- Nhân dân có nhận thức tương đối thấp, một bộ phận người dân có tư tưởng lệch lạc như “nhà nhiều dân ít”: Nhà nước tự bỏ vốn đầu tư và triển
3.2.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở để hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mớ
hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới
3.2.6.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Đảng bộ cơ sở
Đảng bộ cấp cơ sở là tổ chức đảng lãnh đạo toàn bộ hoạt động của cơ sở, nên việc xây dựng NTM chủ yếu là thông qua vai trò của cấp ủy, chính quyền cơ sở và người dân nông thôn từ công tác quy hoạch cho đến tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể cơ sở Vì vậy cần:
- Tập trung xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh trật tự và an toàn xã hội nông thôn. Việc thể chế hóa chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của UBND và từng cá nhân là giải pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM. Trong đó, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, tiêu chuẩn kỹ thuật ngành, các quy định về quản lý tài chính, nguồn vốn đầu tư phải là nhiệm vụ và công việc trọng tâm của các sở, ngành chuyên môn.
- Thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM cho các cán bộ chuyên trách là trách nhiệm của ban chỉ đạo Chương trình NTM các cấp.
- Bằng việc tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ cấp xã đạt chuẩn; bổ sung cán bộ trẻ có năng lực cho các xã điểm NTM, nhất là cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp.
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm an ninh, trật tự nông thôn qua phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc; củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quần chúng làm công tác giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở; thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, trong đó chú ý phát huy vai trò của MTTQ các cấp và các đoàn thể trong công tác vận động người dân tham gia phòng, chống các tệ nạn xã hội.
3.2.6.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở
Chính quyền địa phương cơ sở là chính quyền được tổ chức ra nhằm bảo đảm, bảo vệ và phục vụ quyền, lợi ích của nhân dân, nhân dân là đối tượng cơ bản để chính quyền phục vụ. Dưới góc độ vai trò của nhà nước; nhân dân chính là chủ thể của quyền lực nhà nước. Theo đó, chính quyền địa phương cơ sở phải là chính quyền do nhân dân tổ chức ra, của nhân dân và hoạt động vì nhân dân. Các bản Hiến pháp của Việt Nam, từ 1946, 1959, 1980 đến 1992 đều khẳng định Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Điều 2, Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và Hiến pháp 2013 tại Điều 2 tiếp tục khẳng định: “1. Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 2. Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc
về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân đội ngũ trí thức”.
Nghị quyết số 17-TW, ngày 01/8/2007 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã xác định ''Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước''. Địa phương đang triển khai thực hiện các đề án như: Thí điểm bầu bí thư kiêm chủ tịch UBND, bí thư kiêm chủ tịch HĐND; vấn đề nhất thể hóa vai trò bí thư với chủ tịch UBND xã... Những cải cách về tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nói chung và chính quyền địa phương cơ sở nói riêng đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng xây dựng mô hình hành chính ''một cửa, một dấu''; công khai các thủ tục hành chính xây dựng bộ thủ tục hành chính); mạnh dạn phân cấp chức năng, nhiệm vụ cho cấp xã, thị trấn trong thực hiện các nhiệm vụ.
Cần tập trung nâng cao nhận thức một cách toàn diện cho người dân, trong đó đặc biệt quan tâm đến giáo dục ý nghĩa, vai trò, vị trí của công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Đổi mới các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thông qua các hội nghị, cuộc họp của tổ chức Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể diễn ra ở cơ sở để mọi người dân hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ của mình trong mối quan hệ với cán bộ, công chức cấp xã.
3.2.6.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của chi bộ thôn
Những năm qua, Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các chi bộ thôn, xóm và bước đầu đạt được một số kết quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ thôn, xóm về phát huy quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng NTM .
Cấp ủy huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Đảng ủy các xã thường xuyên quan tâm chỉ đạo các chi bộ thôn xóm, các tổ chức đoàn thể làm tốt công tác phát hiện, bồi dưỡng quần chúng ưu tú kết nạp vào đảng. Tập trung phát triển đảng viên ở những địa bàn có ít đảng viên; chú trọng bồi dưỡng, kết nạp quần chúng ưu tú trực tiếp lao động sản xuất, đoàn viên thanh niên…Một thực tế ở Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên hiện nay số đảng viên khối nông thôn chủ yếu là cán bộ về hưu tuổi đời cao, còn đảng viên trẻ rất ít, nếu bồi dưỡng, đào tạo kết nạp được đảng viên trẻ chủ yếu là giáo viên hoặc con em phấn đấu khi kết nạp xong lại thoát ly khỏi địa phương nhận công tác mới. Do đó, Cấp ủy huyện đã có chủ trương yêu cầu các đảng bộ, chi bộ cơ sở hằng năm phải xây dựng và thực hiện kế hoạch tạo nguồn, bồi dưỡng, kết nạp được đảng viên, phải quan tâm đến các vùng khó khăn trong công tác phát triển đảng viên, nhất là các thôn xóm có đồng bào theo đạo
Cùng với việc quán triệt sâu sắc các văn bản, chỉ thị của Đảng về công tác phát triển đảng viên tới từng chi bộ, giao trách nhiệm cho đảng ủy các xã chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, đảng viên có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng quần chúng, trước hết là con em, người thân trong gia đình. Hàng năm mở các lớp tìm hiểu về Đảng cho quần chúng là các thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Chú trọng phát triển số lượng nhưng phải bảo đảm đúng nguyên tắc, coi trọng chất lượng, kết nạp đảng viên phải gắn liền với củng cố tổ chức cơ sở đảng…
Tập trung chỉ đạo, duy trì nền nếp, cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ cả về nội dung, hình thức và phương pháp sinh hoạt. Nội dung sinh hoạt của chi bộ đảm bảo tính lãnh đạo, tính chiến đấu, tính giáo dục, nội dung phải thiết thực, cụ thể, gắn với yêu cầu, nhiệm vụ thực tiển của từng chi bộ và của địa phương. Chú trọng hình thức, phương pháp sinh hoạt và ra nghị
quyết chuyên đề, khắc phục tình trạng sinh hoạt chi bộ đơn điệu, nghèo nàn về hình thức, nội dung sinh hoạt rập khuôn chậm đổi mới
Các chi bộ, đội ngũ đảng viên thể hiện rõ vai trò nòng cốt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo để giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc như tệ nạn xã hội, các vụ việc tranh chấp đất đai, bạo lực gia đình... Các chi bộ xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng đảng viên. Gắn phân công nhiệm vụ với quản lý đảng viên về tư tưởng, công tác và sinh hoạt ở nơi công tác và cư trú. Các cấp ủy thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng.
Chi bộ thôn xóm thường được ví là cầu nối giữa Đảng với dân, trực tiếp lãnh đạo nhân dân thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng các cấp đề ra. Cầu nối ở chi bộ vững thì Đảng bộ vững, chính quyền mạnh, dân yên ấm. Để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi bộ thôn xóm đang là bài toán khó đối với nhiều tổ chức cơ sở Đảng. Để giải “bài toán” này, Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên xác định tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, từng bước xóa bỏ chi bộ ghép ở nông thôn, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, coi trọng công tác tạo nguồn phát triển đảng viên và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy Đảng. Trong đó, đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ được xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm phát huy vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng từ cơ sở. Qua khảo sát cho thấy, nhìn chung các chi bộ thôn, xóm duy trì đều nề nếp sinh hoạt, tỷ lệ đảng viên dự sinh hoạt đạt từ 85-90%; nội dung sinh hoạt đã bám sát hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương và quy định của tỉnh về tổ chức sinh hoạt chi bộ vào ngày mồng 3 hàng tháng. Ở nhiều chi bộ, đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề, bàn về các vấn đề nóng, cần tập trung triển khai thực hiện như lãnh đạo phát triển sản xuất vụ đông xuân, vụ hè thu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; xóa đói, giảm nghèo; đóng
góp xây dựng nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn; giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án, vệ sinh môi trương, phát triển đảng viên...Qua đó, đã nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, từ đó các phong trào, hoạt động của thôn xóm có nhiều chuyển biến, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.
Tuy nhiên, sinh hoạt chi bộ cũng còn những tồn tại, hạn chế, đó là: Hình thức, phương pháp sinh hoạt ở nhiều chi bộ còn đơn điệu; năng lực lãnh đạo của một số cấp ủy, bí thư chi bộ còn hạn chế; tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình ở một số chi bộ chưa cao, còn dị hòa vi quý, nể nang, né tránh, đảng viên trẻ ít phát biểu đóng góp ý kiến; một số chi bộ ra nghị quyết còn chung chung, có nghị quyết còn sao chép nguyên văn nghị quyết của cấp trên, chưa sát hợp với tình hình thực tế của thôn xóm, sinh hoạt chuyên đề còn thưa thớt...
Từ thực tế trên, năm 2013 Ban Thường vụ Huyện ủy Cẩm Xuyên đã xây dựng đề án đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, xóa bỏ chi bộ ghép và phát triển đảng viên mới
Công cuộc xây dựng NTM hiện nay đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, đảng viên trẻ, khỏe, có đủ năng lực tiếp nhận và ứng dụng tri thức khoa học kỹ thuật mới để lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Để có đối ngũ đảng viên trẻ nhằm tạo nguồn cho chi bộ - đây là vấn đề “khó” đặt ra cho các chi bộ nông thôn hiện nay. Về lâu dài, để nâng cao cả chất lẫn lượng, các chi bộ thôn phải đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên mới. Để làm được điều này, các tổ chức cơ sở đảng phải chú trọng tới việc “giữ chân” thanh niên ở lại quê hương làm ăn sinh sống, tạo mọi cơ chế để cho họ tự chọn cho mình hướng đi thích hợp với khả năng của mình. Theo đó, phải quan tâm hơn đến vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng
sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, mở ra cơ hội cho thanh niên rèn luyện, phấn đấu, từ đó tạo nguồn phát triển Đảng. Cùng với đó, vận động các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân theo dõi, phát hiện những hội viên ưu tú giới thiệu với chi bộ để bồi dưỡng, kết nạp, bổ sung nguồn kế cận cho Đảng ở các chi bộ.
Thực tế ở Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh cho thấy rằng, nơi nào cấp ủy cấp trên sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo, chú trọng kiểm tra, giám sát thì nơi đó hoạt động của các chi bộ nền nếp, năng lực lãnh đạo được nâng lên, tạo được các phong trào thi đua sôi nổi trong cán bộ đảng viên và trong nhân dân và ngược lại.
Xác định rõ vai trò hạt nhân lãnh đạo của các chi bộ thôn những năm gần đây, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo để nâng cao chất lượng hoạt động của các chi bộ. Trước tiên, Đảng bộ chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ cấp ủy, nhất là đồng chí Bí thư Chi bộ. Để làm được điều này, từ năm 1995 đến nay, khi trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện được thành lập, ngoài các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do tỉnh ủy triệu tập, hàng năm Huyện ủy đã tổ chức lớp bồi dưỡng cho đội ngũ cấp ủy viên, mời cán bộ Tỉnh ủy về giảng và quán triệt. Qua đó, đã giúp cho các đồng chí cấp ủy viên, nhất là cấp ủy viên ở các chi bộ nâng cao nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, kỹ năng lãnh đạo cơ bản phù hợp với yêu cầu thực tế đặt ra ở thôn xóm. Đội ngũ cấp ủy viên những năm gần đây cũng dần được trẻ hóa.
Cùng với đó, Huyện ủy phân công các đồng chí huyện ủy viên, lãnh đạo, chuyên viên các ban của Đảng theo dõi địa bàn vào ngày 3 hàng tháng về dự sinh hoạt với các chi bộ, trực tiếp chỉ đạo các chi bộ nâng cao chất lượng sinh hoạt, đổi mới cách ra nghị quyết. Hàng tháng, Thường trực Huyện ủy giao ban với bí thư các xã, thị trấn để nắm tình hình dưới đảng bộ, chi bộ và yêu cầu các đồng chí huyện ủy viên phụ trách báo cáo kết quả.
Thực tế cho thấy, chất lượng sinh hoạt chi bộ những năm gần đây đã được nâng lên, nề nếp sinh hoạt được duy trì, ngoài các nội dung thường kỳ theo quy định, nhiều chi bộ bám sát vào nhiệm vụ chính trị của địa phương, nghị quyết của Đảng ủy và thực tiễn ở thôn xóm để thảo luận, ra nghị quyết chuyên đề. Như vậy, muốn nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các chi bộ thôn, xóm, trước hết phải tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy, nhất là đồng chí bí thư chi bộ cả về năng lực lãnh đạo và công tác tổ chức phù hợp yêu cầu thực tế đặt ra ở thôn xóm.
Nhiều địa phương khác lại có chủ trương vận động các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân theo dõi, phát hiện những hội viên ưu tú giới thiệu với chi bộ để bồi dưỡng, kết nạp Ðảng. Ðây cũng là một giải pháp nhưng chỉ là giải pháp tình thế, vì những người được kết nạp Ðảng cũng đã ở độ tuổi trung niên. Mấu chốt của vấn đề vẫn là phải bổ sung nguồn lực trẻ cho các chi bộ thôn xóm.
3.2.6.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể quần chúng
MTTQ Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội, được tổ chức rộng rãi của tất cả các giai cấp và tầng lớp xã hội, với mục tiêu đoàn kết phát huy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc. MTTQ Việt Nam thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - một thể chế dân chủ thực chất mà không cần nhiều đảng chính trị. Đối với chủ trương xây dựng nông thôn mới