- Mua bán nguyên vật liệu ngành chế biến gỗ, sản xuất bao bì.
2.2.2.2 Một số dự báo về kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 2014-
Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra một số dự báo về nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 2014-2016:
Tỷ lệ lạm phát, tổng sản phẩm quốc nội, chỉ số giá tiêu dùng
Kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng thêm1.4% trong tài khóa 2014 nhờ nhu cầu trong nước khi lạm phát đạt 1.2%.
Nền kinh tế Nhật Bản vẫn trên đà phục hồi bất chấp những lo ngại cho rằng việc tăng thuế từ 5% lên 8% vào tháng 04/2014 sẽ giáng đòn mạnh vào tiêu dùng và đầu tư. Với chương trình kích thích tiền tệ quy mô lớn 04/2014, ngân hàng trung ương đang hướng đến tỷ lệ lạm phát khoảng 2% trong 2 năm.
Với việc giá cả tăng, GDP danh nghĩa của Nhật Bản sẽ tăng 3.3% so với mức 2.5% trong năm tài chính hiện nay. Chỉ số giảm phát, một thức đo về giá có quy mô lớn hơn chỉ số giá tiêu dùng CPI, dự kiến sẽ tăng 0.5% ngay cả khi tác động của việc tăng thuế tiêu dùng. GDP danh nghĩa của Nhật Bản ước đạt 500,400 tỷ yên năm 2014, tăng 16,200 tỷ yên so với con số dự kiến cho năm 2013.
Hoạt động xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dự kiến sẽ tăng 5.4%, giảm so với mức 4% của năm nay nhờ phục hồi kinh tế toàn cầu. Mặt khác, nhập khẩu dự kiến sẽ tăng 3.5%, giảm so với mức 4.2% điều này có nghĩa là cán cân thương mại của Nhật Bản có bước cải thiện.
Tình hình việc làm
Liên quan đến tình hình việc làm, chính phủ nước này cho biết tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản dự kiến sẽ giảm xuống 3.5% năm so với 3.7% trong năm nay.
Năm 2014, tăng trưởng GDP của Nhật Bản được dự báo là giảm do tác động của việc tăng thuế tiêu thụ và tình hình kinh tế thế giới chưa thật sự bước vào giai đoạn tăng trưởng.
Các lĩnh vực đầu tư công từng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trong năm tài chính 2013 sẽ không còn phát huy tác dụng, và có thể sẽ là một yếu tố tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản.
Mặc dù khu vực doanh nghiệp có chiều hướng tốt, nhưng những tác động tích cực đến lợi nhuận sẽ giảm do đồng yên suy yếu. Kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi, xuất khẩu sẽ tăng, đây là những yếu tố sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế Nhật Bản. Theo dự báo, nhu cầu tiêu dùng trong nước sẽ giảm 0,5% và xuất khẩu sẽ tăng lên 0,4%. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản được dự báo là sẽ giảm trong quý 1/ 2014.
Chính phủ Nhật Bản đang điều hành nền kinh tế nhằm tránh một cuộc suy thoái có thể xảy ra sau khi tăng thuế tiêu thụ.
So với năm 2013, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sẽ chậm lại. Trong năm tài chính 2014, Nhật Bản dự báo chỉ số tiêu dùng sẽ giảm 1,1%, đây là mức giảm đầu tiên
kể từ năm tài chính 2008 đến nay. Ngày 20/2/2014, Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết xuất khẩu của nước này tăng chậm lại trong tháng 01/2014, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng thực tế. Xuất khẩu tăng 9,5% so với một năm trước đó, thấp hơn dự báo của Wall Street Journal là 12,5%, và thấp hơn nhiều so với mức tăng 15,3% trong tháng 12/2013. Trong khi đó, nhập khẩu tăng 25% dẫn đến thâm hụt thương mại cán mức 2.790 tỷ yên (2,72 tỷ USD) so với mức thâm hụt 1.302 tỷ yên trong tháng 12/2013.
Các nhà làm chính sách Nhật Bản cho rằng, đồng yên giảm sẽ đẩy mạnh xuất khẩu và hỗ trợ nền kinh tế, tuy nhiên nhu cầu bên ngoài mờ nhạt và sức cạnh tranh suy giảm đã cản trở các lĩnh vực thương mại.
Sau khi gia tăng nhẹ 0,4% vào tháng 7, chỉ số công nghiệp theo tháng của tháng 8/2014 giảm mạnh (-1,5%, so với dự báo tăng 0,3% trước đó) trong khi chi tiêu của người dân giảm mạnh 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng thứ năm liên tiếp tụt giảm kể từ khi Tokyo giới thiệu chính sách thuế mua sắm mới (8% thay vì 5% trước đây).
Mặc dù giới phân tích cho rằng khả năng phục hồi kinh tế theo kiểu chữ V được chính phủ dự báo trước đây ngày càng khó trở thành hiện thực, giới chức chính phủ và ngân hàng trung ương Nhật Bản vẫn khẳng định rằng nền kinh tế đang đi đúng hướng và hoàn toàn có khả năng chịu đựng cú sốc tạm thời từ việc gia tăng thuế vừa qua.
Theo Capital Economics, nhu cầu kim loại quý vẫn tiếp tục tỏ ra yếu kém và có khả năng tỷ lệ tăng trưởng trên tháng của sản lượng công nghiệp trong giai đoạn tháng 9-10 vẫn nằm ở mức âm (- 0,2%).
Ngoài ra, dù tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức thấp, nhưng có khả năng con số 3,8% người thất nghiệp được báo cáo hồi tháng 8 sẽ vượt ngưỡng 4% vào cuối năm nay.
Khi ấy, chỉ số tiêu dùng của người dân có thể lại bị tác động nghiêm trọng. Một lý do được Tokyo đưa ra để giải thích việc tăng thuế là nhằm giải quyết vấn đề nợ quốc gia đang ở mức rất cao, 237% so với GDP, đứng đầu nhóm những nước giàu bao gồm Mỹ và châu Âu.
Bảng 2.10 Biểu đồ dự báo tổng quát kinh tế Nhật Bản từ 2014- 2030.
Nguồn : http://www.tradingeconomics.com/japan/forecast