Mô hình tổ chức bệnh viện Phụ sản Hải Phòng năm 2011

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản hải phòng năm 2011 (Trang 38)

Hình 1.4. Sơ đồ mô hình tổ chức của Bệnh viện Phụ sản Hải phòng 1.3.3. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện

Tổng số cán bộ nhân viên của bệnh viện năm 2011 được thể hiện ở bảng 1.4 Ban giám đốc Các phòng ban chức năng Các Khoa lâm sàng Khoa cận lâm sàng Phòng y tá điều dưỡng Phòng kế hoạch TH Phòng tổ chức Cán bộ Phòng tài chính kế toán- HCQT Phòng chỉ đạo tuyến

Khoa gây mê hồi sức

Các Khoa sản

Các Khoa phụ

Khoa nhi

Khoa dinh dưỡng

Các khoa xét nghiệm- chẩn đoán

hình ảnh

Khoa Dược- Khoa KSNK

Khoa hỗ trợ sinh sản

Bảng 1.4: Nhân lực của Bệnh viện Phụ sản Hải phòng năm 2011 Năm Tổng số cán bộ nhân viên Đại học và sau đại học Bác sỹ Dƣợc sỹ đại học Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 2011 624 100 181 29 123 19 8 1,2

1.3.4. Hội đồng thuốc và điều trị

Ngày 25/02/1997, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra chỉ thị 03/CT-BYT về việc chấn chỉnh công tác quản lý và sử dụng thuốc tại bệnh viện. Tiếp theo đã ban hành thông tư số 08/BYT-TT ngày 4/7/1997 hướng dẫn việc tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị [2]. Hiện nay HĐT&ĐT hoạt động theo thông tư 21/2013/TT-BYT tổ chức hoạt động Hội đồng thuốc điều trị bệnh viện.

Tổ chức và nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện Phụ sản Hải Phòng:

Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện được thành lập ngày 4 tháng 3 năm 2002 gồm có 10 thành viên. Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập Hội đồng thuốc và điều trị bao gồm các thành phần:

• Chủ tịch hội đồng: Giám đốc bệnh viện

• Phó chủ tịch hội đồng kiêm uỷ viên thường trực: Trưởng khoa dược • Thư ký hội đồng: Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp

Hội đồng thuốc và điều trị có nhiệm vụ:

• Tư vấn thường xuyên cho Giám đốc bệnh viện về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả, cụ thể hóa các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện. Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc, vật tư tiêu hao điều trị của bệnh viện.

• Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn đều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa dược.

• Theo dõi hiệu quả sử dụng thuốc và phản ứng có hại, rút kinh nghiệm sai sót trong sử dụng thuốc.

• Thông tin về thuốc, theo dõi ứng dụng thuốc mới trong điều trị.

• Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sỹ, bác sỹ và y tá (điều dưỡng) Trong đó dược sỹ là tư vấn, bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định và y tá (điều dưỡng) là người thực hiện y lệnh.

Hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị

Hội đồng thuốc và điều trị họp một tháng một lần và khi cần thiết. Phó chủ tịch hội đồng Trưởng khoa dược chuẩn bị nội dung họp và gửi tài liệu đến các thành viên trước khi diễn ra cuộc họp. Trên cơ sở đó hội đồng sẽ thảo luận và đưa ra các ý kiến đề xuất. Thư ký tổng hợp trình lên giám đốc phê duyệt và ra quyết định thực hiện.

Hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị đã từng bước khẳng định vai trò tham mưu giúp ban giám đốc trong việc tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý , hiệu quả [6].

HĐT&ĐT BV Phụ sản HP tổ chức họp hàng tháng và triển khai được các hoạt động cụ thể sau:

. Xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại BV. . Xây dựng quy trình giao phát thuốc.

. Đánh giá thực trạng quá trình sử dụng thuốc

. Theo dõi giám sát các phản ứng có hại của thuốc, tư vấn, hướng dẫn bác sỹ, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh theo dõi, phát hiện, xử trí và báo cáo ADR.

. Tổ chức học tập theo các chuyên đề về sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn, các tương tác thuốc cho cán bộ công nhân viên trong BV.

- Đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời cho bệnh nhân nội trú, không để người bệnh phải mua thuốc ngoài.

- Bệnh nhân BHYT và bệnh nhân thu phí đều được dùng cùng một danh mục thuốc. Điều đó cho thấy không có sự phân biệt giữa các đối tượng bệnh nhân.

