Công khai hoá những điều “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 93 - 95)

- Nhân dân có nhận thức tương đối thấp, một bộ phận người dân có tư tưởng lệch lạc như “nhà nhiều dân ít”: Nhà nước tự bỏ vốn đầu tư và triển

3.2.5.Công khai hoá những điều “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để xây dựng nông thôn mớ

kiểm tra” để xây dựng nông thôn mới

Thực hiện tốt và công khai hóa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để “ý Đảng” hợp “lòng dân”, đây là nội dung cốt lõi của QCDC cơ sở, là con đường phát huy sức dân hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay. Bốn bước “Biết, bàn, làm và kiểm tra” là một quy trình khép kín thể hiện tính hệ thống khi thực hiện bất cứ một vấn đề nào. Thực hiện QCDC phải công khai minh bạch thì người dân mới biết, nếu không biết hết thì làm sao bàn, đã không cùng tham gia bàn bạc thì khó có thể đi đến nhất trí và như vậy thì chắc chắn không muốn làm.

Ở người dân, họ rất thực tế, việc tuyên truyền chung chung dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra là chưa ổn, quan trọng là người dân còn phải biết thêm là họ có được hưởng lợi gì khi họ tham gia thực hiện. Đúng như vậy khi bà con chung tay, chung sức cùng làm và thành quả đem lại là cho chính bà con mình hưởng, khi thông điều này thì bà con làm tất cả những gì mà họ thấy đem lại cái lợi cho mình, lúc ấy người dân mới thấy họ làm chủ thực sự. Chẳng hạn, khi thực hiện kế hoạch nâng cấp và làm các con đường chống lũ và phát triển giao thông nông thôn ở huyện Cẩm Xuyên, nếu người dân không biết khi nào thực hiện, thực hiện như thế nào, thực hiện để làm gì, ai là người kiểm tra,... thì kế hoạch ấy khó mà hoàn thành. Ngược lại, khi dân được biết chủ trương nâng cấp, làm mới các con đường chống lũ và phát triển giao thông nông thôn là có lợi cho mình, họ biết khi nào thực hiện và thực hiện ở

đâu, quan trọng là nguồn kinh phí thực hiện phải như thế nào; họ được bàn phương án tiến hành hợp lí nhất, có như vậy họ kết hợp chặt chẽ với chính quyền huyện thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện thì để kế hoạch sớm hoàn thành và hiệu quả mang lại rất cao.

Do đó người cán bộ cơ sở phải tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền và vận động quần chúng, thông qua “Tổ liên gia, từng hộ gia đình” người cán bộ phải tuyên truyền, giải thích những thắc mắc, kiến nghị của nhân dân về những nội dung xây dựng NTM. Trong công tác tuyên truyền, vận động phải nói rõ những công trình nào là nhà nước đầu tư, công trình nào nhà nước và nhân dân cùng làm, những công việc nào nhân dân phải đóng góp xây dựng các công trình ấy được triển khai thực hiện theo lộ trình như thế nào,... sự tuyên truyền càng rõ càng tạo được sự đồng thuận lớn từ phía nhân dân, khắc phục được tình trạng thờ ơ hay thái độ trông chờ, ỷ lại sự đầu tư của nhà nước và hoài nghi về tính khả thi của các công trình.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật đồng bộ, tăng cường đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho việc xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở. Cần rà soát lại các chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân; liên kết được bốn nhà: Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông nhằm nâng cao ý thức và hiệu quả dân chủ hoá nông thôn và nông nghiệp để xoá bỏ mọi rào chắn, vật cản để khơi dậy tiềm năng, trí sáng tạo trong dân, phát huy được mọi nguồn lực của dân. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong chính sách quản lý tài chính, các luật thuế nông nghiệp, luật đất đai, các khoản đóng góp của dân...

Kết hợp việc tuyên truyền phổ biến rộng rãi công khai chính sách, các luật với tổ chức thi hành nghiêm chỉnh các chính sách, các luật lệ đó trong thực tế. Khuyến khích việc xây dựng quy ước của các thôn nhưng cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương. Nội dung của quy

ước phải vừa đảm bảo quyền lợi chung của cộng đồng, thực hiện tốt dân chủ của cộng đồng, đồng thời đảm bảo không trái pháp luật của Nhà nước và quyền lợi, trách nhiệm của cá nhân trước cộng đồng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phá bỏ các thủ tục rườm rà, gây phiền nhiễu cho dân. Chấn chỉnh lại quy chế tiếp dân, giải quyết các đơn thư tố cáo, kiến nghị của công dân từ cấp cơ sở đến cấp Trung ương, tránh hình thức, mỵ dân. Cần quy định quyền hạn, trách nhiệm và thời hạn giải quyết cụ thể cho các cán bộ, các cấp chính quyền. Không để tình trạng tồn đọng kéo dài, lòng vòng, lẩn tránh trách nhiệm, đùn đẩy cho nhau. Cần thành lập những ban chức năng có đủ quyền hạn đặc biệt để giải quyết kịp thời tình hình khiếu kiện của dân.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 93 - 95)