Thế nào nếu cuộc thôn tính thù địch này thất bại?

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn thị trường tài chính ma thâu tóm và phòng chống thâu tóm (Trang 44)

D. Các biện pháp phòng thủ

5. Thế nào nếu cuộc thôn tính thù địch này thất bại?

Tất nhiên, đây chỉ là một giả thiết có thể xảy ra. Một công ty khi bị thôn tính thù địch họ có những biện pháp phòng vệ nhất định. Bình luận về vấn đề này, trao đổi với chúng tôi, một chuyên gia phân tích chứng khoán ví von: “Điều đó cũng tựa như khi một cô gái xinh được nhiều chàng trai đến tấn công, nếu không thích thì có thể sẽ dẫn đến hành động tiêu cực là tự tạt axit vào mình, để mình xấu xí đi, làm thế nào để mình không còn hấp dẫn nữa”.

Tương tự, một công ty đứng trước nguy cơ thâu tóm có thể thực hiện việc tẩu tán tài sản hay gọi là chiến thuật “vương miện châu báu” - bên bị mua tìm mọi cách bán đi hoặc làm giảm tính hấp dẫn của lợi thế đang có. Hoặc bên bị mua có thể thay đổi điều lệ, hoặc cài cắm vào những điều khoản như những“viên thuốc độc” để những người đi thôn tính cảm thấy khó chịu, khi gia nhập vào ban quản trị sẽ khó thay đổi được.

Khi một mực đã chống lại thì “bên bị” cũng có thể thực hiện việc nâng nợ xấu lên, đóng cửa một số chi nhánh… nhưng nói cho cùng thì việc làm đó sẽ gây “tổn thương” rất nhiều đến tài chính của bản thân công ty đó, nhất lại là nếu nằm trong lĩnh vực ngân hàng.

Tuy nhiên, nếu Sacombank có ý định dùng những chiến thuật này thì đã phải làm rất lâu từ trước, còn hiện tại thì theo nhận định của vị chuyên gia này, “có khả năng là không kịp”. Trước báo giới những đợt gần đây, Eximbank đã rất tự tin tuyên bố đại điện cho hơn 51% cổ phần biểu quyết và trong đó có 17% là cổ đông gắn bó trên 6 tháng.

Còn về phía đại diện của Sacombank, Chủ tịch HĐQT, ông Đặng Văn Thành cũng đã phủ nhận về “đòn phản công” này, bác bỏ tin đồn “tẩu tán tài sản” của công ty.

Hơn nữa, việc này đặt trong bối cảnh thị trường ngân hàng thì không hề dễ dàng trên thị trường này có những quy định về mặt quản trị rất chặt, hơn nữa lại là một ngành nhạy cảm nên “các câu chuyện để chống thôn tính là khó” - vị chuyên gia nói. Khác với các nhà máy xí nghiệp có thể bán tài sản cố định, ngân hàng thì không thể “tự cầm dao rạch vào mặt mình” như vậy.

Một biện pháp nữa cũng có thể nhắc đến tiếp theo là chiến thuật “hiệp sĩ áo trắng” trong trường hợp khi bên bị thôn tính không muốn đến với “nhà đầu tư thù địch”, họ có thể đến với “nhà đầu tư thân thiện”. Tuy nhiên, nếu gán vào trường hợp của Sacombank thì những cổ đông lớn khác đều đã thoái vốn, rút lui, rất khó có 1 “anh hùng” nào khác để cùng Sacombank chống đỡ.

Mua lại cổ phiếu quỹ cũng là một phương pháp, nhằm đẩy giá lên cao để các nhà đầu tư “thù địch” không mua tiếp. Biện pháp này Eximbank từng áp dụng. Tuy nhiên, theo đánh giá của Moody’s thì quyết định mua lại 100 triệu cổ phiếu quỹ này là 1 “nước cờ” tiêu cực của Sacombank, làm giảm khả năng đương đầu với thua lỗ và tác động xấu tới khả năng hỗ trợ tăng trưởng tín dụng trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn thị trường tài chính ma thâu tóm và phòng chống thâu tóm (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w