1.5.4.1. Khái niệm
- Tự học có hướng dẫn là một hình thức học tập trong đó người học phải tự nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu do GV biên soạn, sách tham khảo, tài liệu khác để thu nhận kiến thức và tự rèn luyện kỹ năng dưới sự hướng dẫn của GV.
- Học sinh được hướng dẫn sử dụng tài liệu do GV biên soạn theo kế hoạch. Sau đó, GV đánh giá trình độ đã đạt được của người học sau một thời gian tự học. - Nhiều nhiệm vụ học tập được thiết kế giúp cho HS tăng thêm phần trách nhiệm bản thân chođến khi có thể học mà không cần sự giúp đỡ.
34
1.5.4.2. Áp dụng phương pháp tự học có hướng dẫn trong dạy học a. Thiết kế bài tập tự học
- Các bài tập tự học có thể là bài tập chi tiết được lên kế hoạch cẩn thận theo trình tự nối tiếp, hoặc đó là phiếu bài tập có chọn lựa kỹ càng sách tham khảo và số trang, bài tập ôn tập theo đề tài.
- Các bài tập được lên kế hoạch cẩn thận theo trình tự nối tiếp rất có giá trị ở giai đoạn đầu trong quá trình hướng dẫn HS cách tự học.
- Khó khăn chủ yếu của HS là không ai giúp đỡ trong khi bế tắc cho nên bài tập được thiết kế phải bắt đầu từ mức dễ đến khó.
b. Hướng dẫn về nguồn tài liệu
- Nguồn tài liệu có thể được cung cấp, chỉ dẫn rõ ràng hay mập mờ, thậm chí không đề cập đến trong các bài tập được giao trong khóa học. Điều này giúp HS phát triển kỹ năng tự tìm nguồn tài liệu.
- Giáo viên có thể yêu cầu HS tự đánh giá kỹ năng tìm nguồn tài liệu của mình như bằng cách so sánh nguồn tài liệu mình tìm được với của các bạn khác.
c. Hình thành thói quen tự giám sát của học sinh
- Giáo viên cần phát triển kỹ năng tự giám sát cho HS trong thời gian hướng dẫn tự học. Học sinh phải tự mình đấu tranh với sự hấp dẫn của các hoạt động khác như chơi game, đi chơi với bạn bè… để dành thời gian cho việc học. Học sinh sẽ tự chủ được khi hình thành được thói quen tự giám sát hoạt động của mình.
- Giáo viên có thể khuyến khích thói quen tự giám sát bằng cách nhận xét về bài tập, bài luận các em thực hiện được với kế hoạch thực hiện chi tiết do các em đề ra.
d. Hình thành cho học sinh thói quen tự kiểm tra
- Yêu cầu của phương pháp này là không cho điểm bài làm vì học sinh tự thực hiện mục đích học tập của mình. Giáo viên chỉ kiểm tra kết quả theo mục tiêu đề ra khi bài làm đã hoàn thành. Do đó, GV phải hình thành thói quen tự kiểm tra cho mỗi HS. - Một số biện pháp giúp HS rèn luyện thói quen tự kiểm tra:
+ Soạn các câu hỏi trên phiếu bài tập để HS đánh giá bài làm của mình và của bạn học. + Cung cấp câu trả lời mẫu hoặc cách giải tối ưu sau khi học sinh đã hoàn thành phiếu bài tập.
35
+ Cho các câu hỏi tự kiểm tra để HS đánh giá sự tiến bộ và mức độ hiểu biết về nội dung đang học. Giáo viên yêu cầu HS nộp bài làm để biết là các em đã hoàn thành nhưng không cho điểm.
+ Yêu cầu HS nêu câu hỏi trong phần nội dung chủ đề đang học.
