D. Các biện pháp phòng thủ
6. Sacombank không chỉ “chiến đấu chống lại” Eximbank
Đúng ra Eximbank chỉ chiếm 9,73% cổ phần Sacombank và với chừng đó tỷ lệ sở hữu thì không thể nói rằng một mình Eximbank đang thực hiện thôn tính Sacombank. Cả về mặt bản chất và hiện tượng, nếu chỉ coi đây đơn thuần là vụ M&A giữa riêng Eximbank và Sacombank là không đúng.
Quan trọng là nhóm cổ đông ủy quyền cho Eximbank để giúp Eximbank đại diện cho 51% cổ phần biểu quyết nhằm thực hiện việc thay đổi HĐQT Sacombank.
Như vậy, không chỉ riêng Eximbank thực hiện đơn thuần một vụ thôn tính, vụ M&A này mà họ chỉ là đại diện mà thôi. Ẩn số còn nằm ở những nhóm cổ đông ủy quyền phía sau.
Và, vẫn phải chờ đến sau đại hội hay khi chốt danh sách lưu ký mới có thể khẳng định được những ẩn số này, còn hiện tại, phỏng đoán vẫn chỉ là phỏng đoán, ở xác suất cao hoặc thấp mà thôi.
Tất nhiên, mục đích để tăng hệ thống nhân sự, mạng lưới ATM, thương hiệu, chi nhánh, tổng tài sản… cũng là một lý do đáng lưu ý tới.
Về lý thuyết mà nói, hoạt động trong ngành ngân hàng được sự quản lý rất chặt chẽ vì đó là ngành nghề kinh doanh có điều kiện chứ không phải có thể làm gì thì làm. Việc sáp nhập nếu xảy ra thì sẽ là tích cực và hoàn toàn là điều bình thường chứ không có vấn đề gì đáng lo ngại lớn. Trong bài toán này có sự tham gia của cổ đông, nếu ban lãnh đạo Sacombank chứng tỏ được năng lực của họ và lấy được niềm tin ở cổ đông của mình, họ vẫn nắm được phần chủ động.
Một chút lạm bàn về nhân sự phía Eximbank, theo thông tin được trích dẫn trên báo chí, trong lễ tổng kết của VFF, một nhân vật nổi tiếng về đầu tư là “ông bầu” Nguyễn Đức Kiên từng cho biết mình là “cổ đông chính của Eximbank”.
Việc “bầu” Kiên có đóng vai trò trong thương vụ Sacombank này hay không chưa thể khẳng định và có kết luận gì. Trong giai đoạn "nước sôi lửa bỏng" này, người ta vẫn thấy ông Kiên đang bận rộn với niềm đam mê bóng đá của mình ở VPF.