Thực trạng thựchiện Quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 60)

2.2.2.1 Công tác triển khai Quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

Xác định thực hiện tốt QCDC ở cơ sở là một trong những nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, Đảng bộ Cẩm Xuyên luôn chú trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Trong phát biểu tổng kết tại hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên khóa XXX (9/2013), đồng chí Nguyễn Văn Huyên, TUV, Bí thư Huyện ủy đã phát biểu: “Trong quá trình xây dựng NTM, người dân nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng bởi họ chính là người trực tiếp thực hiện, trực tiếp hưởng lợi. Chính vì vậy, việc áp dụng, thực hiện tốt QCDC ở cơ sở là một trong những yêu cầu không thể thiếu, qua đó sẽ phát huy vai trò chủ động, tích cực hưởng ứng của người dân, đồng thời góp phần hạn chế sự cựa quyền và nguy cơ tham nhũng, lãng phí trong quá trình triển khai thực hiện”

- Định kỳ tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong quá trình xây dựng đề án, kế hoạch. Công khai quy hoạch tại nơi công cộng, công khai các nguồn huy động đầu tư, việc quản lý, sử dụng các loại quỹ, các khoản đóng góp của nhân dân để xây dựng hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới. Nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương, mức đóng góp xây dựng nên tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao.

- Tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, lồng ghép với các buổi sinh hoạt của hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội nông dân, họp thôn, các cụm dân cư, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động sự vào cuộc của tất cả các ban, ngành, đoàn thể để giúp người dân hiểu về những lợi ích của chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Đối với những vấn đề người dân chưa hiểu rõ, Cấp ủy chủ trương họp nhiều lần giải thích cho dân hiểu và đồng tình hưởng ứng. Nhân dân tự nguyện tham gia các phong trào bảo vệ môi trường, tăng gia sản xuất phát triển kinh tế gia đình, xóa nhà tạm bợ, giúp nhau giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hóa, đóng góp tiền của xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu dân sinh,… góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới của địa phương. Đến nay 2013, toàn huyện đầu tư xây dựng nông thôn mới 486.390 tr.đồng, trong đó nhân dân đóng góp 120.250 tr.đồng.

Nhờ sự giám sát của người dân mà ở các xã trong huyện tránh được tình trạng khi công trình đưa vào nghiệm thu kém chất lượng, làm thất thoát tiền của Nhà nước và nhân dân.

Thời gian tới, Đảng bộ huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường nhận thức và trách nhiệm trong thực hiện QCDC cơ sở; nâng cao chất lượng, năng lực của đội ngũ cán bộ ở cơ sở; kết hợp hiệu quả giữa thực hiện QCDC với công tác cải cách hành chính; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các vi phạm về QCDC ở cơ sở.

2.2.2.2. Hoạt động của Ban chỉ đạo và vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể

Hệ thống chính trị của huyện Cẩm Xuyên hiện có 52 Đảng bộ, chi bộ trực thuộc với 10.081 đảng viên; trong đó: có 27 đảng bộ xã, thị trấn, 25 đảng bộ, chi bộ cơ quan trực thuộc. Cấp huyện và cơ sở đều thành lập Ban chỉ đạo thực hiện QCDCCS. Năm 2011 Đảng bộ huyện tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt thực hiện QCDC ở cơ sở; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, MTTQ và các đoàn thể, nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trong thực hiện QCDC trên mọi lĩnh vực. Từ đó, vai trò lãnh đạo của cấp ủy, trách nhiệm quản lý, điều hành của chính quyền được đề cao,

nhận thức của các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội có nhiều chuyển biến, quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực được phát huy, không khí dân chủ được mở rộng.

Ban chỉ đạo không ngừng được củng cố, kiện toàn để tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo thực hiện QCDC ở từng bộ phận của địa phương. Đầu năm, ngoài việc xây dựng chương trình công tác kiểm tra, giám sát, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra, giám sát đối với các loại hình ở cơ sở, chỉ đạo các bộ phận và các xã, thị trấn, cơ quan, nơi nào có sai phạm thì xây dựng phương hướng sửa chữa, khắc phục khuyết điểm. Nhiều đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ huyện đã mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp với nhân dân, “dựa vào nhân dân” để xây dựng và chỉnh đốn Đảng, gắn thực hiện QCDC với thực hiện Chỉ thị 03 CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt huyện và xã, thị trấn do HĐND bầu theo Nghị quyết liên tịch số 09 của Chính phủ và Trung ương MTTQ Việt Nam được thực hiện đúng hướng dẫn. Trong tổng kết cuối năm, các cấp ủy đều có nội dung đánh giá tình hình, kết quả thực hiện QCDC ở cơ sở. Các cấp ủy đảng thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo đối với hệ thống chính trị, trong đó, có đổi mới phương thức lãnh đạo đối với công tác dân vận, mặt trận và các đoàn thể; bảo đảm tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân thông qua các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở. Coi trọng xây dựng phẩm chất đạo đức, lối sống và vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên qua thực hiện QCDC, nhờ đó niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước được củng cố và tăng cường.

