Mỏng không ngăn được lũ

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn thị trường tài chính ma thâu tóm và phòng chống thâu tóm (Trang 39)

D. Các biện pháp phòng thủ

11.mỏng không ngăn được lũ

Khi nhận ra cổ phiếu STB được gom mua từ năm 2010, Sacombank đã có động thái phòng thủ. Tháng 11/2011, Sacombank đăng ký mua vào 100 triệu cổ phiếu STB. Liên tiếp các công ty Thành Thành Công, Đặng Huỳnh, Đường Ninh Hòa, Bourbon Tây Ninh cũng đăng ký mua vào dồn dập cổ phiếu này. Chủ tịch hội đồng quản trị các công ty này là bà Huỳnh Bích Ngọc, vợ ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank.

Trước nguy cơ bị thâu tóm, một vài thành viên hội đồng quản trị của Sacombank cũng tìm cách tăng lượng cổ phần nắm giữ của mình. Một trong số đó là vụ mua vào hơn 31 triệu cổ phiếu STB của ông Chang Hen Jui, chồng bà Huỳnh Quế Hà, Phó Chủ tịch thứ nhất Sacombank.

Mục đích của việc kinh doanh, đầu tư là tạo ra lợi nhuận. Khi Sacombank làm ăn sa sút, điều đầu tiên mà một nhà đầu tư bình thường nghĩ đến là để tiền của họ nơi khác sinh lợi nhiều hơn. Vì thế mới có chuyện cổ phiếu STB được bán ra với khối lượng lớn. Nội lực của Sacombank ít nhiều đã bị hao mòn. Một nhóm nhỏ nhân sự chủ chốt dù cố gắng mấy cũng khó bắt kịp lực lượng đối lập, vốn đã kiên trì mua cổ phiếu STB từ năm ngoái.

Giữa lúc dư luận cho rằng Sacombank đang đồng tâm hiệp lực chống thế lực thâu tóm thì ngày 19/12, Sacomreal tuyên bố rút toàn bộ vốn đang nắm giữ tại Sacombank với hơn 22 triệu cổ phiếu. Sau Công ty Chứng khoán SBS, Sacomreal là công ty con thứ hai thoái vốn tại ngân hàng mẹ Sacombank. Tại sao công ty con giờ đây không còn muốn nắm giữ cổ phiếu của công ty mẹ? Ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacomreal, từ chối trả lời câu hỏi của NCĐT về vấn đề này. Trước đó, vào tháng 7, bà Bích Ngọc (vợ ông Thành) và bà Ức My (con ông Thành) đã bán cổ phiếu STB do mình nắm giữ. Lý giải cho sự việc trên, ông Thành cho biết số cổ phiếu này được bán cho Thành Thành Công, chuyển từ sở hữu cá nhân sang pháp nhân để quản lý tốt hơn. Vậy trong trường hợp này, cổ phiếu STB đang được Công ty Sacomreal do con trai ông làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, sở hữu với tư cách pháp nhân, tại sao lại được bán đi?

Ngay sau sự việc Sacomreal thoái vốn, thị trường lại rộ lên thông tin Credit Suisse mua cổ phần của Ngân hàng Sacombank. Sự tham gia của Credit Suisse vào cơ cấu cổ đông của Sacombank vào lúc này là không bình thường. Hiện tại cổ đông nước ngoài đã nắm giữ 26% cổ phần Sacombank, nghĩa là chỉ còn 4% tỉ lệ vốn góp dành cho cổ đông nước ngoài, trong khi Sacombank có ý định bán cho Credit Suisse 15% cổ phần. Sacombank sẽ phải cấu trúc lại cơ cấu cổ đông mới có chỗ cho Credit Suisse. Sau đó, tin đồn này đã được phủ nhận, khi Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đặng Văn Thành phủ nhận, còn Tổng Giám đốc Trần Xuân Huy lại trả lời Đài BBC rằng: việc bán cổ phần “có thể được tiến hành dần dần cho đến khi cổ phần được bán ra tới tối đa mà cả hai bên đồng ý”.

Điều này cũng dấy lên những đồn đoán về việc Sacombank đang khủng hoảng về cơ cấu, và Credit Suisse, trước đây đại diện các chủ nợ của Vinashin, là ngân hàng trung gian dàn xếp quyền lợi của các bên. Hơn 1 tháng trở lại đây cũng có thông tin ACB đang tăng tỉ lệ sở hữu cổ phần Sacombank và hiện nay đã nắm giữ 60%. Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB và được trả lời: “Đây là tin đồn thất thiệt của một số cá nhân nhằm đẩy giá cổ phiếu lên. Về phía ACB, chúng tôi đã đóng danh mục 2 năm nay và nếu có đầu tư chúng tôi cũng không đầu tư cổ phiếu ngân hàng.”

Ngành ngân hàng lúc này cần một vài tên tuổi đủ mạnh để vượt qua thời kỳ khó khăn. Đó là chưa kể đến tham vọng phát triển những ngân hàng mang tầm khu vực. Vì vậy, sáp nhập và hợp nhất không chỉ là chuyện của các ngân hàng nhỏ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn thị trường tài chính ma thâu tóm và phòng chống thâu tóm (Trang 39)