0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Một số nghiên cứu gần đây về PAR và IBU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐỘ HÒA TAN CỦA PARACETAMOL VÀ IBUPROFEN TRONG VIÊN NÉN PHỐI HỢP (Trang 26 -29 )

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

1.5 Một số nghiên cứu gần đây về PAR và IBU

1.5.1 Paracetamol

Paracetamol là dƣợc chất ít tan trong nƣớc, vì vậy có nhiều nghiên cứu nhằm cải thiện độ tan và tốc độ hòa tan với mục đích làm tăng sinh khả dụng của thuốc.

a) Trong nư c

 Đã có nghiên cứu khảo sát ảnh hƣởng của các loại tá dƣợc lên khả năng chịu nén, thời gian rã và hòa tan paracetamol ra khỏi viên nén sử dụng tá dƣợc sủi nội natri bicarbonat. Kết quả cho thấy dung dịch PVP 15%, Croscarmellose, Aerosil là những tá dƣợc phù hợp với mục đích giải phóng nhanh của viên.

 Nguyễn Thu Hằng đã nghiên cứu bào chế thuốc đạn paracetamol giải phóng kéo dài. Kết quả cho thấy hỗn hợp acid stearic, suppocire có nhiệt nóng chảy ổn định, gần nhiệt độ cơ thể, phù hợp để bào chế thuốc đạn và sơ bộ đánh giá ổn định của thuốc đạn paracetamol bằng phƣơng pháp HPLC [7].

18 b) Ngoài nƣớc

 Wen H. và cộng sự đã nghiên cứu tƣơng tác giữa PVP với paracetamol và nhận thấy: PVP tạo liên kết hydro làm thay đổi bề mặt tinh thể của paracetamol, giúp dƣợc chất trở nên thân nƣớc hơn và độ tan của paracetamol tăng lên đáng kể [41].

 Mizumoto và cộng sự đã bào chế viên nén rã nhanh với paracetamol. Trong nghiên cứu, tác giả đã tạo ra một nguyên liệu phù hợp cho viên nén rã nhanh bằng cách kết hợp hai loại bột đƣờng: một loại có khả năng chịu nén thấp (mannitol, lactose) và một loại có khả năng chịu nén cao (maltose) dựa trên tính chất hóa lý của đƣờng saccharid. Thêm nữa, tác giả sử dụng sự thay đổi của tinh thể maltose đã làm cho viên đồng thời đạt đƣợc độ cứng và sự rã mong muốn. Viên sau khi dập có độ cứng thấp (1,7 kP) nhƣng thời gian rã rất nhanh (khoảng 20 giây). Khi để trong điều kiện nhiệt độ 250C và độ ẩm 70% trong 18 giờ, độ cứng của viên tăng lên 5,8 kP trong khi thời gian rã vẫn không quá 20 giây [31].

1.5.2 Ibuprofen

Ibuprofen là một chất khó tan trong nƣớc. Đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc với mục đích làm cải thiện độ hòa tan của ibuprofen bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau.

a) Trong nư c

 Vũ Ngọc Phú (2006) nghiên cứu bào chế viên nén IBU 200mg sử dụng natri starch glycolat phối hợp vào viên với tỷ lệ rã trong và rã ngoài bằng nhau, sử dụng tá dƣợc đệm và chất diện hoạt vào thành phần viên làm giảm thời gian rã của viên. Sau thời gian 6 phút giải phóng dƣợc chất đƣợc 84,64 % trong môi trƣờng đệm pH 6,8 [14].

19

 Nguyễn Thị Liễu (2006) nghiên cứu bào chế pellet IBU bằng phƣơng pháp đùn tạo cầu, xây dựng công thức bào chế IBU với tỷ lệ IBU là 80%, Avicel 20%, Aerosil 1,5%, tá dƣợc dính lỏng là HPMC 3% trong nƣớc và các thông số khác cho quá trình bào chế pellet IBU bằng phƣơng pháp đùn tạo cầu [10].

b) Ngoài nư c

 Gupta và cộng sự (2011) đã nghiên cứu cải thiện độ hòa tan của ibuprofen dùng hệ phân tán rắn với urea bằng phƣơng pháp dung môi và đun chảy ở các tỷ lệ ibuprofen: chất mang là 1:1; 1:3; 1:5. Kết quả cho thấy, ở điều kiện 370C ± 0,5 và pH 7,2 sau 90 phút, sự hòa tan của ibuprofen và chất mang với tỷ lệ 1:5 là 88,33% (phƣơng pháp dung môi); 82,31% (phƣơng pháp đun chảy) cao hơn đáng kể so với độ hòa tan của ibuprofen không đƣợc tác động 37,08% [24].

 Madhuri Newa (2008) đã nghiên cứu làm tăng độ hòa tan của ibuprofen trong hệ phân tán rắn sử dụng chất mang PEG 20000 cũng cho thấy sự cải thiện độ tan và sự hấp thu đƣờng uống ở chuột của ibuprofen. Kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hệ phân tán rắn của ibuprofen sử dụng chất mang PEG 20000 là một phƣơng pháp cải thiện độ tan, tỷ lệ hòa tan và hấp thu của IBU [33].

1.5.3 Paracetamol và ibuprofen

a) Trong nư c

 Năm 2007, tác giả Lê Đình Quang đã nghiên cứu bào chế viên nén giải phóng nhanh từ mẫu nguyên liệu đã đƣợc tác động bởi kỹ thuật tạo hạt rắn lỏng với paracetamol và phƣơng pháp đồng kết tủa với ibuprofen. Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ hòa tan của paracetamol trong 3 phút đầu đạt trên 94% và ibuprofen là trên 97%. Trong khi

20

độ hòa tan của paracetamol là 53,3% và ibuprofen là 50,4 % từ viên nén Alaxan đối chiếu. Độ hòa tan của ibuprofen bị ảnh hƣởng bởi sự thay đổi tỷ lệ của PEG 6000 và sorbitol [15].

b) Ngoài nư c

 Pawar đã sử dụng phƣơng pháp kết tụ đồng thời PAR và IBU cùng với một số tá dƣợc bằng phƣơng pháp dung môi để thu đƣợc hệ phân tán rắn. Kết quả thử độ hòa tan cho thấy: với hệ tốt nhất, sau 5 phút PAR giải phóng gần 90% và IBU giải phóng đƣợc 80% [34].

 Nghiên cứu in vivo ảnh hƣởng của pH tới khả năng khuyếch tán của PAR và IBU trong màng nhầy dạ dày, Shaw L. đã chỉ ra rằng: màng nhầy dạ dầy ngăn cản đáng kể mức độ khuyếch tán của PAR và IBU. Thay đổi pH không ảnh hƣớng tới khả năng khuyếch tán PAR nhƣng ảnh hƣởng đáng kể tới IBU: pH dạ dày tăng, mức độ khuyếch tán của IBU tăng. Kết quả này khằng định sử dụng các tá dƣợc có tính kiềm để bào chế thuốc đƣờng uống cho IBU [36].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐỘ HÒA TAN CỦA PARACETAMOL VÀ IBUPROFEN TRONG VIÊN NÉN PHỐI HỢP (Trang 26 -29 )

×