Ban chỉ đạo xã có Quy chế hoạt động, phân công thành viên phụ trách; MTTQ và các đoàn thể các xã, với vai trò vừa là thành viên Ban chỉ đạo, vừa trực tiếp lãnh đạo phong trào quần chúng ở cơ sở. Do đó công tác

tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện QCDC, nhất là những việc ''Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra'' đã được cụ thể hoá và phát huy hiệu quả ở các khu dân cư. Ban giám sát, Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở tất cả các xã, hoạt động giám sát đã phát huy được vai trò, trách nhiệm đối với việc giám sát các công trình xây dựng cơ bản.

Đảng bộ huyện đã chỉ đạo không ngừng cụ thể hóa Pháp lệnh số 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; chú trọng việc tuyên truyền, thông báo công khai để nhân dân biết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các chương trình, dự án được đầu tư của Nhà nước, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, chính sách hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ người nghèo, dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, vay vốn xoá đói giảm nghèo, vốn ưu đãi cho học sinh, sinh viên, quy trình giải quyết thủ tục hành chính. Đối với các công việc của HĐND huyện được trực tiếp bàn bạc thống nhất và quyết định như: mức đóng góp tiền, ngày công, hiến đất làm nhà văn hoá, làm đường giao thông liên thôn, kiên cố hoá trường lớp, kênh mương nội đồng, tham gia bình xét các hộ gia đình được hỗ trợ làm nhà ở theo Quyết định 167, bầu và miễn nhiệm đại biểu HĐND, thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát cộng đồng,… Nhân dân được phát huy dân chủ trong việc giám sát các cơ quan chức năng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, các chương trình, dự án, việc sử dụng các nguồn quỹ do nhân dân đóng góp, .v.v. Nhờ đó, nhân dân đã kịp thời nắm bắt được chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cùng với chính quyền huyện, các xã, thị trấn, nhân dân đã bàn và quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thiết thực ở cơ sở, cũng như tham gia giám sát các hoạt động chính quyền.

Bên cạnh đó, việc phát động các phong trào thi đua yêu nước và hương ước xã, thôn xóm đã tác động tích cực, nhất là thực hiện quyền dân chủ của nhân dân về những công việc trong cộng đồng dân cư như: Hỗ trợ giúp nhau về sản xuất; đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo; câu lạc bộ cầu lông, bóng bàn; câu lạc bộ làm vườn; tổ hòa giải mâu thuẫn nội bộ, xây dựng tình làng, nghĩa xóm, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.

Đối với khối các ban ngành và cơ quan trực thuộc đơn vị, nhìn chung Thường trực Huyện uỷ và lãnh đạo các ban, ngành luôn đề cao vai trò, trách nhiệm trong chỉ đạo và triển khai thực hiện QCDC gắn với thực hiện Chỉ thị 35 CT/TU, ngày 04/11/2008 và Kết luận 05 KL/TU, ngày 28/5/2011 của Ban Thường vụ Tinh về xiết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, Quyết định 33/2011/ QĐ – UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về ban hành quy định thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và Chỉ thị số 20-CT/TU, ngày 20/ 3/ 2012 của Ban thường vụ Tỉnh Ủy về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Đảng bộ đã triển khai thực hiện Chỉ thị, Kết luận và Quyết định của Tỉnh nghiêm túc, có hiệu quả gắn với việc xây dựng công sở văn minh, đến nay hầu hết các đơn vị đã xây dựng được quy chế nếp sống văn minh ở công sở. Nhiều cơ quan, trường học ngày càng được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có ý thức kỷ luật, thể hiện nếp sống văn hóa nơi công sở.