+ Yêu cầu HS phát biểu và đánh giá chiến lược tự kiểm tra của mình như một phần của khóa học.
e. Đánh giá kết quả tự học
Giáo viên có thể thực hiện việc đánh giá qua bài thi được tổ chức ngay sau bài tập tự học. Bài thi có thể là bài thi tự cho điểm, câu hỏi đố, bài kiểm tra trắc nghiệm…
1.5.5. Một số kỹ thuật dạy học sử dụng trong dạy học kiến tạo 1.5.5.1. Kĩ thuật sơ đồ tư duy
Là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả nhằm “sắp xếp” ý nghĩ.
Được Tony Buzan phát minh từ khi ông còn là sinh viên, sơ đồ tư duy là một công cụ giúp động não, giải quyết vấn đề, lên kế hoạch, ghi chú, ôn tập… nhanh chóng và hiệu quả.
a. Cách lập sơ đồ tư duy
Bước 1. Xác định chủ đề chính: chủ đề cần tìm hiểu
Bước 2. Phát triển ý tưởng tự do. Từ chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan. Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố, nội dung liên quan.
Bước 3. Xem xét và thảo luận để loại bỏ nội dung trùng lặp, thiếu chính xác.
Bước 4. Vẽ và hoàn thiện sơ đồ tư duy. Tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một cách đầy đủ và rõ ràng.
- Ở vị trái trung tâm sơ đồ, vẽ một hình ảnh hay viết 1 cụm từ hoặc hình ảnh thể hiện ý tưởng/ nội dung chính của chủ đề.
- Từ ý tưởng hay hình ảnh trung tâm sẽ được phát triển bằng các nhánh chính nối với các cụm từ hay hình ảnh cấp 1.
- Từ các cụm từ hay hình ảnh cấp 1 lại được phát triển thành các nhánh phụ dẫn đến các cụm từ hay hình ảnh cấp 2, cấp 3…
36
b. Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy
Ưu điểm:
Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, sơ đồ tư duy giúp ta: - Sáng tạo hơn, ghi nhớ tốt hơn.
- Tiết kiệm thời gian, nhìn thấy được bức tranh tổng thể.
- Tổ chức và phân loại được suy nghĩ, lập kế hoạch và giám sát công việc. - Tổ chức và lưu trữ các tài liệu một cách khoa học, dễ dàng tìm kiếm.
- Tổ chức và phát huy hiệu quả sự sáng tạo và đóng góp của từng thành viên trong nhóm khi làm việc theo nhóm.
Hạn chế:
Có thể HS phải bỏ ra quá nhiều thời gian vào việc vẽ các biểu tượng hay ký hiệu, trang trí cho những ghi chú mà không dành thời gian vào việc học.
1.5.5.2. Kĩ thuật “KWL” (trong đó K - Những điều đã biết; W - Những điều muốn biết; L - Những điều đã học được) .
a. Mục tiêu:
- Rèn cho học sinh kĩ năng thu thập thông tin, quản lí thông tin, tự quản lí quá trình học tập và điều chỉnh quá trình học tập của chính mình
- Tăng cường tính độc lập của học sinh
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh
b. Tác dụng đối với học sinh:
- Kĩ thuật này có thể được sử dụng để giới thiệu mục tiêu bài học nhằm giúp HS xác định trình độ kiến thức, kĩ năng đã có liên quan đến việc học bài mới và khoảng
37
trống (lỗ hổng) kiến thức còn cần phải đạt trong quá trình học tập. Qua việc nhìn lại những gì đã học được sau bài học, học sinh nhận thức được sự tiến bộ trong quá trình học, phân tích những thông tin nào mới được biết sau khi nghiên cứu.
- Giúp người học nắm bắt được các thông tin và biết cách tự học thông qua việc đánh giá những gì đã có, xác định mục tiêu học tập cá nhân cũng như nhìn lại quá trình học tập. - Nếu kĩ thuật này được tiến hành theo nhóm cũng giúp nâng cao mối quan hệ, giao tiếp sự cộng tác giữa các HS trong nhóm. Học sinh học cách chia sẻ và tôn trọng lẫn nhau.
c. Cách tiến hành:
- Sau khi giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học, giáo viên phát phiếu học tập “KWL” sau:
K (Những điều đã biết)
W (Những điều muốn biết)
K (Những điều đã học được) - … - … - …
- Yêu cầu HS viết vào cột K những gì mà họ cho là đã biết về nội dung bài học hoặc chủ đề.
