Lựa chọn thuốc vào DMTBV và mua thuốc tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản hải phòng năm 2011 (Trang 84)

Là một bệnh viện chuyên ngành sản phụ khoa nên mô hình bệnh tật đơn điệu, ít thay đổi theo thời gian vì vậy việc lựa chọn thuốc vào danh mục thuốc sử dụng hàng năm tại bệnh viện chủ yếu dựa vào danh mục thuốc sử dụng năm trước và kinh nghiệm sử dụng thuốc của bác sĩ điều trị nên hoạt động này chưa hợp lý, chưa triển khia việc lựa chọn thuốc dựa trên bằng chứng.

Trong năm 2011, danh mục thuốc bệnh viện bổ sung thêm 9 loại hoạt chất và loại bỏ ra khỏi danh mục 27 loại hoạt chất, gồm 24 nhóm tác dụng dược lý, 202 hoạt chất và 379 khoản mục thuốc. Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng đã xây dựng danh mục thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và đáp ứng được nhu cầu điều trị của các khoa phòng. Việc lựa chọn thuốc do HĐT&ĐT thực hiện dựa trên kết quả đấu thầu cung ứng thuốc tập trung tại Sở y tế Hải Phòng. Bệnh viện đã chú trọng lựa chọn thuốc đơn thành phần ( chiếm 89,2%), và đáp ứng được nhu cầu điều trị của bệnh viện. Bệnh án và đơn thuốc thuộc mẫu nghiên cứu đều nằm trong danh mục thuốc bệnh viện.

Tuy nhiên, biên cạnh những mặt tích cực trên vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. DMT thực tế sử dụng có 149 hoạt chất (73,7%), tương ứng với 216 thuốc (56,9%). BV xây dựng DMT chưa sát với thực tế sử dụng. BV chưa ưu tiên lựa chọn thuốc sản xuất trong nước (chiếm 42,5%).

Phương thức mua sắm thuốc tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng năm 2011 theo hình thức áp thầu theo kết quả đấu thầu tập trung tại Sở Y tế Hải Phòng. Việc mua sắm theo hình thức này có ưu điểm: chuẩn hóa quy trình mua sắm, công khai minh bạch, giá thuốc ổn định trong cả năm. Nhược điểm: thời gian mua thuốc kéo dài do chờ kết quả thầu, một số loại thuốc chuyên khoa không

trúng thầu, bệnh viện làm thủ tục xin ý kiến Sở Y tế để mua sắm theo hình thức mua sắm trực tiếp, nên rất mất thời gian, nhiều thủ tục, nhân lực, chi phí.

Trong năm 2011, giá trị tiền mua thuốc tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng là 25 tỷ đồng, chiếm 24,4% tổng kinh phí của bệnh viện. Giá trị tiền mua thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao là 52,6 tỷ đồng, chiếm 51% tổng kinh phí của bệnh viện. Tỷ lệ này tương đối cao so với các báo cáo của Bộ Y tế và các kết quả nghiên cứu tại bệnh viện E, bệnh viện Hữu Nghị trong các năm trước đó. Như vậy tiền thuốc, hóa chất xét nghiệm và vật tư tiêu hao sử dụng chiếm trên 50% kinh phí bệnh viện. Măc khác, trong điều kiện nguồn ngân sách cấp cho các bệnh viện rất hạn chế và các bệnh viện phải tự chịu trách nhiệm về tài chính theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ thì điều này đặt ra thách thức cho Hội đồng thuốc và điều trị, khoa Dược phải cân đối giữa nhu cầu thuốc và kinh phí của bệnh viện để tránh lãng phí và đảm bảo kịp thời cho nhu cầu điều trị.

4.2.Tồn trữ, bảo quản và cấp phát thuốc

Khoa dược bệnh viện đảm bảo cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện. Năm 2011, do đầu năm có dịch sởi Rubella nên số lượng bệnh nhân tăng nhanh, đặc biệt là số lượng bệnh nhân ngoại trú làm cho công việc rất lớn, tiêu thụ thuốc tăng cả về số lượng và chất lượng. Số thuốc kê cho bệnh nhân ngoại trú đều nằm trong danh mục thuốc bệnh viện. Bệnh viện chưa ứng dụng công nghệ thông tin, kê đơn điện tử, vì vậy công tác cấp phát thuốc chưa mang tính khoa học.

Hệ thống kho thuốc bệnh viện được xây dựng đảm bảo yêu cầu bảo quản thuốc. Việc bảo quản thuốc tại kho khoa dược đảm bảo về độ ẩm và nhiệt độ. Công tác cấp phát thuốc kịp thời, không để bệnh nhân phải tự túc mua thuốc. HĐT&ĐT đã tổ chức giám sát sử dụng thuốc thông qua bình bệnh án. Kho thuốc bệnh viện chưa đạt GSP.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản hải phòng năm 2011 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)