Gắn việc thựchiện Quy chế dân chủ cơ sở với việc xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu Xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 91)

- Nhân dân có nhận thức tương đối thấp, một bộ phận người dân có tư tưởng lệch lạc như “nhà nhiều dân ít”: Nhà nước tự bỏ vốn đầu tư và triển

3.2.3.Gắn việc thựchiện Quy chế dân chủ cơ sở với việc xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu Xây dựng nông thôn mớ

QCDC là phát huy quyền làm chủ của người dân trong khi đó nhiệm vụ xây dựng NTM không thể không có sự đồng tình và chung sức thực hiện của người dân. Chính vì vậy, việc thực hiện QCDC với việc xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu Xây dựng NTM. Sự kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ này sẽ tạo nên sức mạnh to lớn để huyện sớm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Hiện tại, nhiệm vụ trọng tâm của Cẩm Xuyên trong giai đoạn hiện nay xây dựng thành công NTM, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất, tinh thần cho nhân dân; giải quyết tốt an sinh xã hội, củng cố và tăng cường niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng. Gắn việc thực hiện dân chủ ở cơ sở với nâng cao dân trí và phát triển toàn diện đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội ở cơ sở nông thôn. Để thực sự có thể làm chủ tham gia quản lý xã hội, mỗi người dân phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ về mọi mặt. Nâng cao dân trí, đặc biệt là kiến thức về pháp luật để hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, có ý thức sống và làm việc theo pháp luật. Về chiến lược lâu dài, phải xoá bỏ tình trạng mù chữ, thất học, văn hoá thấp trong nông dân. Người nông dân chỉ làm chủ được bản thân, làm chủ xã hội khi có một trình độ dân trí nhất định, mù chữ đứng ngoài chính trị và cũng không thể xây dựng, thực hiện dân chủ ở cơ sở có hiệu quả. Nâng cao dân trí và mặt bằng văn hoá chung phải đi trước một bước để mở rộng và nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện dân chủ cơ sở ở nông thôn.

Thực hiện tốt tất cả các khâu dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân quyết định mà quy chế dân chủ đã đề ra. Nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở nông thôn cần đi thẳng vào những vấn đề cụ thể như phương hướng phát triển kinh tế-xã hội địa phương, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm

nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đổi mới nội dung, phương pháp và nâng cao chất lượng sinh hoạt của các tổ chức cơ sở Đảng, xử lý, đánh giá, sử dụng, đề bạt, cất nhắc cán bộ cần công khai, minh bạch, công bằng và dân chủ, đổi mới phương thức hoạt động của các đoàn thể nhân dân theo hướng thiết thực, hiệu quả vì lợi ích thiết thân của đoàn viên, hội viên và của cộng đồng.

Trong giai đoạn tới, phát triển bền vững ở nông thôn nước ta là một nhu cầu cấp thiết, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên chính là những điều kiện, tiền đề quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững ở nông thôn ở Cẩm Xuyên nói riêng và cả nước chung.

3.2.4.T hực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với thực hiện chỉ thị 03 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng nhằm tạo động lực mãnh mẽ cho quá trình xây dựng nông thôn mới

Việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Nghị quyết hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Sau 3 năm thực hiện nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã được nâng lên rõ nét. Cán bộ, đảng viên đều nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong tình hình mới, trên cơ sở đó tự phấn đấu học tập và làm theo Người bằng những hành động, việc làm cụ thể nhằm xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh. Ý thức của quần chúng nhân dân trong cộng đồng được nâng cao, phát huy tốt trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Cấp ủy các cấp phải chủ động đưa việc học tập và làm theo Bác bằng các hành động cụ thể thiết thực như: xây dựng chương trình kế hoạch, xây

dựng chuẩn mực đạo đức gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của các tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể trong từng năm. Qua đó nêu cao vai trò tu dưỡng, rèn luyện giáo dục đạo đức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân tạo sự đồng thuận cao trong mọi hành động cách mạng, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 91)