- Tăng cường hoạt động của Đơn vị thông tin thuốc bệnh viện.

1.3.5. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa dƣợc.

Vị trí:

Khoa dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện. Khoa dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc BV về toàn bộ công tác dược trong BV nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Khoa dược là nơi thực hiện các chính sách quốc gia về thuốc.

Chức năng nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch, cung cấp và đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc thông thường và thuốc chuyên khoa, hoá chất vật dụng y tế tiêu hao cho điều trị và đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý.

- Pha chế một số thuốc dùng ngoài

- Kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Trưởng khoa dược và dược sỹ được uỷ nhiệm có quyền thay thế thuốc cùng chủng loại.

- Tham gia quản lý kinh phí thuốc, thực hiện tiết kiệm đạt hiệu quả cao trong phục vụ người bệnh.

- Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, thông tin về thuốc. • Tổ chức khoa dược:

( ) Số nhân lực trong các tổ

Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức và nhân lực khoa dƣợc

Năm 2011 khoa Dược gồm có 21 cán bộ nhân viên, trong đó có 1 Dược sỹ, thạc sĩ dược học làm trưởng khoa 1 phó trưởng khoa Dược phụ trách nhà thuốc và 3 dược sỹ đại học, 9 dược sĩ trung học chiếm 3,4% so với tổng số cán bộ nhân viên toàn bệnh viện, công việc của các tổ trong khoa còn kiêm nhiệm.

- Trưởng khoa: Chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của khoa, lên kế hoạch cung ứng thuốc.

- Tổ thống kê- kiểm nhập thuốc: Gồm 3 DSTH và 2 kế toán. Có nhiệm vụ thống kê báo cáo theo dõi sử dụng thuốc và cung cấp các báo cáo về công tác dược bệnh viện. Quyết toán các hóa chất xét nghiệm với các khoa xét nghiệm. Kiểm nhập thuốc trước khi nhập kho. Cập nhật và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất các số liệu về thuốc, tiền thuốc xuất, nhập, tồn hàng tháng. Lập dự trù, mua thuốc đảm bảo đủ thuốc cho công tác điều trị của bệnh viện.

Trưởng khoa

Nhà thuốc bệnh viện (4)

. Bán thuốc theo đơn thuốc ngoại trú.

. Duyệt thuốc ngoại trú

Tổ thống kê- kiểm nhập thuốc (5)

. Cập nhật số lượng thuốc . Báo cáo hàng tháng và định kỳ về số lượng vàtiền thuốc sd

Tổ kho (7)

. Kho chính, kho lẻ nội trú

. Kho ngoại trú, hoá chất.

Tổ dƣợc chính-dƣợc ls- TTT (2)

. Kiểm tra dược chính . Theo dõi ADR . Thông tin thuốc . Duyệt phiếu lĩnhthuốc

Tổ pha chế (2)

. Pha chế thuốc dùng ngoài và hóa chất sát khuẩn.

- Tổ dược chính – Thông tin thuốc và dược lâm sàng: có 2 DSĐH, có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi việc thực hiện quy chế dược tại các khoa lâm sàng và khoa dược. Quản lý chất lượng thuốc phát hiện và thu hồi thuốc kém chất lượng, thuốc hết hạn sử dụng và duyệt sổ lĩnh thuốc hàng ngày cho các khoa, kiêm nhiệm công tác dược lâm sàng thông tin thuốc và duyệt thuốc.

- Tổ kho : Gồm 4 DSTH, 2 dược tá, có nhiệm vụ quản lý xuất nhập thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao dược. Bảo quản thuốc theo đúng quy chế. Thu hồi, hủy vỏ thuốc GN-HTT, thuốc kháng sinh, dịch truyền, thuốc đắt tiền…, ra lẻ thuốc cho trẻ sơ sinh.

- Tổ pha chế: Gồm 2 DSTH, có nhiệm vụ pha chế thuốc dùng ngoài, hóa chất sát khuẩn sử dụng tại bệnh viện.

- Nhà thuốc bệnh viện: Gồm 1DSĐH và 2 DSTH. Nhà thuốc chịu trách nhiệm cung cấp thuốc, vật tư tiêu hao, thực phẩm chức năng theo nhu cầu điều trị của người bệnh, một số thuốc ngoài danh mục thuốc bệnh viện.

