Động thái mới từ bên thâu tóm:

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn thị trường tài chính ma thâu tóm và phòng chống thâu tóm (Trang 31)

C. Cách thức thâu tóm của nhóm nhà đầu tư:

5.Động thái mới từ bên thâu tóm:

Ngày 6/4/2012, CTCP Đầu tư Sài Gòn Exim (Sagon Exim) đã mua 50.355.510 cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (STB). Ngày giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu và trở thành cổ đông lớn thực hiện ngày 9/1/2012. Theo bản công bố thông tin, SaigonExim thành cổ đông lớn của STB từ 9/1/2012 nhưng văn bản gửi HoSE báo cáo thành cổ đông lớn ghi ngày 30/3/2012 và chứng nhận công văn đến HoSE đề ngày hôm nay, 6/4/2012.

Sau khi mua vào lượng lớn cổ phiếu STB, CTCP đầu tư Sài Gòn Exim nắm giữ 5,17% vốn của STB.

Một số cổ đông lớn của Sacombank (tính trên lượng cổ phiếu đang lưu hành)

Theo website của SaigonExim, doanh nghiệp này thành lập vào năm 2009. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty: đầu tư phát triển và kinh doanh bất động sản, khách sạn, resort cao cấp; Tư vấn, môi giới, định giá bất động sản .v.v.

Cũng theo website của công ty thì các cổ đông sáng lập của công ty gồm có ngân hàng Eximbank, CTCP bất động sản Exim, CTCP đầu tư và phát triển Sài Gòn.

SaigonExim mua vào và chậm công bố thông tin thành cổ đông lớn của STB trong bối cảnh STB đang đối mặt với việc bị thâu tóm bởi Eximbank (EIB).

Hiện Eximbank đang nắm 10,27% lượng cổ phiếu đang lưu hành của Sacombank, đây là số cổ phiếu mua lại từ ANZ.

Temasek Holdings đã bán 21,9 triệu cổ phiếu STB, tương đương 2,04% vốn cổ phần Ngân hàng Sacombank. Giao dịch trị giá hơn 500 tỷ đồng được thực hiện bằng giao dịch thỏa thuận vào ngày 06/04/2012.

Tài khoản bán tại một CTCK có trụ sở chính tại quận 3 (TP. HCM) và tài khoản mua thuộc về một CTCK có trụ sở chính tại quận 1 (TP. HCM).

Như vậy, sau Dragon Capital, Ngân hàng ANZ và CTCP Cơ điện lạnh, lần lượt trong vòng 6 tháng qua, một loạt các cổ đông lớn, tổ chức đầu tư nước ngoài đã thoái vốn khỏi Sacombank.

Các giao dịch lớn tại Sacombank gần đây được thị trường đặc biệt quan tâm do liên quan đến nghi vấn bị thâu tóm và động thái phòng thủ chống thâu tóm.

Trong một diễn biến khác, theo ghi nhận của phóng viên Đầu tư Chứng khoán, tại các sàn giao dịch ở TP. HCM ngày 7/3, nhà đầu tư cá nhân truyền miệng thông tin cổ đông sáng lập của Ngân hàng Sacombank và nhóm cổ đông đại diện là Eximbank đã đạt được thỏa thuận về phân chia ghế trong Hội đồng quản trị sắp đượ bầu lại tại ĐHCĐ kỳ tới.

Thông tin truyền miệng này nhằm lý giải hiện tượng giá cổ phiếu của STB và EIB đều giảm sàn trong phiên giao dịch ngày 7/3.

Nhà đầu tư không còn mặn mà với hai cổ phiếu này ngoài lý do chốt lời còn vì lập luận cho rằng, không phe nào tranh mua cổ phiếu STB để tăng tỷ lệ sở hữu hoặc tranh mua EIB để tăng tầm ảnh hưởng nữa thì cổ phiếu không còn động lực tăng.

Trong khi đó, cổ phiếu HBB sau khi giảm sàn lại được gom mua mạnh mẽ và đẩy giá tăng trần 7.500 đồng/cổ phiếu trở lại vào phiên giao dịch chiều nay (7/3) với 27,3 triệu cổ phiếu được giao dịch. Lý do cũng là xuất hiện tin đồn, một đại gia đã sở hữu lượng lớn cổ phiếu HBB và tham gia vào hoạt động điều hành của ngân hàng này.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn thị trường tài chính ma thâu tóm và phòng chống thâu tóm (Trang 31)