1. Tạo dáng: Tìm hình phù hợp với khuôn
mặt, tạo dáng giống nhân vật định biểu hiện, cách điệu các chi tiết
2 - Trang trí : Tìm mảng hình, đường nét,
vật
Tìm màu phù hợp
Vẽ màu đều, kín các mảng
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì
- GV gợi ý cho HS vẽ bài theo ý tưởng của mình
3 Bài tập
- HS chọn loại mặt nạ theo ý thích - Kẻ trục, phác mảng hình cân xứng - Vẽ màu theo ý thích
HOẠT ĐỘNG 4: Đánh giá kết quả học tập
- Treo mặt nạ của một số HS đã trang trí xong lên bảng và yêu cầu HS nhận xét - GV cùng HS trao đổi, nhận xét, đánh giá - HS nhận xét về tạo dáng, trang trí và mảng màu của mặt nạ Bài tập về nhà: - Hoàn thành bài vẽ - Chuẩn bị bài học sau Rút kinh nghiêm tiết dạy
TUẦN 16 Ngày dạy 07 tháng 12 năm 2010
Bài: 18 ( tiết 16 )
Vẽ chân dung
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là tranh chân dung
2. Kĩ năng: Biết được cách vẽ tranh chân dung
Thái độ: Vẽ được chân dung bạn hay mọi người
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên
- Gáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên
- Tranh, ảnh chân dung (cỡ lớn) hoặc các hình minh hoạ trong SGK. - Hình gợi ý cách vẽ.
- Tranh chân dung của HS các năm trước.
2. Học sinh:
- Tranh, ảnh chân dung, SGK, giấy, bút chì,…
3. Phương pháp dạy - học: Trực quan, vấn đáp, luyện tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu một số tranh, ảnh chân dung và gợi ý cho HS nhận xét :
- GV yêu cầu HS quan sát trong SGK và gợi ý để các em nhận ra :
I. Quan sát, nhận xét
- Sự khác nhau giữa ảnh và tranh chân dung. - Đặc điểm của các nét mặt.
- Trạng thái tình cảm.
+ Tranh chân dung là tranh vẽ một người cụ thể nào đó.
- Có thể vẽ : chân dung bán thân ; chân dung toàn thân ; chân dung nhiều người
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ chân dung
- GV hướng dẫn HS :
- GV yêu cầu HS chú ý đến :