- Mua bán nguyên vật liệu ngành chế biến gỗ, sản xuất bao bì.
3 CHƯƠNG II I CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY GỖ TRƯỜNG THÀNH
3.2.6 Liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp và hiệp hội trong ngành sản xuất và xuất khẩu.
và xuất khẩu.
Sản phẩm của TTF khi xuất sang thị trường Nhật Bản thì phải đảm bảo các tiêu chuẩn của Nhật. Vì thế việc liên kết giữa TTF cà các doanh nghiệp cùng ngành trong nước rất quan trọng, khi đó sẽ chủ động ứng phó được giá cả từng thời điểm xuất hàng, các chính sách nhập khẩu sản phẩm gỗ để có thể phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
Bên cạnh đó, các hiệp hội ngành nghề là nơi có nhiều hỗ trợ cho doanh nghiệp về giá cả, luật lệ xuất khẩu. Vì vậy, TTF nên có sự liên kết chặt chẽ hơn các các hiệp hội trong ngành gỗ và tham gia hội thảo chuyên ngành để nhận được sự hỗ trợ thông tin về các cơ hội bán hàng. Các khách hàng nhập khẩu thường tìm kiếm nhà cung cấp thông qua các tổ chức chính quy các hiệp hội thương mại, sở công thương hoặc cục xúc tiến thương mại.
Đồng thời liên kết chặt chẽ với các hiệp hội còn mang lại cơ hội cho công ty về những thông tin về những hội chợ, những buổi tọa đàm về cơ hội kinh doanh và các khoản tài trợ khi tham gia các hội chợ từ các tổ chức trong và ngoài nước.
Các hiệp hội Việt Nam ngành gỗ: Xem phụ lục 6
- Đầu tư vào thiết bị, máy móc công nghệ tiên tiến đẻ sản xuất gỗ, xử lý nguồn nguyên vật liệu. Do Việt Nam có nguồn nguyên liệu gỗ bị hạn chế về chủng loại nên phải nhập khẩu một số lượng lớn, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng cao, giảm sức cạnh tranh.
dạng và nứt nếu không được xử lý tốt. Để giải quyết được vấn đề này cần phải có công nghệ, thiết bị riêng nhập khẩu (từ Nhật là tốt nhất). Do thiết bị xử lý gỗ đắt nên hiện nay rất ít doanh nghiệp Việt Nam trang bị các thiết bị này (chủ yếu là công ty liên doanh, liên kết với công ty Nhật Bản tự đầu tư mua trang thiết bị).
- Cũng cần phải chú ý tới những vấn đề trước mắt và lâu dài mà ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu phải đối mặt, đó là nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất. Trong bối cảnh các nước trên thế giới ngày càng hạn chế xuất khẩu gỗ tự nhiên và gỗ dưới dạng nguyên liệu, đồng thời các quy định về bảo vệ môi trường của các nước nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt hơn, các doanh nghiệp phải sản xuất đồ gỗ với gỗ nguyên liệu ở rừng trồng. Nếu không chủ động quy hoạch nguồn nguyên liệu thì lợi thế so sánh đối với sản phẩm của chúng ta sẽ giảm. Trước mắt cần tổ chức tốt việc cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất đồ gỗ thông qua việc tổ chức mạng lưới nhập khẩu gỗ tiết kiệm, hiệu quả; thí điểm hình thành các trung tâm nhập khẩu gỗ với số lượng lớn để cung cấp nguyên liệu cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu, nhằm giảm sức ép về giá từ các nhà xuất khẩu gỗ với các đơn hàng xuất khẩu và tránh bị áp thuế chống bán phá giá ở các dự án trồng rừng. Bên cạnh các giải pháp này, các doanh nghiệp cần thực hiện phương châm đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá khách hàng nhập khẩu nhằm tránh những thua thiệt do bị phụ thuộc lớn vào một vài khách hàng.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BRC Tiêu chuẩn toàn cầu
CoC Chứng nhận hệ thống chuỗi hành trình sản phẩm CPI Chỉ số giá tiêu dùng
DIY Đồ gỗ tự lắp ráp
FCS Tiêu chuẩn quốc tế quản lý rừng có trách nhiệm với cộng đồng xã hội. FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTZ Hợp tác kỹ thuật của Đức
HOSE Sở Giao dịch Chứng Khoán TP.HCM ISO Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng JAS Quy định về sản phẩm gỗ
JIS Luật tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JVEPA Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản S Luật An toàn tiêu dùng
SCLK Hệ thống xác minh hợp pháp của gỗ SG Luật An toàn hàng tiêu dùng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CHO DÒNG SẢN PHẨM ĐỒ GỖ NỘI THẤT CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH GIAI ĐOẠN 2014 – 2016
Chuyên ngành: Quản trị Ngoại thương Mã số: Sinh viên thực hiện: Cao Thanh Hạ
Khóa học: 2010-2014
Người hướng dẫn: Th.S Trần Ngọc Châu
Đơm vị: Khoa kinh tế, trường Đại học Thủ Dầu Một NHẬN XÉT 1. Ý thức kỷ luật: ... ... 2. Cơ sở lý luận: ... ... 3. Nội dung, hình thức: ... ... 4. Kết luận: ...
... ... 5. Ý kiến về việc bảo vệ khóa luận (Đồng ý hoặc không đồng ý)
... ...
Bình Dương, ngày …tháng…năm 2014
Người nhận xét
(Ký và ghi rõ họ tên)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CHO DÒNG SẢN PHẨM ĐỒ GỖ NỘI THẤT CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH GIAI ĐOẠN 2014 – 2016
Chuyên ngành: Quản trị Ngoại thương Mã số: Sinh viên thực hiện: Cao Thanh Hạ
Khóa học: 2010-2014
Người hướng dẫn: Th.S Trần Ngọc Châu
Đơm vị: Khoa kinh tế, trường Đại học Thủ Dầu Một NHẬN XÉT 1. Ý thức kỷ luật: ... ... 2. Cơ sở lý luận: ... ...
3. Nội dung, hình thức: ... ... 4. Kết luận: ... ... ... 5. Ý kiến về việc bảo vệ khóa luận (Đồng ý hoặc không đồng ý)
... ...
Bình Dương, ngày …tháng…năm 2014
Người nhận xét
(Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI MỞ ĐẦU
Chuyên đề với nội dung chính là “Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản cho dòng sản phẩm đồ gỗ nội thất Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành giai đoạn 2014 – 2016”, được nghiên cứu và xây dựng bởi người thực hiện chuyên đề này, kết hợp với sự kế thừa, tiếp thu, tham khảo nhiều tài liệu khác nhau từ các tác giả đi trước.
Chiến lược xây dựng dựa trên thực tế kinh doanh, tình hình Công ty và thị trường tiêu thụ Nhật Bản, cụ thể đối với dòng hàng đổ gỗ nội thất dùng trong phòng ngủ kết hợp với lý thuyết về chiến lược thâm nhập thị trường thế giới.
Dựa trên các phân tích công ty, thị trường, ma trận kết hợp SWOT, chiến lược được xây dựng kỹ lưỡng về thị trường mục tiêu, sản phẩm, giá, đóng gói, kênh phân phối, chiến lược xúc tiến để thâm nhập thị trường Nhật Bản và các giải pháp kiến nghị để công ty thực hiện chiến lược cũng như các kiến nghị đối với nhà nước.
- Chương 1: Cơ sơ lý luận về chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế
- Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu Công ty Cổ phần Tập đoàn Gỗ Kỹ nghệ Trường Thành giai đoạn 2011-2013
- Chương 3: Chiến lược thâm nhập thị trường của dòng sản phẩm đồ gỗ nội thất sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Gỗ Kỹ nghệ Trường Thành giai đoạn 2014-2016.
- Kết luận và kiến nghị.
CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CHO DÒNG SẢN PHẨM ĐỒ GỖ NỘI THẤT
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH GIAI ĐOẠN 2014 – 2016
A. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Gỗ và các sản phẩm gỗ là mặt hàng đóng góp đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Ngành đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam có mức tăng trưởng hơn 20 lần, từ 219 triệu USD năm 2000 lên 5.562 triệu USD năm 2013. Đến nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gỗ nằm trong top 10 thế giới, đứng thứ 2 châu Á( sau Trung Quốc) và đứng đầu Đông Nam Á.
“Định hướng của Việt Nam đối với hoạt động xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất giai đoạn 2014-2016 đặt kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 6 tỷ USD trong 2 năm tới và tăng lên 8 tỷ USD vào năm 2020(bình quân 9%/năm)”.(Nguồn: Cục xúc tiến thương
Xét về tình hình kinh tế nước ta hiện nay, tiềm lực của ngành này còn rất lớn để có thể tiếp tục tiến xa hơn nữa, hiện kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 5,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ trên thế giới. Các công ty và doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực chế biến gỗ nói chung và Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành nói riêng đều có nhiều cơ hội để đẩy mạnh hoạt động của mình và tạo dựng vị thế riêng trên thương trường thế giới.
Nghiên cứu và lựa chọn thị trường nước ngoài để thâm nhập, phát triển là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định thành công của một công ty xuất khẩu.Trước đây đã có nhiều đề tài về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, tuy nhiên những nghiên cứu để xây dựng chiến lược cho một công ty còn khá hạn chế, chưa đi sâu vào thực tiễn.