- Sau đó động viên, khuyến khích học sinh suy nghĩ và viết vào cột W những gì mà các em cho là còn cần phải biết, phải học để có thể đạt được mục tiêu bài học. - Sau khi kết thúc bài học hoặc chủ đề, học sinh điền vào cột L của phiếu những gì vừa học được. Lúc này, học sinh xác nhận sự chính xác về những điều các em đã viết ở 2 cột và so sánh với những điều các em vừa học được về bài học.
d. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật KWL:
- Nếu sử dụng kĩ thuật này đối với nhóm học sinh thì trước khi yêu cầu học sinh hoàn thành cột K, giáo viên có thể cho học sinh sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn để thống nhất những gì cả nhóm đã biết về bài học. Những gì được ghi vào giữa khăn phủ bàn cũng chính là nội dung ghi ở cột K.
- Khi mới áp dụng kĩ thuật KWL, có thể dùng các câu hỏi gợi ý để học sinh có thể viết những gì các em đã biết, muốn học và đã học được vào các cột tương ứng.
38
1.5.5.3. Kĩ thuật dạy học “Khăn trải bàn”
Là kỹ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm.
a. Cách tiến hành
Bước 1. Chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0.
Bước 2. Hướng dẫn HS: Vẽ 1 hình vuông ở trung tâm giấy A0 rồi chia phần trống còn lại làm số phần theo số thành viên của nhóm.
Bước 3. Học sinh làm việc cá nhân: mỗi thành viên của nhóm làm việc độc lập trả lời câu hỏi hoặc đưa ra lời giải riêng và viết vào góc giấy của mình.
Bước 4. Học sinh làm việc theo nhóm: Khi hết thời gian làm việc cá nhân, các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luận, thống nhất câu trả lời. Ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào phần chính giữa.
Bước 5. Trình bày sản phẩm của nhóm.
b. Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng kỹ thuật “khăn trải bàn”.
Ưu điểm.
- Dễ sử dụng, không tốn kém.
- Cụ thể hóa được quan điểm /chiến lược học hợp tác và học kiến tạo
+ Học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung của nhóm.
+ Sự phối hợp theo nhóm nhỏ tạo cơ hội cho HS trình bày được ý tưởng, quan điểm của mình về vấn đề cần nghiên cứu, thảo luận.
+ Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp,ứng xử; học cách chia sẻ kinh nghiệm, tôn trọng lẫn nhau. Ý kiến cá nhân Ý kiến cá nhân Ý kiến cá nhân Ý kiến cá nhân
Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề
39 Hạn chế
- Đòi hỏi thời gian đủ để HS làm việc cá nhân và thống nhất trong nhóm. - Số lượng HS trong nhóm vừa phải (khoảng 4 – 6 HS) mới có hiệu quả cao. 1.6. Khảo sát việc sử dụng các phương pháp dạy học ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bảng 1.6. Mức độ sử dụng các PPDH ở các trường THPT được khảo sát trên địa bàn Hà Nội
STT Phương pháp - phương tiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ 1 Đàm thoại 100% 0% 0% 0% 2 Thuyết trình 100% 0% 0% 0% 3 Vấn đáp tìm tòi 86,7% 13,3% 0% 0% 4 Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 64,4% 35,6% 0% 0% 5 Sử dụng phương tiện trực quan 97,8% 2,2% 0% 0%
6 Sử dụng sơ đồ tư duy 22,2% 66,7% 8,9% 2,2%
7 Dạy học hợp tác theo
nhóm nhỏ 20% 68,9% 11,1% 0%
8 Tự học có hướng dẫn 0% 6,7% 13,3% 80%
9 Dạy học theo dự án 0% 2,2% 6,7% 91,1%
Nhận xét, đánh giá.
Đa số GV được tham khảo ý kiến đều cho rằng:
- Việc áp dụng PPDH theo hướng tích cực là cần thiết.