Khoa dược chưa có dược sỹ chuyên trách làm công tác dược lâm sàng. Thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc của dược sỹ trong khoa dược còn rất hạn chế, thông tin còn nghèo nàn. Các dược sĩ đại học chưa được đào tạo bài bản về dược lâm sàng.

1.3.6. Kinh phí cấp cho Khoa dƣợc năm 2011

Kinh phí mua sắm thuốc và vật tư y tế có được từ các nguồn: ngân sách nhà nước cấp, thu viện phí và bảo hiểm y tế chi trả, được trình bày trong bảng 1.5.

Bảng 1.5. Kinh phí cấp cho khoa dƣợc năm 2011 Đơn vị:1000 đồng Năm Tổng kinh phí của bệnh viện Kinh phí cấp cho khoa dƣợc Kinh phí

mua thuốc- hóa chất- sinh ph m- tiêu hao dƣợc Số lƣợng Tỷ lệ

%

Số lƣợng Tỷ lệ %

2011 102.628.787 59.581.762 58,0 52.686.070 51,0

Trong năm 2011 kinh phí mua thuốc chiếm 51% tổng kinh phí của bệnh viện, do cuối năm 2011 hết thời hạn thuốc mua trong thầu, sở y tế chưa có kế hoạch đấu thầu thuốc năm 2012, vì vậy khoa dược dự trữ 1 lượng tồn kho thuốc, vật tư y tế tiêu hao đủ dung cho 3 tháng đầu năm 2012. Mặt khác trong năm 2011 bệnh viện có nhiều bệnh nhân làm thụ tinh trong ống nghiệm, xã hội hóa 1 máy siêu âm 4 chiều do đó chi phí mua hoá chất và vật tư tiêu hao có tăng lên. Trong năm 2011, dịch Rubella bùng phát, số lượng bệnh nhân tăng đột biến, vì vậy lượng thuốc tiêu thụ cũng tăng lên.

1.3.7. Hoạt động khám chữa bệnh

Số lượt khám và điều trị

Bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện gồm 3 đối tượng chính: có thẻ bảo hiểm y tế, nhân dân và trẻ sơ sinh.

Trong năm 2011 tổng số bệnh nhân nội trú và ngoại trú tăng vọt do đầu năm 2011 có dịch sởi Rubella, ảnh hưởng trực tiếp đến các bà mẹ mang thai.

Mô hình bệnh tật tại bệnh viện năm 2011

Mô hình bệnh tật tại bệnh viện Phụ sản Hải phòng là mô hình bệnh tật của một bệnh viện chuyên khoa với nhiều chương bệnh đặc trưng. Các bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất tương đối ổn định đây là một thuận lợi cho các nhà quản lý trong lập kế hoạch sử dụng thuốc trong các năm tới.

Bệnh viện phụ sản là bệnh viện chuyên ngành sản phụ khoa, vì vậy chương bệnh đẻ thường, mổ đẻ, mổ phụ có tỷ lệ mắc cao nhất bảng 1.7.

Bảng 1.6. MHBT của bệnh viện Phụ sản Hải phòng năm 2011

TT TÊN CHƢƠNG BỆNH 2011 Tỷ lệ (%) C15 Chửa, đẻ và sau đẻ 35812 69,4

C14 Bệnh hệ tiết niệu- sinh dục

10912 21,1

C19 Tạp bệnh

2592 5,0

C16 Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh 1896 3,7

C01 Khối u 255 0,5

C09 Bệnh hệ tuần hoàn 130 0,3

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: bệnh viện Phụ sản Hải Phòng tập trung: - Hội đồng thuốc và điều trị

- Bác sĩ khoa khám bệnh - Khoa Dược

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Mô tả hồi cứu.

2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu

- Hồi cứu số liệu tại khoa Dược: + Quyết định thành lập HĐT&ĐT

+ Biên bản họp của Hội đồng thuốc và điều trị + Danh mục thuốc sử dụng năm 2010, 2011

+ Biên bản bổ sung/ loại bỏ hoạt chất ra khỏi DMTBV + Báo cáo xuất, nhập, tồn các kho của năm 2011. - Hồi cứu số liệu tại phòng KHTH:

+ 240 bệnh án của năm 2011

+ 505 đơn thuốc ngoại trú của năm 2011

+ Mô hình bệnh tật năm 2011 và báo cáo công tác khám chữa bệnh của bệnh viện năm 2011

- Hồi cứu số liệu tại phòng tài chính kế toán: + Báo cáo công tác tài chính bệnh viện năm 2011

