Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH (TTF) GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 (Trang 30)

- Mua bán nguyên vật liệu ngành chế biến gỗ, sản xuất bao bì.

2.2.1.4Môi trường kinh tế

Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955- 1973).

Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ)[18], GDP trên đầu người là 36.217 USD (1989). Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới[19]. Đơn vị tiền tệ là: đồng yên Nhật.

Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ... Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật đã phục hồi và có bước tăng trưởng năm 2003 đạt trên 3%, quý I/2004 đạt 6%.

Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông tất cả đều là ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản, Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc. Xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những nền công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản.

Nhật Bản là trụ sở của ngân hàng lớn nhất thế giới, tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (Mitsubishi UFJ Financial Group) với số vốn ước tính lên đến 1.7 nghìn tỉ đô la Mỹ[20]. Nhật Bản cũng là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới - thị trường chứng khoán Tokyo với khoảng 549.7 nghìn tỉ yên vào tháng 12/2006. Đây cũng là trụ sở của một số công ty dịch vụ tài chính, những tập đoàn kinh doanh và những ngân hàng lớn nhất thế giới. Ví dụ như những tập đoàn kinh doanh và công ty đa quốc gia như Sony, Sumitomo, Mitsubishi và Toyota sở hữu hàng tỉ và hàng nghìn tỉ đô la đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, nhóm các nhà đầu tư hoặc dịch vụ tài chính như ngân hàng Sumitomo, ngân hàng Fuji, ngân hàng Mitsubishi, các định chế tài chính của Toyota và Sony.

Từ giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản được gọi là "sự thần kì" : tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình 5% giai đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980. Sự tăng trưởng suy giảm đáng kể trong giai đoạn 1990 do hậu quả của sự đầu tư quá mức suốt giai đoạn cuối thập niên 1980.

Giao thông ở Nhật Bản rất phát triển, vào năm 2004 ở Nhật Bản có khoảng 1,177,278 km (731,683 miles) đường bộ, 173 sân bay, 23,577 km (14,653 miles) đường sắt. Phương tiện đường không được hoạt động chủ yếu bởi All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines (JAL). Đường sắt được điều khiển bởi Japan Railways. Có rất nhiều các chuyến bay quốc tế lớn từ nhiều thành phố và đất nước trên thế giới đến và rời Nhật Bản.

Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những mặt hàng xuất khẩu

và hóa chất. Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát triển của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng. Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21%[21], Hoa Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út 5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4% (số liệu 2005). Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các nghành công nghiệp của đất nước. Nhìn chung, Đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc.

Hình 2.6 Biểu đồ chỉ số lạm phát và chỉ số thất nghiệp Nhật Bản Nguồn: www.japaneconomy.com

Phần lớn sức mạnh kinh tế của Nhật Bản nằm trong ngành cơ khí chế tạo. Xe hơi là một trong những sản phẩm nổi tiếng nhất. Mỗi năm NB sản xuất trên dưới 10 triệu chiếc xe hơi các loại, trong đó xuất khẩu khoảng một nửa. Ngoài số xe sản xuất trong nước, ôtô của các công ty Nhật còn được lắp ráp và chế tạo tại các nhà máy ở nước ngoài với mức độ nội địa hóa tuỳ thuộc vào trình độ công nghiệp và chính sách của nước sở tại.

Ngoài xe con Nhật Bản cũng sản xuất và xuất khẩu nhiều xe tải, xe buýt, và các phương tiện vận tải khác. Đóng tầu cũng là ngành công nghiệp hàng đầu nhưng gần đây do sự

phát triển của các nước khác, NB phải giành dật rất vất vả các hợp đồng đóng tầu mà vẫn không đủ việc làm.

Nhật Bản cũng rất nổi tiếng về về ngành điện tử và thiết bị điện. Các sản phẩm được ưa chuộng gồm: các thiết bị nghe nhìn như radio, catset, đầu video, LCD, DVD, máy ảnh, máy quay video… Nhật xuất khẩu nhiều thiết bị điện tử chính xác dùng trong ngành cơ khí chế tạo trên khắp thế giới, trong đó số người máy công nghiệp luôn chiếm phần lớn thị phần của thế giới. Nhật Bản còn sản xuất và xuất khẩu nhiều máy móc khác như máy văn phòng, máy tính… Thép, kim loại, các sản phẩm kim loại, hóa chất cũng là những sản phẩm mạnh của công nghiệp chế tạo NB.

Ngoại thương:

Cán cân ngoại thương của Nhật Bản những năm gần đây (đơn vị tỷ USD)

Năm: 1990 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Xuất khẩu 414,6 415,3 447,3 509,4 506,5 475,5 516,5 489,8 Nhập khẩu 338,6 315,5 379,9 409,6 366,5 352,7 409,4 424,2 Cân đối: 76,0 99,8 68,4 99,8 140,0 143,8 107,1 65,6

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH (TTF) GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 (Trang 30)