0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Ảnh hƣởng của tá dƣợc siêu rã đến độ hòa tan của dƣợc chất trong công

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐỘ HÒA TAN CỦA PARACETAMOL VÀ IBUPROFEN TRONG VIÊN NÉN PHỐI HỢP (Trang 62 -62 )

công thức

Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng 4 chất diện hoạt là: Labrasol, natri laurylsulfat, Cremophor, Gelucire. Kết quả cho thấy, công thức sử dụng natri laurylsulfat có độ hòa tan dƣợc chất thấp và Labrasol cho tỷ lệ hòa tan dƣợc chất cao nhất.

Labrasol, hợp chất của glycerid, là polyethylenglycol và mono, di acid béo trong đó acid béo chủ yếu là acid caprylic và acid capric, đƣợc tổng hợp do phản ứng ester hóa chuỗi triglycerid từ dầu dừa với PEG 400. Labrasol đƣợc coi nhƣ là một chất diện hoạt không ion hóa. Nó làm cải thiện tính thấm của dƣợc chất tạo ra các micel có kích thƣớc nhỏ giúp định hƣớng dƣợc chất bám trên bề mặt vùng thân nƣớc của micel từ đó cải thiện độ hòa tan của dƣợc chất [27]. Labrasol là tá dƣợc không tan trong nƣớc nhƣng thân nƣớc, khả năng chịu nén kém. Labrasol là chất diện hoạt ở thể lỏng nên khi phối hợp vào công thức viên sẽ đƣợc phân tán trong tá dƣợc dính trƣớc.

Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Seng Dueane Leuang Kham Ma năm 2011. Viên nén ibuprofen sử dụng chất diện hoạt Labrasol cho phần trăm giải phóng của dƣợc chất cao gấp 2 lần so với công thức sử dụng chất diện hoạt natri laurylsulfat [12].

4.2 Ảnh hƣởng của tá dƣợc siêu rã đến độ hòa tan của dƣợc chất trong công thức công thức

Ibuprofen là dƣợc chất dễ tan trong hydroxyd kiềm loãng và carbonat kiềm. Trong môi trƣờng đệm phosphat pH 6,8 tốc độ hòa tan ibuprofen nguyên liệu cao hơn rất nhiều so với trong môi trƣờng acid HCl 0,1N. Sau 20 phút, tỷ lệ ibuprofen hòa tan trong môi trƣờng đệm cao gấp khoảng 25 lần so với trong môi trƣờng acid [13]. Trong một số nghiên cứu khác, kết quả cũng cho thấy

54

rằng độ tan của ibuprofen tăng khi pH môi trƣờng tăng. Kết quả này cho thấy độ hòa tan của ibuprofen trong viên nén chịu ảnh hƣởng nhiều bởi thời gian rã trong môi trƣờng có pH cao.

Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng 3 tá dƣợc siêu rã để tác động vào độ hòa tan của dƣợc chất là: SSG, Croscarmellose, Crospovidon. Kết quả cho thấy ở thời điểm 5 phút, 10 phút, viên sử dụng Crospovidon có độ hòa tan dƣợc chất tốt hơn. Tuy nhiên công thức sử dụng Crospovidon hạt tạo ra ẩm, xốp, khó chịu nén. Do vậy viên nén tạo ra không đạt yêu cầu về độ cứng nên chúng tôi loại ra. Nguyên nhân là do trong thành phần công thức viên nén có tá dƣợc hút ẩm nhƣ CrosPVP. Hơn nữa, Labrasol là một chất diện hoạt không ion hóa có bản chất là ester của triglyceride dạng lỏng, khả năng chịu nén kém. Trong quá trình làm hạt, các phân tử Labrasol bám lên các bề mặt tiểu phân dƣợc chất tạo thành một lớp màng trơn, làm các tiểu phân trƣợt lên nhau và khó nén khi tác dụng lực. Mặt khác, khả năng trƣơng nở của Crospovidon bị ảnh hƣởng bởi kỹ thuật xát hạt ƣớt, khả năng hút nƣớc bị giảm, dẫn tới giảm số lƣợng các vi mao quản, khả năng cải thiện độ rã viên giảm.

Viên nén sử dụng SSG và Croscarmellose có độ hòa tan dƣợc chất ở thời điểm sau 5 phút là tƣơng đồng nhau: 21,65% với PAR và 21,46% với IBU ở công thức sử dụng SSG và 23,45% với PAR và 19,01% với IBU ở công thức sử dụng Croscarmellose. Tuy nhiên ở thời điểm 60 phút, cả 2 dƣợc chất đều hòa tan trên 90% trong công thức sử dụng SSG còn trong công thức sử dụng Croscarmellose, độ hòa tan của PAR và IBU lần lƣợt là 84,97% và 81,19% nên chúng tôi sử dụng SSG làm tá dƣợc siêu rã nhằm làm tăng độ hòa tan của PAR và IBU trong viên nén phối hợp.

55

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐỘ HÒA TAN CỦA PARACETAMOL VÀ IBUPROFEN TRONG VIÊN NÉN PHỐI HỢP (Trang 62 -62 )

×