Sản lượng công nghiệp

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH (TTF) GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 (Trang 41)

- Mua bán nguyên vật liệu ngành chế biến gỗ, sản xuất bao bì.

2.2.2.1.1Sản lượng công nghiệp

Trong 6 tháng đầu năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp của Nhật Bản giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng công nghiệp tháng 6 của nước này giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2011, giảm 3,3% so với tháng 5.

Đây là một bất ngờ bởi sản lượng công nghiệp tháng 5 tăng 1,9%. Sản lượng công nghiệp giảm chủ yếu do sự sụt giảm trong sản lượng thiết bị vận tải gồm linh kiện ô tô, tiếp đến là linh kiện điện tử, máy móc. Tuy nhiên, gần đây sản lượng công nghiệp được dự báo sẽ tăng trở lại do xuất khẩu tăng và nhu cầu trong nước mạnh mẽ.

Chỉ số về nhu cầu lao động, chỉ tiêu tiêu dùng và đầu tư bất động sản có khả năng tăng mạnh hơn, cho thấy Nhật Bản đang tiến triển theo hướng ổn định sau khi khắc phục được tình trạng giảm phát. Trong tháng 9, sản xuất công nghiệp Nhật Bản tăng 1,5% lên 98,5 điểm, sau khi giảm 0,9% trong tháng trước đó nhờ sự tăng trưởng mạnh trong các lĩnh vực chế tạo, khai khoáng và khai thác đá. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 5/2012. Với số liệu mới công bố, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành đánh giá lại triển vọng của ngành sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, mức tăng trong tháng 9 vẫn còn thấp hơn dự kiến đưa ra trước đó là 1,8%. Theo kết quả khảo sát của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, sản xuất công nghiệp tăng 4,7% trong tháng 10, sau đó giảm 1,2% trong tháng 11.

Hình 2.7: Biểu đồ sản lượng CN Nhật Bản tính đên tháng 07/2014 Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/japan/industrial-production

2.2.2.1.2 Lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Nhật Bản đã tăng 6 lần kể từ đầu năm 2013 đến nay. CPI của Nhật Bản tháng 9 vừa qua đã tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp thước đo lạm pháp này tăng, mà theo Bộ Nội vụ và Thông tin Nhật Bản, những nguyên nhân chủ yếu là do giá điện, giá xăng dầu và giá một số mặt hàng tăng cao. Sự gia tăng giá là một dấu hiệu đáng mừng đối với các chính sách của chính phủ Nhật Bản để kết thúc hai thập kỷ giảm phát.

CPI của các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm đứng ở mức 100,5 so với mức cơ bản 100 của năm 2010. Giá xăng tăng 9%, trong khi giá điện tăng 7,6%. Giá các mặt hàng tiêu dùng lâu bền như máy tính cũng tăng 12,4% và điều hòa tăng 4,3%. CPI ở 23 khu vực của thủ đô Tokyo trong tháng 10 đã tăng 0,3% lên 99,7. Giá dầu cao là nguyên nhân chính tác động đến giá tiêu dùng trong những tháng gần đây (giá xăng dầu tháng 9 cao nhất trong 5 năm qua).

Xu hướng tăng tỷ lệ lạm phát tại Nhật Bản tương phản với sự giảm giá ở các nước phát triển khác như Mỹ, Anh và khu vực châu Âu, cho thấy chính sách trong nước là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các công ty thiết lập lại quyền định giá. Mục tiêu của Nhật Bản là đạt được tỷ lệ làm phát 2% trong vòng 2 năm, thông qua việc tăng gấp đôi lượng tiền cơ sở kết hợp với tăng chi tiêu công và cải cách cơ cấu. Tuy nhiên,

Một vấn đề cần phải tính đến khi mức giá gần đây gia tăng, đó là yếu tố tiền lương. Các số liệu mới nhất cho thấy tiền lương đã giảm 14 tháng liên tiếp trong tháng 7, giảm 0,4% so với năm trước. Nếu mức lương không tăng trong khi lạm phát tăng, thu nhập thực tế giảm sẽ tác động đến tiêu dùng và sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản, đặc biệt khi thuế bán hàng dự kiến tăng vào đầu năm tới. Cải cách cơ cấu sẽ là chìa khóa để tăng tiền lương cùng với sự gia tăng lạm phát, tuy nhiên cho đến nay liên kết trong chính sách của chính phủ Nhật Bản vẫn còn yếu

Bảng 2.8 .Biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng so với GPD

Nguồn : http://www.tradingeconomics.com/japan/consumer-price-index-cpi

2.2.2.1.3 Nợ công

Nhật Bản hiện đang đứng đầu thế giới về tỷ lệ nợ công. Sau khi nền kinh tế bong bóng bị vỡ, Nhật Bản phải đối mặt với một giai đoạn giảm phát triền miên, chi phí phúc lợi xã hội không ngừng gia tăng làm xói mòn nguồn thu từ thuế dẫn tới hậu quả tất yếu là tỷ lệ nợ công ngày càng cao. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và những nỗ lực khôi phục kinh tế sau thảm họa động đất và sóng thần đã tiếp tục làm gia tăng số nợ công của Nhật Bản. Năm 2011, tổng số nợ công của Chính phủ đã gấp đôi GDP. Số nợ công ngày càng gia tăng trong năm 2012 khi Chính phủ Nhật Bản tiếp tục chi các khoản đầu tư lớn để tái thiết những khu vực bị tàn phá bởi thảm họa động đất, sóng thần tháng 3/2011. Những khoản chi tiêu này đã giúp nền kinh tế lớn thứ ba thế giới ổn

nhằm ghìm giá đồng Yên hỗ trợ cho ngành sản xuất đã làm tăng nợ công của Nhật Bản.Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 8/11 công bố các số liệu tài chính hàng quý, theo đó tính đến hết quý 3 năm 2013, nợ công của chính phủ Nhật Bản đã đạt tới mức kỷ lục1.011 nghìn tỷ yên (tương đương 10.300 tỷ USD), vượt qua mức kỷ lục trước đó là 1.008 nghìn tỷ yên (10.280 tỷ USD) trong quý 2. Bộ trên cũng dự báo nợ công sẽ đạt tới 1.107 nghìn tỷ yên (11.280 tỷ USD) trong quý cuối cùng của tài khóa (tính đến hết tháng 3/2014).

Năm Xuất khẩu

(Triệu Yên) Tốc độ tăng, giảm (%) Nhập khẩu (Triệu Yên) Tốc độ tăng, giảm (%) Cán cân thương mại 2011 65,546 -2.7 68.111 12,1 -2.564 2012 63.747 -2,7 70.688 3,8 -6.941 2013 69.786 9,5 81.267 15,0 -11.480

Bảng 2.8 – Kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 2011 – 2013

(Nguồn: Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính Nhật Bản)

- Về xuất khẩu : Cũng theo nguồn số liệu trên cho thấy tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản đạt 69,8 nghìn tỷ Yên tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.

- Về nhập khẩu : Tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 81,3 nghìn tỷ Yên tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó tăng mạnh nhất là nhóm nguyên liệu gỗ (tăng 42,1%).

Nhận xét: Từ năm 2011, thâm hụt thương mại của Nhật Bản tăng do chi phí nhập khẩu tăng cao, sự suy yếu của đồng Yên và tăng mua nhiên liệu hóa thạch và khí đốt để bù đắp cho sự mất mát của điện hạt nhân sau trận động đất và sóng thần 03/2011. Năm 2013, kinh tế Nhật Bản phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH (TTF) GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 (Trang 41)