MTTQ và các đoàn thể chính trị, xã hội đã phát huy tốt chức năng giám sát, phản biện, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Trung ương, cua tỉnh về.tiếp tục triển khai việc thực hiện QCDC, tổ chức kiện toàn các ban thanh tra nhân dân và ban giám sát đầu tư của cộng

đồng, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động. Tập trung giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách, Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, chương trình xây dựng NTM, việc huy động các khoản thu đóng góp của dân xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình phục vụ sản xuất và đời sống trong huyện, việc thực hiện chính sách xã hội ở địa phương. MTTQ huyện nhiều năm nay đã duy trì, đưa cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư “đi vào chiều sâu, tổ chức hướng dẫn cho các hộ gia đình, các khu dân cư đăng ký thực hiện. Ngoài ra MTTQ đã thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy và trực tiếp trong việc tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hịên các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; tổ chức nhiều phong trào hoạt động ở địa phương thông qua các mô hình hoạt động có hiệu quả đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, được thể hiện qua các phong trào thi đua giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xây dựng đời sống văn hóa gắn với nhiệm vụ và quyền lợi của đoàn viên, hội viên. Các hoạt động và phong trào thi đua đều gắn liền với nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

2.2.2.3. Ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới

Vấn đề thực hiện QCDC ở cơ sở trong xây dựng NTM đã tạo nên sức sống mới trong đời sống kinh tế - xã hội ở huyện Cẩm Xuyên, đạt được kết quả đó thì không thể thiếu vai trò của người cán bộ cơ sở, là người trực tiếp phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Theo biên chế cán bộ công chức cấp xã, thị trấn có 271 cán bộ công chức. Về trình độ văn hóa (THCS 6 đồng chí chiếm 2,21%, THPT 266 đồng chí chiếm 97,79%). Về Trình độ chuyện môn (Tốt nghiệp trên Đại học 2 đồng chí chiếm 0,74%, Đại học 41 đồng chí chiếm 15,07%, Cao đảng 2 đồng chí chiếm 0,74%, Trung cấp 70 đồng chí chiếm 25,74%); So với mặt bằng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã đã qua đào tạo của cả tỉnh (chiếm khoảng

51,6%), thì trình độ chuyên môn đã qua đào tạo của cán bộ công chức của hệ thông chính trị cấp xã rơ huyện Cẩm Xuyên chưa đảm bảo (42,28%). Về trình độ chính trị (Cao cấp 6 đồng chí chiếm 2,2%, trung cấp 183 đồng chí chiếm 67,28%, sơ cấp 28 chiếm 10,29%, còn 50 đồng chí chưa có bằng sơ cấp lý luận chính trị chiếm 20,23%. Nhìn chung, lực lượng cán bộ ở cơ sở có mặt bằng trình độ học vấn và trình độ chính trị khá so với các huyện trong tỉnh, đó là điều kiện thuận lợi để họ tiếp thu và hoàn thành các nhiệm vụ của mình.

Về nhận thức: Được sự quán triệt chặt chẽ của Đảng bộ huyện về Chỉ thị số 30-CT/TW - xây dựng và thực hiện QCDC cơ sở, nên hầu hết mọi cán bộ đảng viên đều có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng của QCDC trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo nên sự đồng tình, tin tưởng mạnh mẽ của nhân dân để hoàn thành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hầu hết mọi cán bộ đều xem những nội dung cơ bản về “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” của QCDC là phương châm hành động, là mục tiêu phấn đấu phải hoàn thành. Họ luôn nhận thức được rằng: Giữa việc thực hiện tốt QCDC ở cơ sở và xây dựng NTM có mối quan hệ biện chứng với nhau. QCDC nếu được phát huy cao độ sẽ tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt các tiêu chí của NTM; góp phần làm cho nông thôn có bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Ngược lại, công tác xây dựng NTM thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với nhân dân; đồng thời, khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng, giám sát và góp ý cho cán bộ về phong cách, trách nhiệm, đạo đức, lối sống. Nhờ đó, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữ cán bộ với nhân dân và nhân dân với cán bộ ngày càng được tăng cường, trở thành cầu nối củng cố mối quan hệ mật thiết gắn bó và lòng tin giữa dân với Đảng. Vì vậy, mỗi cán bộ luôn nêu cao tinh thần hết lòng tận tụy, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phát

huy quyền làm chủ của người dân. Tiếp tục học tập Chỉ thị 03CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khóaXI) về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm thep tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bằng các chuyển đề, chủ đề của các năm: chuyên đề 2012 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị” ; chuyên đề 2013 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 60)