EIB âm thầm lên phương án mua STB

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn thị trường tài chính ma thâu tóm và phòng chống thâu tóm (Trang 25)

C. Cách thức thâu tóm của nhóm nhà đầu tư:

3.EIB âm thầm lên phương án mua STB

Khi biết ANZ rao bán cổ phần STB, Eximbank đã âm thầm cơ cấu lại danh mục đầu tư để “có chỗ” mua lại.

Sau một năm rao bán, đến nay ANZ đã thoả thuận thoái toàn bộ 9,6% vốn, tương đương 103 triệu cổ phiếu Sacombank (STB) cho Eximbank (EIB). Ngày 9/1, hai bên sẽ tiến hành chuyển giao và thanh toán giao dịch.

Tại sao trong khi những cổ đông chiến lược từ 5–10 năm của Sacombank lần lượt rời đi, thì EIB lại quyết định mua vào?

Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank, cho hay giá chuyển nhượng không nằm xa thị giá hiện tại của Sacombank. Giả sử Eximbank mua vào 9,6% vốn Sacombank với mức giá bằng giá 16.000 đồng một cổ phiếu vào cuối tuần, thì ngân hàng này sẽ bỏ ra khoảng 1.650 tỉ đồng, xấp xỉ 76,65 triệu USD để trở thành cổ đông lớn của Sacombank. Còn ANZ cũng chốt lời khoản đầu tư từ năm 2005, thời điểm đã bỏ ra 27 triệu USD để sở hữu 9,87% vốn STB.

Chưa đầy một năm, 3 cổ đông chiến lược của Sacombank là Dragon Capital, REE và ANZ thoái toàn bộ vốn. Người mua vào mạnh mẽ trên thị trường trong thời gian gần đây lại chính là Sacombank với việc vừa hoàn tất mua vào 100 triệu cổ phiếu quỹ.

Thông thường, khoản đầu tư dài lâu sẽ được thoái sau một thời gian nhất định để chốt lời, các cổ đông khi rời Sacombank đã đưa ra lý do là cơ cấu danh mục đầu tư và tìm thấy một mục tiêu giải ngân hấp dẫn hơn.

Vài năm nay, các nhà đầu tư đã đánh giá không cao tình hình hoạt động của Sacombank vài năm nay. Sacombank là ngân hàng có tổng tài sản tương đương với ACB. Năm 2009, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ACB là 21,78%, Sacombank 15,8%; năm 2010, ACB được 20,5%, Sacombank 16,74%; năm 2011, ROE của ACB vẫn cao hơn Sacombank.

Lợi nhuận trước thuế (làm tròn số) năm 2009 của Sacombank là 2.175 tỉ đồng, 2010 là 2.560 tỉ đồng, năm 2011 là 2.728 tỉ. Con số lần lượt tại ACB 2.838 tỉ đồng, 3.102 tỉ đồng, năm 2011 dự kiến là 4.100 tỉ đồng.

Cơ cấu sử dụng vốn của Sacombank cũng đáng lưu ý. Trong khi tiền cho vay ra của Sacombank không tăng trong 4 quý liên tiếp, tính đến 30/9/2011 Sacombank đã có khoảng 25.000 tỉ đồng đầu tư cổ phiếu, chiếm 16% tổng tài sản.

Khi thị trường đi xuống, khoản đầu tư của Sacombank đã bốc hơi hàng nghìn tỉ đồng. Công ty con, chứng khoán Sacombank, mà Sacombank vừa thoái vốn, cũng lỗ luỹ kế 9 tháng gần 258 tỉ đồng.

Hoạt động của Công ty địa ốc Sacomreal cũng lao đao theo thị trường, luỹ kế từ đầu năm đến hết quý III/2011, lợi nhuận Sacomreal giảm hơn 83% so cùng kỳ năm trước đó.

Trong khi đó, Eximbank, đơn vị có cổ đông lớn là người của Ngân hàng ACB, lại đến. Cả năm nay, khi biết ANZ rao bán cổ phần STB, Eximbank đã âm thầm cơ cấu lại danh mục đầu tư, bán bớt cổ phiếu, chứng khoán không hiệu quả, sao cho “có chỗ” dành cho Sacombank.

Theo ông Phước, với lợi thế cùng ngành nghề, biết rõ đâu là lợi thế – nhược điểm của Sacombank, cùng chiến lược đầu tư dài hạn, Eximbank cho rằng mình có đủ tiềm lực tài chính và năng lực để tham gia quản trị điều hành, khai thác tiềm năng Sacombank.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn thị trường tài chính ma thâu tóm và phòng chống thâu tóm (Trang 25)