Nhận thấy Nhật Bản là thị trường tiềm năng về dòng sản phẩm đồ gỗ nội thất. Kinh tế Nhật Bản đang phục hồi, xu hướng tiêu dùng cá nhân tăng, nhu cầu nhà ở mới tăng thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu gỗ tại Nhật Bản trong ngắn hạn. Với năng lực của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành về dòng hàng nội thất bằng gỗ hiện nay thì sẽ là một trong những cơ hội lớn để phát triển kinh doanh, xây dựng thương hiệu Công ty sang thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên trong cơ cấu mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ nội thất xuất khẩu, hiện Công ty vẫn chưa thực hiện đơn hàng đồ gỗ nội thất dùng trong phòng ngủ từ Nhật Bản.Trong thời gian tới Công ty dự định đưa ra thị trường Nhật Bản dòng sản phẩm nội thất với mẫu mã và kiểu dáng mới vào thị trường Nhật Bản. Với kỳ vọng sẽ thâm nhập, mở rộng và giữ vững được thị phần tại thị trường Nhật Bản.
Đề tài: “Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản cho dòng sản phẩm đồ gỗ nội thất Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành giai đoạn 2014 – 2016” sẽ góp phần giúp công ty thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, giúp đa dạng hóa hoạt động hoạt động xuất khẩu của Công ty.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh toàn thế giới.
Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường đồ gỗ nội thất Nhật Bản.
- Đánh giá môi trường kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn Gỗ Kỹ nghệ Trường Thành thông qua phân tích SWOT.
- Giải pháp cho công ty và kiến nghị để chiến lược được hiệu quả hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các mặt hàng đồ gỗ nội thất dành cho phòng ngủ. 4. Phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng đồ gỗ nội thất dùngtrong phòng ngủ. - Số liệu nghiên cứu được thuthập trong phạm vi 2011-2014.
5. Nội dung nghiên cứu
- Chương 1: Cơ sơ lý luận về chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế
- Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn Gỗ Kỹ nghệ Trường Thành giai đoạn 2011-2013.
- Chương 3: Chiến lược thâm nhập thị trường của dòng sản phẩm đồ gỗ nội thất sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Gỗ Kỹ nghệ Trường Thành giai đoạn 2014-2016.
- Kết luận và kiến nghị. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp thu thập số liệu
6.1.1. Nguồn dữ liệu sơ cấp: Phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh, hoạt động chế biến gỗ, tình hình xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang thị trường Nhật Bản của Công ty Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành giai đoạn 2011- 2013.
6.1.2. Nguồn dữ liệu thứ cấp:
- Dữ liệu thu thập từ các báo cáo thường niêncủa Công ty Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường năm 2011, 2012,2013; Nhằm thu nhập thông tin tổng quan về công ty, lịch sử hình thành phát triển, cơ cấu tổ chức nhân sự, tình hình hoạt động, chế biến, kinh doanh xuất khẩu gỗ của Công ty.
- Tham khảo các báo cáo thực tập, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học về hoạt động kinh doanh, hoạt động xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất.
Trần Mộng An, Báo cáo thực tập Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đổ gỗ sang thị trường Nhật Bản của Công ty Lâm sản Xuất nhập khẩu Tổng Hợp Bình Dương,khoa kinh tế, Đại học mở TPHCM, 2010.
Võ Thị Mỹ Hòa, Luận văn tốt nghiệp Đại học Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu Gỗ sang thị trường Mỹ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, khoa kinh tế, Đại học nông lâm TP.HCM, 2012.
Nguyễn Việt Dũng, Luận văn Thạc sỹ Kinh nghiệm thâm nhập thị trường quốc tế của các Công ty Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế,2007.
- Tham khảo website của Tổng cục thống kê của Việt Nam (SGO) và Tổng cục thống kêcủa cả nước. Sử dụng mã số sản phẩm để tìm kiếm dữ liệu thông qua mã hàng thu thập thông tin về kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm Gỗ của Việt Nam.
- Thu thập thông tin từ các cơ quan thương mại như Cục xúc tiến thương mại VIETRADE, Trung tâm thương mại quốc tế ITC. Đây là những nguồn cung cấp thông tin và dữ liệu về thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia.
- Tham khảo các báo và tạp chí thương mại trong nước. Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu gỗ của Việt Nam, tình hình đối thủ cạnh tranh: báo thông tin thương mại, trang thông tin kinh tế Vietnamplus…
6.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh tổng hợp: So sánh một số chỉ tiêunhư doanh thu bán hàng, tình hình sản xuất kinh doanh, kim ngạch xuất nhập khẩu…với cơ sở (chỉ tiêu gốc 2011) các kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2011-2013.
- Phương pháp so sánh bằng bảng biểu: Thống kê tỷ lệ sử dụng gỗ, các tỷ số giá tiêu dùng, tỷ lệ thất nghiệp… tìm ra xu hướng, đặc điểm của các yếu tố phân tích.
- Phương pháp SWOT: Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp, cơ hội và thách thức bên ngoài của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành.
7. Cơ sở lý luận
Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên các khái niệm về chiến lược thâm nhập thị trường; Đánh giá thị trường; Các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế; Chiến lược Marketting: Sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến.