Tình hình nhập khẩu mặt hàng gỗ nội thất tại Nhật Bản trong vòng 03 năm vừa qua

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH (TTF) GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 (Trang 47)

- Mua bán nguyên vật liệu ngành chế biến gỗ, sản xuất bao bì.

2.2.2.3 Tình hình nhập khẩu mặt hàng gỗ nội thất tại Nhật Bản trong vòng 03 năm vừa qua

vừa qua

Đồ gỗ nội thất chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các mặt hàng nội ngoại thất nhập khẩu vào Nhật Bản và kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ nội ngoại thất bình quân hàng năm đạt khoảng 1,5 tỉ USD, trong đó hàng nhập từ Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng đồ gỗ nội thất

phòng ngủ, nhà bếp, văn phòng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc làm theo đơn đặt hàng, chưa có nhiều thiết kế, mẫu mã độc đáo để thu hút khách hàng. Do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và trận động đất, sóng thần lịch sử ở vùng Đông Bắc Nhật Bản hồi tháng 3 năm nay, quy mô thị trường nội thất của Nhật Bản có giảm sút nhưng trong nửa đầu năm 2011 kim ngạch xuất khẩu hàng nội thất của Việt Nam vào Nhật Bản đạt 15, 693 tỷ Yên, tương đương 201 triệu USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, vươn lên đứng thứ 2 trong 10 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn về hàng nội thất vào Nhật Bản (sau Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu vào Nhật là 102.832 tỷ Yên). Tổng trị giá xuất khẩu qua thị trường Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2013 đạt trên 512 triệu USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2012.

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu đồ gỗ chiếm khoảng 14,97% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, thị trường đồ gỗ Nhật Bản có dấu hiệu phục hồi tốt. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ sang thị trường này trong 6 tháng đầu năm đạt 367,3 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước.

Bảng 2.11 : Thống kê số liệu xuất khẩu hàng nội thất của Việt Nam qua thị trường Nhật Bản.

Theo đánh giá của các chuyên gia Việt Nam, Nhật Bản là một thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn trên thế giới. Hàng năm, tiêu dùng riêng cho đồ gỗ tại nước này xấp xỉ 100USD/hộ/tháng. Đặc biệt, trong xã hội công nghiệp với trình độ cao như hiện nay, người Nhật Bản ngày càng có nhu cầu sử dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ để thay thế các vật liệu sắt, nhôm… Bên cạnh đó, tình hình suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản đã diễn ra trong thời gian dài làm ảnh hưởng lớn đến mức sống của người dân: phải hạn chế tiêu dùng hơn, hạn chế chi tiêu cho những mặt hàng đắt tiền. Song, đây lại là cơ hội tốt cho các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài có giá rẻ hơn hàng nội địa (cho dù chất lượng nhìn chung có kém hơn) thâm nhập ngày càng nhiều vào thị trường Nhật Bản. Các mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản khá đa dạng gồm: gỗ nhiên liệu dạng khúc; gỗ cây; gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc; tấm gỗ lạng làm lớp mặt; gỗ ván trang trí làm sàn; đồ nội thất… Trong số các mặt hàng gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản thì mặt hàng đồ gỗ nội thất chiếm tỷ trọng nhiều nhất, khoảng 56,1% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản. Song, mặt hàng gỗ xuất khẩu của chúng ta đang đứng trước những cạnh tranh từ những hàng hoá cùng loại của Trung Quốc (có ưu thế về nguồn nguyên liệu phong phú, nhân công tương đối rẻ nên trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất vào thị trường Nhật Bản), Đài Loan, Thái Lan và Inđônêxia.

2.2.2.4 Xu hướng tiêu dùng mặt hàng gỗ nội thất tại Nhật Bản hiện nay2.2.2.4.1 Xu hướng tiêu dùng

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH (TTF) GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w