Drk.L.Senthilkumar và cộng sự (2011) sử dụng tá dược kiểm soát giải phóng là HPMC K100M và HPMC K4M, tá dược dính là PVP K30 và tá dược độn là Avicel, viên bào chế được có khối lượng 650 mg. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi sử dụng HPMC K100 khoảng 13% cho công thức viên tối ưu. Khi
[24].
ủ (2012) [50]
(2011) [21].
M. Rajesh và cộng sự (2012) đã khảo sát dạng cốt thân nước kết hợp Na CMC với HPMC K15M hoặc HPMC K100M với tỷ lệ khác nhau trong quá trình kiểm soát giải phóng MH 500 mg. Kết quả cho thấy với hàm lượng Na CMC (25 mg), HPMC K100M (190 mg) cho quá trình giải phóng dược chất tương đương viên đối chiếu [33].
Nghiên cứu bào chế viên nén dạng cốt metformin GPKD bằng phương pháp dập thẳng sử dụng Methocel K100M CR hoặc Methocel K4M CR với các tỷ lệ khác nhau, Fiona Palmer và cộng sự (2005) đã lựa chọn được công thức bào chế viên bao gồm các thành phần: MH 50%, Methocel K100M CR (30%), MCC (19%), Aerosil 200 (0,5%), magnesi stearat (0,5%) và có các đặc tính sau: bột trơn chảy tốt, độ cứng đạt, độ bở dưới 0,01% và quá trình giải phóng dược chất tương đương như viên đối chiếu Glucophage XR 500 mg [25].
Bằng phương pháp tạo hạt khô Saptarshi Dutta và Dr. Srinivas Rao đã nghiên cứu bào chế viên nén metformin dạng cốt giải phóng kéo dài sử dụng tá dược kiểm soát giải phóng là HPMC K100M và HPMC K4M. Phương pháp tạo hạt khô giúp cải thiện khả năng trơn chảy của hạt, tăng chỉ số nén và giảm được lượng tá dược đi kèm. Thử nghiệm hòa tan được tiến hành trong 3 môi trường : pH 1,2 (2
16
giờ đầu), pH 4,0 (2 giờ tiếp theo) và pH 6,8 (8 giờ còn lại). Tác giả đã lựa chọn được công thức có tỷ lệ (metformin: 500 mg, HPMC K100M: 350 mg, Avicel PH101: 140 mg) cho kết quả thử hòa tan gần với viên đối chiếu nhất [44].
Uttam Mandal và cộng sự (2007) nghiên cứu bào chế viên nén metformin dạng cốt giải phóng kéo dài bằng phương pháp tạo hạt ướt. Các tác giả sử dụng HPMC K15M làm nguyên liệu tạo cốt, dung dịch PVP K30 trong isopropyl alcol làm tá dược dính. Bằng phương pháp bố trí thí nghiệm với hai biến độc lập là HPMC K15M (X1) từ 240 mg – 480 mg và PVP K30 (X2) từ 50 mg – 150 mg, biến phụ thuộc là % dược chất giải phóng tại thời điểm 1 giờ, 8 giờ và thời điểm dược chất giải phóng 50%. Kết quả nghiên cứu cho thấy dược chất giải phóng tuân theo động học Higuchi, giải phóng chủ yếu theo cơ chế khuếch tán. Tỷ lệ HPMC K15M và PVP K30 có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng giải phóng dược chất ra khỏi viên [52].
Chandan Garg và cộng sự (2013) kết hợp chitosan và hydroxyl propyl methyl cellulose phthalat (HPMCP) tạo thành cốt kiểm soát giải phóng dược chất. Chitosan : HPMCP với tỷ lệ 1:1 được biến thiên trong khoảng từ 5 mg đến 35 mg mỗi chất để đánh giá khả năng kiểm soát giải phóng dược chất và tối ưu hóa công thức bào chế. Dung dịch PVP trong isopropyl alcol được sử dụng làm tá dược dính. Viên được bào chế theo phương pháp tạo hạt ướt. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi sử dụng tá dược kiểm soát giải phóng có độ tan phụ thuộc pH như chitosan và HPMCP tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải phóng kéo dài metformin trong dạ dày cũng như trong đường ruột. Kết quả thử hòa tan invitro cho thấy quá trình giải phóng dược chất và động học giải phóng phụ thuộc vào loại polyme và tỷ lệ polyme. Tỷ lệ polyme cao làm giảm khả năng khuếch tán của thuốc và chống lại sự xói mòn của cốt [20].
Hệ nổi ở dạ dày kiểm soát giải phóng metformin sử dụng hỗn hợp HPMC K100M và Eudragit RL100 đã được Kamlesh J. Wadher và cộng sự (2013) sử dụng để bào chế viên GPKD 12h. Viên được bào chế theo phương pháp tạo hạt ướt và được đánh giá theo các tiêu chí: độ cứng, đồng đều khối lượng, độ bở, hàm lượng dược chất và thời gian nổi trong dạ dày. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ sử dụng HPMC K100M không thể kiểm soát được metformin giải phóng đến 12h trong khi đó kết hợp thêm Eudragit RL100 lại cho kết quả kiểm soát giải phóng tốt hơn. Công thức tối ưu thu được có tỷ lệ HPMC K100M và Eudragit RL100 đều là 15%, quá trình giải phóng dược chất tuân theo định luật Fickian và đồ thị giải phóng dược
17
chất thu được là tương đương với viên đối chiếu Glucomet SR với hệ số tương đồng f2 là 56,76 [31].
Bằng việc sử dụng các polyme có nguồn gốc tự nhiên như gôm guar và gôm xanthan A madhusudhan Reddy và cộng sự (2013) đã bào chế và đánh giá khả năng kiểm soát giải phóng metformin từ dạng cốt của các polyme này. Kết quả cho thấy khi chỉ sử dụng gôm guar cho hạt có khả năng trơn chảy tốt hơn và cũng có khả năng kiểm soát giải phóng tốt hơn. Tăng nồng độ gôm guar trong công thức viên sẽ làm kéo dài quá trình giải phóng dược chất [12].