- Điều kiện cơ sở vật chất nhiều trường THPT ở mức khá và tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng dạy các PPDH tích cực.
- Chưa hiểu rõ về LTKT, không biết vận dụng các quan điểm của LTKT vào việc tổ chức quá trình dạy học.
Tóm lại, theo ý kiến đại đa số GV để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học thì việc áp dụng các PPDH tích cực vào dạy học là rất cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết các giáo viên không hiểu, hoặc không hiểu rõ về lí thuyết kiến tạo cũng như không biết vận dụng các quan điểm của LTKT vào quá trình dạy học. Chính vì vậy chúng
40
tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu cơ sở lí thuyết và thực nghiệm sư phạm một số giáo án vận dụng quan điểm này vào việc dạy và học thông qua một số PPDH tích cực ở chương: “Nhóm oxi” lớp 10 nâng cao thuộc bộ môn Hóa học ở trường THPT.
Tiểu kết chương 1
Trong chương này chúng tôi đã trình bày một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và quan điểm dạy học ở Việt Nam trong đó giới thiệu quan điểm dạy học kiến tạo. Chúng tôi nghiên cứu sâu lý luận về phương pháp dạy học dự án, dạy học nhóm và tự học có hướng dẫn.
Nghiên cứu lí thuyết kiến tạo và việc vận dụng lí thuyết kiến tạo ở trường phổ thông, đề xuất mô hình và một số yêu cầu về việc tổ chức quá trình dạy học hóa học theo quan điểm kiến tạo.
Chúng tôi cũng đã tìm hiểu thực trạng của việc dạy học môn Hóa học ở một số trường THPT thuộc Thành phố Hà Nội về việc áp dụng các PPDH tích cực, vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu khả năng vận dụng quan điểm DHKT trong dạy học chương “ Nhóm Oxi” hóa học 10 nâng cao.
41 CHƯƠNG 2
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DẠY HỌC KIẾN TẠO THÔNG QUA MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC CHƯƠNG “NHÓM OXI”
HÓA HỌC 10 NÂNG CAO
2.1. Giới thiệu về chương trình SGK hóa học lớp 10 nâng cao
2.1.1. Cấu trúc chương trình
2.1.1.1. Quan điểm xây dựng chương trình hóa học nâng cao
Chương trình môn Hóa học THPT nâng cao được xây dựng theo những quan điểm sau:
1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu môn Hóa học THPT.
2. Đảm bảo tính phổ thông, nâng cao, tính khoa học, tính thực tiễn, tính hiện đại, tính khả thi.
3. Đảm bảo tính đặc thù của môn Hóa học:
- Tăng cường thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm chứng minh và thực hành hóa học. - Chú ý đến PP nghiên cứu, hình thành các khái niệm, định luật, lí thuyết cơ bản của hóa học và việc hình thành kiến thức về các chất cụ thể.
4. Đảm bảo tính định hướng đổi mới PPDH hóa học theo hướng tích cực hóa: - Giáo viên là người thiết kế, tổ chức các hoạt động; HS tự giác, tích cực hoạt động nhận thức và hình thành kĩ năng cho bản thân.
- Sử dụng các thí nghiệm hóa học có hiệu quả trong quá trình nghiên cứu các loại hình bài học.
5. Đảm bảo việc thực hiện đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS:
- Xác định mức độ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng học tập của HS ở các mức độ biết, hiểu và vận dụng.
- Khả năng giải các loại hình bài tập trắc nghiệm, tự luận ( định tính và định lượng) và phong phú về nội dung.
- Đánh giá trình độ tư duy cũng như khả năng vận dụng kiến thức để phát hiện và giải quyết một vấn đề nào đó.
6. Đảm bảo được tính kế thừa những thành tựu dạy học Hóa học trong nước và thế giới: - Kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình hóa học cải cách, chương trình hóa học chuyên ban.
42
- Nghiên cứu và học tập có chọn lọc những kinh nghiệm tốt từ chương trình hóa học của các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực.