Dạng thuốc giải phóng kéo dài khác của metformin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên metformin giải phóng kéo dài trên quy mô pilot (Trang 29)

Nghiên cứu bào chế dạng thuốc GPKD phối hợp metformin và glipizid theo cơ chế bơm thẩm thấu được Bharadwaj P và cộng sự (2012) công bố. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi tăng hàm lượng chất tạo áp lực thẩm thấu (manitol và lactose) hay tăng nồng độ chất hóa dẻo PEG 400 trong màng bán thấm cellulose acetate, quá trình giải phóng dược chất diễn ra nhanh hơn. Khi tăng độ dày màng bán thấm quá trình giải phóng dược chất lại chậm lại và mô hình động học bậc không là phù hợp để mô tả quá trình giải phóng dược chất từ viên [17]. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Vamshi Krishna Lekkala và cộng sự (2010) về viên thẩm thấu chỉ chứa metformin sử dụng natri laurylsulphat tạo áp lực thẩm thấu và bao bằng màng bán thấm cellulose acetat với chất hóa dẻo là PEG 400 [55].

R. B. Patel và cộng sự (2011) nghiên cứu về hệ thẩm thấu chứa metformin và glipizid bằng phương pháp dập viên hai lớp của hai dược chất sau đó bao bằng màng bán thấm cellulose acetat với chất hóa dẻo PEG 400 và dầu thầu dầu. Glipizid được tăng độ tan bằng phức hợp Hp- β-cyclodextrin. Metformin với tính chịu nén kém, độ tan cao lại được sử dụng với khối lượng lớn nên được phun sấy cùng HPMC A15C để cải thiện khả năng chịu nén, kiểm soát quá trình giải phóng dược chất bằng cách kết hợp với HPMC K4M, HPMC K15M hoặc HPMC K100M. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể điều chỉnh glipizid giải phóng trong 2 giờ đầu bằng natri carbonat và metformin được kiểm soát giải phóng trong 12 giờ bằng cách kết hợp với HPMC K15 M : natri clorid tỷ lệ (10:5). Khi tăng kích thước lỗ khoan quá trình giải phóng dược chất diễn ra nhanh hơn [41].

19

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên metformin giải phóng kéo dài trên quy mô pilot (Trang 29)