Đặc điểm, nội dung thựchiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 31)

1.1.2.1. Đặc điểm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

Có thể thấy rằng dân chủ ở cơ sở và đặc biệt dân chủ ở cấp xã là vấn đề trăn trở lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm đã có đến ba văn bản ban hành và sửa đổi về dân chủ ở cấp xã (Nghị định số 29/1998/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế dân chủ ở xã; Nghị định 79/2003/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 29; ngày 20/4/2007, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thay thế cho Nghị định 79); trong khi các văn bản QCDC khác vẫn giữ nguyên hoặc chưa kịp ban hành. Việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã bên cạnh các đặc điểm chung của thực hiện pháp luật nói chung còn có những điểm đặc trưng sau đây:

Thứ nhất, thực hiện QCDCCS là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục gắn liền với các hoạt động trên địa bàn thôn, xóm, tổ dân phố. Đâu là nơi người dân có thể cảm nhận thực tế dân chủ ở xã; ngay tại xã, huyện, tỉnh hay phải tận ở trung ương? Con người không chỉ có khát vọng dân chủ mà cần cảm nhận thực tế, đến thực hành dân chủ và thực hành pháp luật. Nói rằng dân chủ ở xã - tên gọi là thế nhưng kỳ thực mảnh đất hiện sinh cho dân chủ

không hẳn tập trung tại trụ sở của chính quyền xã, mà nó phải đi xuống thôn, xóm, tổ liên gia liên kết - là những đơn vị hành chính tự nguyện. Hơn nữa, dân chủ không chỉ là thực hiện những quy định trong các quy chế dân chủ, mà thể hiện thường xuyên, liên tục bằng tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội của chính người dân tại đây. Chính vì thế, dân chủ ở cấp xã không thể khác hơn là trở về, được thực hiện bởi chính dân chủ xóm, thôn. Chính quyền xã chỉ còn tồn tại với vai trò là đại diện cho nhà nước trực tiếp giám sát, kiểm tra việc thực hiện dân chủ, việc của cấp xã mang tính chất định hướng cho xóm, thôn phát triển.

Thứ hai, việc thực hiện QCDC ở cơ sở được triển khai trên địa bàn rộng lớn nhất so với các loại hình dân chủ khác ở cơ sở. Điều này lý giải bởi hệ thống chính quyền xã là hệ thống quyền lực có địa bàn rộng lớn nhất. Chính quyền cấp cơ sở được hình thành trên một cộng đồng dân cư, cộng đồng lãnh thổ bền vững, dưới cấp này không hình thành một cấp chính quyền nào khác. Do đó “dân chủ ở cơ sở” phải được hiểu là dân chủ ở cấp thấp nhất, là nơi người dân thể hiện trực tiếp nhất quyền làm chủ của mình. Đó là thôn - là đơn vị hành chính tự nhiên được hình thành bằng một cộng đồng dân cư chặt chẽ. Và suy cho cùng, tất cả các tổ chức quyền lực nhà nước cấp trên, muốn phát huy tác dụng cuối cùng đều phải thông qua vai trò của hệ thống chính quyền xã; dân gắn với nhà nước, trước hết và trực tiếp thông qua quan hệ với chính quyền cơ sở; tạo lập lòng tin của dân với Đảng, với Nhà nước trước hết cũng thực hiện thông qua quan hệ giữa nhân dân với chính quyền xã. Vì vậy thực hiện dân chủ ở cơ sở được triển khai trên phạm vi rộng lớn nhất, tác động đến nhiều chủ thể nhất so với việc thực hiện dân chủ ở cơ quan hay doanh nghiệp…

Thứ ba, thực hiện QCDC ở cơ sở được tiến hành bởi nhiều chủ thể khác nhau, trong đó, nhân dân là một chủ thể đặc biệt quan trọng. Không ít

người dân hiện nay khi được hỏi về QCDC, dân chủ ở cấp xã thì trả lời với một thái độ rất bàng quan rằng đó là việc của chính quyền, đoàn thể, của lãnh đạo. Nhiều người dân quanh năm sống với đồng ruộng, một quyết định từ UBND xã ban hành chứ chưa nói đến những cấp cao hơn là huyện, tỉnh, rồi trung ương, họ luôn tự nhìn nhận mình với vị trí là “đối tượng phải thi hành”. Khác với nhiều quan hệ pháp luật trong đó chủ thể thực hiện chủ yếu là nhà nước thì pháp luật về dân chủ ở xã được thực hiện bởi nhiều chủ thể. Đó chính là hệ thống chính trị ở cơ sở và quan trọng hơn là những người dân sống tại địa bàn cơ sở. Chính họ sẽ quyết định hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã. Xét cho cùng, sự nghiệp đổi mới của đất nước nói chung và công cuộc CNH, HĐH nói riêng tùy thuộc lớn vào cơ sở, vào chính quyền xã, mà sức mạnh của chính quyền là ở nơi dân, là việc quy tụ được lòng dân, là phát huy tình đoàn kết, truyền thống, tinh thần làm chủ của nhân dân, là hướng tới người dân, vì lợi ích của dân.

