tạo với các PPDH tích cực đã triển khai. 3.2.2.1. Tiến hành soạn giáo án các giờ dạy

Tôi đã tiến hành soạn 4 giáo án trong chương nhóm oxi - hóa học 10 nâng cao

Bảng 3.1. Tên các bài dạy theo quan điểm kiến tạo

Tên bài Phương pháp

Axit sunfuric – Tiết 72 Dạy học theo nhóm Axit sunfuric – Tiết 73 Dạy học theo nhóm Luyện tập chương 6- Tiết 74 Tự học có hướng dẫn

Giáo án tự chọn chương 6 Dạy học theo dự án

3.2.2.2. Tiến hành các giờ dạy

Chúng tôi tiến hành các giờ dạy tại hai trường: - THPT Quang Trung Hà Đông- Hà Nội:

+ Lớp thực nghiệm: 10A4, lớp đối chứng: 10A3 + GV trực tiếp giảng dạy: Nguyễn Thị Mai Anh - THPT Lê Quý Đôn – Hà Đông - Hà Nội + Lớp thực nghiệm: 10A6, lớp đối chứng: 10A7 + GV trực tiếp giảng dạy: Hoàng Thị Kiều Phương

83

3.2.3. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm

Xử lí theo thống kê toán học

Kết quả bài kiểm tra của các em HS lớp đối chứng và lớp thực nghiệm của cả hai trường THPT được xử lí theo phương pháp thống kê toán học theo thứ tự sau:

1. Lập các bảng phân phối: Tần số, tần suất, tần suất lũy tích. 2. Vẽ đồ thị đường lũy tích từ bảng phân phối tần suất lũy tích. 3. Tính các tham số thống kê đặc trưng:

(a) Trung bình cộng: Đặc trưng cho sự tâp trung của số liệu.

1 1 2 2 1 1 2 ... ...           k i i k k i k n x n x n x n x x n n n n

Trong đó xi:Điểm của bài kiểm tra (0 ≤ x ≤ 10) ni: Tần số các giá trị của xi

n: Số HS tham gia thực nghiệm

(b) Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S: là các tham số đo mức độ phân tán của các

số liệu quanh giá trị trung bình cộng.

 2 2 1 2 ; 1       k i i i n x x S S S n

Giá trị của độ lệch chuẩn S càng nhỏ, chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.

(c) Hệ số biến thiên V: Để so sánh 2 tập hợp có x khác nhau

100%  S V x Ý nghĩa:

- Khi 2 bảng số liệu có giá trị trung bình cộng bằng nhau thì ta tính độ lệch chuẩn S, nhóm nào có độ lệch chuẩn S bé thì nhóm đó có chất lượng tốt hơn.

- Khi 2 bảng số liệu có giá trị trung bình cộng khác nhau thì ta so sánh mức độ phân tán của các số liệu bằng hệ số biến thiên V.

+ Nhóm nào có V nhỏ hơn thì nhóm đó có chất lượng đồng đều hơn + Nhóm nào có V lớn hơn thì có trình độ cao hơn.

Nếu V trong khoảng 0 – 10%: Độ dao động nhỏ.

84

Nếu V trong khoảng 30 – 100%: Độ dao động lớn.

- Với độ dao động nhỏ hoặc trung bình thì kết quả thu được đáng tin cậy, ngược lại với độ dao động lớn thì kết quả thu được không đáng tin cậy.

(d) Sai số tiêu chuẩn m: Giá trị trung bình sẽ giao động trong khoảng x ± m

m =

3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Đánh giá kết quả TNSP định tính theo phiếu đánh giá của giáo viên và học sinh

3.3.1.1. Kết quả điều tra giáo viên

Ngoài phiếu phản hồi của GV trực tiếp dạy thực nghiệm, chúng tôi còn nhận được 44 phiếu phản hồi của GV ở một số trường THPT trên địa bàn quận Hà Đông.

Bảng 3.2. Kết quả tham khảo ý kiến GV câu 1

Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp khi sử dụng lí thuyết kiến tạo là

Số GV Tỉ lệ (%) Rất cao 30/45 66,67 Cao 11/45 24,44 Bình thường 4/45 8,89 Thấp 0 0 Rất thấp 0 0

Bảng 3.3. Kết quả tham khảo ý kiến GV câu 2

Khả năng chuẩn bị của giáo viên cho giờ dạy theo lí thuyết kiến tạo là Số GV Tỉ lệ (%) Dễ 34/45 75,55 Bình thường 8/45 17,78 Khó 3/45 6,67 Không thể 0 0

85

Bảng 3.4. Kết quả tham khảo ý kiến GV câu 3

Khả năng tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ dạy theo lí thuyết kiến tạo là

Số GV Tỉ lệ (%)

Dễ 30/45 66,67

Bình thường 10/45 22,22

Khó 5/45 11,11

Không thể 0 0

Bảng 3.5. Kết quả tham khảo ý kiến GV câu 4

Đánh giá giờ dạy theo lí thuyết kiến tạo Số GV Tỉ lệ (%)

Đáp ứng mục tiêu bài giảng 42/45 93,33

Nâng cao chất lượng giờ học 40/45 88,89

Truyền thụ được nhiều kiến thức 37/45 82,22

Giờ học sinh động, hấp dẫn 39/45 86,67

Học sinh tích cực nhận thức 37/45 82,22

Kích thích hứng thú học tập 42/45 93,33

Giúp HS hiểu bài nhanh hơn 38/45 84,44

Rèn luyện năng lực sáng tạo của HS 40/45 88,88

Rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề 39/45 86,67 Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá, đánh giá 37/45 82,22

Rèn luyện kĩ năng tự học 43/45 95,56

Bảng 3.6. Kết quả tham khảo ý kiến GV câu 5

Những khó khăn khi vận dụng lí thuyết kiến tạo để thiết kế bài lên lớp

Số GV Tỉ lệ (%)

Lớp nhiều HS 35/45 77,78

Nhu cầu nhận thức của HS trong một lớp không giống nhau 39/45 86,67 Mất nhiều thời gian vì phải điều tra kiến thức đã có của HS 3/45 6,67

Bài dài, nhiều kiến thức 1/45 2,22

Khó khăn khác:

- GV tốn nhiều thời gian trong khâu đầu tư thiết kế bài dạy. - Trang thiết bị, phương tiện dạy học còn thiếu.

86

Đề xuất:

- Cần trang bị phòng học đa năng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS hoạt động hợp tác theo nhóm.

- Nên có đầy đủ phương tiện để ứng dụng công nghệ thông tin. - Sắp xếp HS vào các lớp theo trình độ nhận thức.

- Số lượng HS không quá nhiều (khoảng 25 – 30 HS).

Bảng 3.7. Kết quả tham khảo ý kiến GV câu 6

Để vận dụng lí thuyết kiến tạo vào quá trình dạy học đạt hiệu quả cao cần

Số GV Tỉ lệ (%) Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm nhỏ 40/45 88,89 Sử dụng thường xuyên phiếu học tập, phiếu đánh giá 33/45 73,33 Chuẩn bị tốt các tư liệu liên quan đến bài học 36/45 80 Xác định chính xác kiến thức đã có của HS 42/45 93,33

Xác định nhu cầu hiểu biết của HS 35/45 77,77

Có kĩ năng tổ chức linh hoạt các hoạt động học tập 39/45 86,67 Tổ chức cho HS tự chuẩn bị ở nhà theo nhóm 39/45 86,67 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học 33/45 73,33

Ý kiến khác:

- Cần trang bị cơ sở vật chất, phương tiện dạy học đầy đủ.

- Dự đoán được sự phát triển tư duy, tâm lí của học sinh để định hướng hoạt động học tập.

Bảng 3.8. Kết quả tham khảo ý kiến GV câu 7

Vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy các bài cụ thể của chương “Nhóm Oxi” hóa học 10 nâng cao là :

Số GV Tỉ lệ (%)

Phù hợp 43/45 95,56

Không phù hợp 2/45 4,44

Phù hợp vì: (Tỉ lệ % tính theo số GV đồng ý)

Số GV Tỉ lệ (%) Một số chất cụ thể đã được nghiên cứu từ THCS (lớp 9) 43/43 100 Có nhiều kiến thức liên quan đến lí thuyết chủ đạo đã 43/43 100

87 được nghiên cứu ở các chương trước

Chương này tìm hiểu các chất có nhiều ứng dụng thực tiễn 43/43 100 HS có thể dự đoán tính chất của các chất dựa vào kiến

thức đã có

40/43 93,02

Một số GV cho rằng việc vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy các bài cụ thể

của chương “Nhóm Oxi” hóa học 10 nâng cao là không phù hợp vì chương này có

nhiều kiến thức hay gặp trong kiểm tra, thi cử mà lại được học cận kề ngày thi học kì II.

Từ các số liệu thu được, chúng tôi nhận thấy:

- Đa số GV được tham khảo ý kiến cho rằng lí thuyết kiến tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH; đáp ứng mục tiêu bài giảng ở mức độ cao; khả năng chuẩn bị và tổ chức các hoạt động của GV cho một bài lên lớp theo lí thuyết kiến tạo là dễ. Giờ học sinh động, hấp dẫn, HS tích cực, có hứng thú học tập, hiểu bài nhanh và đặc biệt là HS được rèn luyện kĩ năng tự học, năng lực phát hiện giải quyết vấn đề, năng lực đánh giá và tự đánh giá.

- Hai khó khăn lớn nhất trong việc vận dụng lí thuyết kiến tạo vào quá trình dạy học là sĩ số HS và trình độ nhận thức giữa các HS trong cùng 1 lớp chênh lệch khá nhiều. - Việc vận dụng lí thuyết kiến tạo vào giảng dạy các bài trong chương “Nhóm oxi” là phù hợp vì nội dụng chương có nhiều kiến thức HS đã được học trong chương trình lớp 9 hay có liên quan đến chương lí thuyết chủ đạo mà HS vừa được học ở học kì I và HS hoàn toàn có thể dựa vào các kiến thức đã có để dự đoán tính chất hóa học của chất cụ thể.

3.3.1.2. Kết quả điều tra HS

Bảng 3.9. Kết quả tham khảo ý kiến HS câu 1

Ý kiến của HS về giờ học theo quan điểm kiến tạo Số HS Tỉ lệ(%)

Rất thích 55/80 68,75

Thích 23/80 28,75

Bình thường 1/80 1,25

88

Bảng 3.10. Kết quả tham khảo ý kiến HS câu 2

Qua mỗi bài học theo lí thuyết kiến tạo em chiếm lĩnh được tri thức theo mức độ nào?

Số HS Tỉ lệ(%)

Tốt 59/80 73,75

Khá 18/80 22,5

Trung bình 3/80 3,75

Yếu 0 0

Bảng 3.11. Kết quả tham khảo ý kiến HS câu 3

Điều hài lòng Số HS Tỉ lệ(%)

Được làm việc theo nhóm 68/80 85

Được thảo luận với các bạn 70/80 87,5

Được làm nhiều bài tập 57/80 71,25

Được làm nhiều thí nghiệm 75/80 93,75

Được đánh giá, tự đánh giá kết quả 67/80 83,75

Được trao đổi với giáo viên trong giờ học 72/80 90 Được giải quyết nhiều tình huống thực tế 62/80 77,5 Được kiểm tra kiến thức đã có trước khi vào bài mới 65/80 81,25

Điều chưa hài lòng Số HS Tỉ lệ(%)

Không thích làm việc theo nhóm 6/80 7,5

Không thích thảo luận với các bạn 3/80 3,75

Phải chuẩn bị bài mới ở nhà 8/80 10

Không kịp ghi bài vào vở 10/80 12,5

Tốc độ bài dạy hơi nhanh 7/80 8,75

Không kịp theo dõi tiến trình hoạt động trong lớp 4/80 5 Thầy, cô không giảng giải, ghi lên bảng chi tiết từng

nội dung của bài học

8/80 10

Kết quả tham khảo ý kiến HS câu 4

Để góp phần nâng cao hiệu quả giờ học kiến tạo, HS có một số ý kiến đề xuất như sau: - Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học: mô hình, thí nghiệm, hình vẽ, bảng… - Thường xuyên kiểm tra việc soạn bài, làm bài tập và học lí thuyết.

89

- Có sự phân chia và hướng dẫn giải các dạng bài tập.

- Tăng cường hoạt động nhóm, trình độ nhận thức của các thành viên trong nhóm tương đương nhau.

- Có đáp án hay gợi ý cho các câu hỏi mở rộng kiến thức. - Lí thuyết cần có hệ thống và ngắn gọn.

- Rèn luyện cho HS phương pháp tự học: tìm tài liệu, tự đánh giá, nhận xét….