2.4. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu

- Từ biên bản họp HĐT&ĐT, DMTBV năm 2010, DMT sử dụng 2011, Biên bản bổ sung/ loại bỏ hoạt chất ra khỏi DMTBV có được quy trình lựa chọn thuốc, DMTBV, cơ cấu DMT theo nguồn gốc sản xuất, theo tác dụng dược lý, theo phân tích ABC, ABC/VEN. HĐT&ĐT bệnh viện Phụ sản thường phân

loại V,E,N vào các cuộc họp đầu năm để đánh giá các thuốc đã được sử dụng của năm trước (Danh mục thuốc N theo phân loại VEN tại phụ lục số 5)

- Từ hồ sơ, biên bản kết quả chấm thầu, công nợ của các nhà cung ứng liên quan đến việc mua thuốc, kinh phí mua thuốc có được các chỉ số về quy trình mua thuốc

- Từ báo cáo mô hình bệnh tật xác định tần suất mắc bệnh.

- Lựa chọn bệnh án của bệnh nhân nội trú, mỗi tháng rút ngẫu nhiên 20 bệnh án có chương bệnh đẻ thường, mổ đẻ, mổ phụ, tạp bệnh trong tập lưu hồ sơ. Tổng số bệnh án nghiên cứu trong 12 tháng là 240 bệnh án.

- Hồi cứu toàn bộ đơn thuốc ngoại trú được BHYT chi trả trong từ ngày 1/6/2011 đến hết ngày 30/6/2011, tổng số 505 đơn thuốc của bệnh nhân ngoại trú BHYT để khảo sát các chỉ số kê đơn theo mẫu thu thập về: số thuốc trung bình trong 1 đơn thuốc; tỷ lệ thuốc được kê bằng tên gốc; tỷ lệ đơn thuốc ngoại trú có kháng sinh, vitamin, corticoid, thuốc tiêm, thuốc được kê trong đơn có trong DMTBV năm 2011.

- Đánh giá bệnh án, đơn thuốc theo các tiêu chí của “ Các chỉ số sử dụng thuốc” của WHO/INRID [7].

- Phương pháp xử lý số liệu + Phương pháp tỷ trọng, mô tả

+Phương pháp phân tích ABC, VEN + Phương pháp phân tích nhóm điều trị.

+ Sử dụng phần mềm Excel for Windows trong nhập liệu và xử lý số liệu

2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.5.1. Cơ cấu thuốc trong danh mục thuốc sử dụng

2.5.1.1.Tỷ lệ thuốc (hoạt chất) đã sử dụng so với tổng số thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện.

Công thức:

Số thuốc (hoạt chất) trong DMTBV được sử dụng

x 100

- Ý nghĩa: Đánh giá việc xây dựng danh mục thuốc có sát với thực tế sử dụng.

2.5.1.2. Tỷ lệgiá trị sử dụng thuốc sản xuất trong nước / thuốc nhập khẩu so với tổng giá trị tiền thuốc bệnh viện.

Công thức:

Giá trị thuốc sản xuất trong nước

x 100

Tổng giá trị thuốc sử dụng

- Ý nghĩa: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc sản xuất trong nước trong khám chữa bệnh của bệnh viện, giảm chi phí điều trị, tiết kiệm ngân sách và chi phí cho điều trị.

2.5.1.3. Tỷ lệ giá trị mỗi nhóm thuốc so với tổng giá trị tiền thuốc sử dụng

Công thức:

Giá trị tiền thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

x 100

Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng

- Ý nghĩa: Đánh giá nhóm thuốc chiếm tỷ lệ lớn nhất về giá trị sử dụng và số khoản mục thuốc.

2.5.1.4. Tỷ lệ giá trị và số khoản mục thuốc trong nhóm A,B,C

- Phân tích cơ cấu, giá trị tiền thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC - Cơ cấu thuốc nhóm A theo nguồn gốc

Công thức:

Giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước trong nhóm A

x 100

Tổng giá trị tiền thuốc trong nhóm A - Cơ cấu thuốc nhóm A theo nhóm tác dụng dược lý Công thức:

Giá trị tiền thuốc theo nhóm tác dụng dược lý trong nhóm A

x 100

- Tỷ lệ các thuốc N trong nhóm A: Công thức:

Giá trị tiền các thuốc N trong nhóm A

x 100

Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong nhóm A

- Ý nghĩa: Tiến hành sử dụng phương pháp phân tích ABC/VEN đối với các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản hải phòng năm 2011 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)