Thứ tư, thực hiện pháp luật dân chủ ở cấp xã là thực hiện các quy phạm cụ thể quy định trong các văn bản do Nhà nước ban hành, cụ thể ở đây là các quy định trong QCDC ở xã (hiện nay là Pháp lệnh thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn). Điều này là hoàn toàn cần thiết để tránh các trường hợp lợi dụng dân chủ để kích động, lôi kéo, dân chủ quá trớn, vô chính phủ. Dân chủ phải được hiểu là sự tự do trong khuôn khổ pháp lý. Do vậy, không thể cho rằng "dân chủ" và "hoàn toàn tự do" là một. Dân chủ phải gắn liền với chuyên chính. Chuyên chính không phải là mục đích của dân chủ mà là phương tiện bảo vệ nền dân chủ, bảo vệ những lợi ích của nhân dân, chống lại những kẻ đi ngược lại lợi ích của nhân dân, đi ngược lại chế độ dân chủ của nhân dân. Quyền làm chủ của một cá nhân không được đi ngược lại quyền làm chủ của các cá nhân khác và của cộng đồng. Xã hội dân chủ là một xã hội có trật tự, kỷ cương, nền nếp. Dân chủ đối lập với sự độc đoán, chuyên quyền, đồng thời

cũng đối lập với sự hỗn loạn, vô chính phủ. Để tránh tình trạng mất dân chủ hoặc lợi dụng dân chủ, đòi hỏi phải có các quy định mang tính quyền lực nhà nước cũng như các cơ chế để đảm bảo thực hiện được trên thực tế.

1.1.2.2. Nội dung thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

Ngày 18-2-1998, Bộ Chính trị ra Chỉ thị 30-CT/TW “Về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở”; ngày 11-5-1998, Chính phủ ban hành Nghị định 29-NĐ/CP và ngày 8-9-1998 ban hành Nghị định 71-NĐ/CP về thực hiện QCDC ở tất cả các cơ sở. Theo tinh thần Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) thì khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn là thực thực hiện nội dung về dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi đến với từng người dân nhằm phát huy cao độ quyền làm chủ của người dân trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và quản lý xã hội, giữ gìn an ninh trật tự công cộng ở địa phương. Chung quy lại QCDCCS có những nội dung cơ bản sau:

Quy định quyền của mọi người dân ở cơ sở được thông tin về pháp luật, các chủ trương, chính sách của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống và lợi ích hàng ngày của nhân dân tại cơ sở; có chế độ và hình thức báo cáo công khai trước nhân dân công việc của chính quyền, cơ quan, đơn vị về sản xuất và phân phối, về việc sử dụng công quỹ, tài sản công, về thu, chi tài chính, các khoản đóng góp của dân, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản, chế độ thu và sử dụng học phí, viện phí, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, công khai kế hoạch thu chi của địa phương theo từng thời điểm…

Thực hiện quy chế và các hình thức để nhân dân, cán bộ, công chức ở cơ sở được bàn bạc và tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ công tác chuyên môn, công tác cán bộ... của chính quyền, cơ quan, đơn vị;

kết quả ý kiến đóng góp phải được xem xét, cân nhắc khi chính quyền hoặc thủ trưởng ra quyết định.

Có quy định về việc để nhân dân bàn và quyết định dân chủ đối với những loại việc liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân trên địa bàn (như chủ trương huy động sức dân để xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình phúc lợi, các khoản đóng góp và lập các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật...); chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện theo ý kiến của đa số nhân dân, có sự giám sát, kiểm tra của nhân dân.

Hoàn thiện cơ chế để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức ở cơ sở trực tiếp và thông qua Mặt trận, các đoàn thể, ban thanh tra nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị; kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát của nhân dân phải được tiếp thu nghiêm túc.

Mở rộng các hình thức tổ chức tự quản để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức tự bàn bạc và thực hiện trong khuôn khổ pháp luật những công việc mang tính xã hội hoá, có sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan, đơn vị (như việc xây dựng hương ước, quy ước làng văn hoá, xây dựng tổ hoà giải, tổ an ninh, tổ tự quản, tổ liên gia, phong trào vệ sinh - môi trường, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người nghèo, .v.v.).

Xác định rõ trách nhiệm và tổ chức tốt việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và trả lời thắc mắc của nhân dân, công nhân, công chức ở cơ sở, chính quyền, cơ quan, đơn vị mình, nghiêm cấm mọi hành vi trù dập người khiếu nại, tố cáo.

Xác định trách nhiệm của tổ chức chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở định kỳ (ba tháng, sáu tháng, một năm), báo cáo công việc trước dân, phải tự phê bình và tổ chức để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức ở cơ sở góp ý kiến, đánh giá, phê bình; nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp đó;

Thực hiện tốt những nội dung trên cũng chính là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, đó là bước đột phá trong chiến lược phát huy dân chủ và khai thác sức mạnh của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.2. Các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượngthực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w