Nhận xét:

- Hầu hết HS thích giờ học theo lí thuyết kiến tạo vì được quan tâm đến nhu cầu học tập; được tìm hiểu, xác định những kiến thức đã có trước khi đi vào bài mới, được giới thiệu những kiến thức có thể bổ sung, mở rộng; tham gia thảo luận nhóm, tham gia vào quá trình tự đánh giá và đánh giá các bạn, được giải quyết nhiều tình huống thực tế, kiến thức tiếp thu được ở mức độ khá trở lên…

- Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn như: không theo kịp tiến trình bài giảng, tốc độ bài dạy hơi nhanh, không kịp ghi bài vào vở….

- Rất nhiều HS cho rằng việc được học theo quan điểm kiến tạo giúp các em hiểu bài hơn, tích cực hơn trong hoạt động nhận thức. Đa phần các em thấy thoải mái, tự tin trong các giờ học, các em được rèn luyện và phát huy khả năng sử dụng CNTT, kỹ năng thực hành, kỹ năng trình bày trước tập thể. Phần lớn HS muốn tiếp tục được học môn hóa học theo phương pháp này.

- Tuy nhiên, ban đầu HS còn lúng túng, bỡ ngỡ, không tự tin nhưng vì việc học tập được tổ chức trong môi trường học tập thoải mái, tự mình chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động nhóm và sự hướng dẫn của GV nên dần dần các em bắt nhịp được và làm việc đầy tự tin, tích cực, hứng thú. Học sinh tranh luận, trao đổi sôi nổi với nhau, biết hợp tác và làm việc theo cặp, theo nhóm. Học sinh tự tin hơn trong giao tiếp và ứng xử.

- Việc học một đơn vị kiến thức trọng tâm của các bài nghiên cứu về các chất được thực hiện bằng sự nỗ lực của chính bản thân học sinh dựa trên các kiến thức đã có đã góp phần giúp học sinh học sâu, nắm vững kiến thức hơn, HS tự biết ghi chép trọng tâm và chỉnh sửa những sai sót. Do đó, trong các bài học cũng như trong bài kiểm tra, HS sinh đã tiến bộ nhanh khi trình bày điều các em hiểu.

90

3.3.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm 3.3.2.1. Phân tích theo thống kê truyền thống 3.3.2.1. Phân tích theo thống kê truyền thống

a. Xử lí với bài kiểm tra số 1

Bảng 3.12. Bảng điểm bài kiểm tra lần 1

Lớp Số HS Điểm xi ĐTB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 40 0 0 0 0 2 5 6 7 9 7 4 7,33 ĐC1 39 0 0 0 2 3 8 8 7 5 5 1 6,41 TN2 40 0 0 0 0 1 3 7 8 9 9 3 7,5 ĐC2 41 0 0 0 1 4 8 8 9 6 4 1 6,44 Tổng TN 80 0 0 0 0 3 8 13 15 18 16 7 7,41 Tổng ĐC 80 0 0 0 3 7 16 16 16 11 9 2 6,43

Bảng 3.13. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1

Điểm Xi

Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 3 0 3 0 3,75 0 3,75 4 3 7 3,75 8,75 3,75 12,5 5 8 16 10 20 13,75 32,5 6 13 16 16,25 20 30 52,5 7 15 16 18,75 20 48,75 72,5 8 18 11 22,5 13,75 71,25 86,25 9 16 9 20 11,25 91,25 97,5 10 7 2 8,75 2,5 100 100 Tổng 80 80 100 100

91

Hình 3.1. Đường lũy tích bài kiểm tra lần 1 Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 Lớp % Yếu – Kém ( 0-4 điểm) % Trung Bình ( 5-6 điểm) % Khá ( 7-8 điểm) % Giỏi ( 9-10 điểm) TN 3,75 26,25 41,25 28,75 ĐC 12,5 40 33,75 13,75

Hình 3.2. Biểu đồ cột phân loại kết quả bài kiểm tra lần 1 Bảng 3.15. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 1

Lớp x ± m S V%

TN 7,41±0,18 1,605 21,66

92

b. Xử lí với bài kiểm tra số 2

Bảng 3.16. Bảng điểm bài kiểm tra lần 2

Lớp Số HS Điểm xi ĐTB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 40 0 0 0 0 1 4 7 7 9 8 4 7,48 ĐC1 39 0 0 0 1 3 7 7 8 6 6 1 6,67 TN2 40 0 0 0 0 0 3 8 9 8 8 4 7,55

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm dạy học kiến tạo trong dạy học chương nhóm oxi hóa học 10 nâng cao (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)