“Nước chảy chỗ trũng”

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn thị trường tài chính ma thâu tóm và phòng chống thâu tóm (Trang 43)

D. Các biện pháp phòng thủ

4.“Nước chảy chỗ trũng”

Khi được hỏi về cách nhìn nhận như thế nào về sự kiện này, một nhà đầu tư (đề nghị không nêu tên - PV) cho biết, việc sáp nhập ngân hàng để nâng hiệu quả hoạt động lên là điều hoàn toàn bình thường.

Chị rất bình thản khi nói, “Nếu cổ đông nắm giữ đa số cổ phiếu, họ sẽ muốn ngân hàng hoạt động tốt hơn và có một hệ thống quản trị ưu việt hơn. Nó không có gì là khó hiểu. Về mặt lý thuyết, thì những cổ đông lớn họ có quyền kiểm soát và quản trị ngân hàng”.

Khi Eximbank tuyên bố họ đã có được một lượng cổ đông ủy quyền lớn thì tức là họ đã được phần lớn cổ đông ủng hộ. Nếu quả đúng là với 51% ủng hộ thì đa số cổ đông của Sacombank đã nghiêng về phía Eximbank. Điều này có thể lý giải, ở kết quả làm ăn của Eximbank, kể từ 2008 đến nay, hệ thống quản trị ngân hàng này đã chứng tỏ được năng lực của họ. Cụ thể, trong năm 2011, Eximbank đạt lợi nhuận trước thuế là 4.069,43 tỷ đồng, tăng tới 71,5% so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế theo đó đạt 3.051,34 tỷ đồng, tăng 68,6% so với năm 2010.

Tư duy theo lối thông thường và đơn giản nhất, dưới góc độ nhà đầu tư, thì dĩ nhiên họ phải gửi gắm tiền bạc cho người nào mà họ tin tưởng và kỳ vọng.

Nhà đầu tư này cũng cho rằng, việc cạnh tranh và thâu tóm lẫn nhau là hệ quả đương nhiên của cơ chế thị trường. Một khi ngân hàng đã cổ phần, đã niêm yết thì phải hoạt động theo quy luật chung đó, còn nếu không,“anh là cổ đông lớn, anh sáng lập ngân hàng, tại sao anh không nắm phần lớn số cổ phần của anh mà lại bán bớt đi làm gì?”.

Còn việc Eximbank quyết định bỏ ra một khoản tiền lớn để có được Sacombank, nhất là khi Sacombank lại chống trả, thay vì những công ty, tài sản giá rẻ khác hiện nay liệu có phải là bước đi khôn ngoan?

Với những người đi thâu tóm, nhất là những lãnh đạo của Eximbank thì mỗi một bước đi hiển nhiên họ đã có chiến lược và kế hoạch cụ thể và đã có mục đích trước.

“Những doanh nghiệp luôn có ý thức trau dồi trong hoạt động chính của mình thật tốt thì bao giờ cũng đạt được những lợi nhuận tối ưu. Việc Eximbank đang hoạt động tốt ở mảng ngân hàng và họ muốn mở rộng hệ thống thì đó là bước đi đúng đắn”, nhà đầu tư này nói. Tất nhiên người có tiền có rất nhiều lựa chọn để đầu tư, nhưng đầu tư dàn trải, không quản trị được thì kể cả mua rẻ cũng sẽ lại là đắt. Một bài học nhãn tiền là Vinamilk, trên lĩnh vực sữa họ rất thắng, khi

họ nhảy sang cà phê vì thấy Trung Nguyên hoạt động tốt, tốn bao nhiêu tiền để quảng bá nhưng vẫn không thể đạt được thị phần như mong muốn.

Về sự ảnh hưởng đến thị trường, nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh hai công ty lớn đang “gây chiến” với nhau thì nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ thiệt hại. Giá cổ phiếu chắc chắn bị ảnh hưởng, và những nhà đầu tư nhỏ lẻ nhiều khả năng sẽ rời xa những “miếng mồi” như vậy.

Tuy nhiên, đứng ở một góc độ khác, thì những yếu tố mới tham gia vào HĐQT (nếu thực hiện được mục đích) cũng sẽ cố gắng nhắm đến làm cho ngân hàng tốt lên (vì ít có lý do nào để họ làm tiêu cực hóa đi). Những người quan sát và các nhà đầu tư đều cho rằng, nếu cuộc chiến kết thúc nhanh và tốt hơn nữa là kết thúc trong hòa bình thì sẽ có lợi hơn cho cổ đông nhỏ - vì đây mới chính là những người chủ thực sự và gắn bó với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn thị trường tài chính ma thâu tóm và phòng chống thâu tóm (Trang 43)