Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phẩn may II hưng yên (Trang 48)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

3.2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa cho phù hợp với việc phân tích đề tài, các công cụ và kỹ thuật tính toán và xử lý số liệu trên máy vi tính bằng phần mềm Excel.

3.2.3.2 Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được ấp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tại địa bàn nghiên cứu, thông qua đó đánh giá được mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu, từđó làm căn cứđể phát hiện được xu hướng và nguyên nhân các vấn đề phát sinh cần được giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu. Luận văn sử dụng phương pháp này nhắm mô tả thực trạng hoạt động tiêu thụ, các hoạt động liên quan đến hoạt động cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của công ty nói chung và sản phẩm may mặc nói riêng.

- Phương pháp so sánh

Là phương pháp so sánh được dùng chủ yếu trong việc phân tích thực tế đạt được với chỉ tiêu kế hoạch hoặc yêu cầu thực tế, so sánh cơ cấu sản phẩm tiêu thụ giữa các thị trường so sánh cơ cấu doanh thu, lợi nhuận, dùng để so sánh phân tích trong các trường hợp cụ thể khác được thể hiện thông qua bảng số liệu hoặc sơđồ cần thiết.

- Phương pháp SWOT

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng để hoạch định và đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược phát triển, giúp nhà quản lý nhận biết thực trạng tim ra đâu là bộ phận quan trọng mang tính quyết định đểđạt được hiệu quả, nhắm thực hiện tốt các mục tiêu đề ra cho tổ chức. Trong luận văn phương pháp này được áp dụng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty khi tham gia thị trường xuất nhập khẩu và thị trường trong nước với các đối thủ cạnh tranh sản xuất mặt hàng may mặc, mô tả phương pháp này trong luận văn thể hiện qua bảng 3.2. Bảng tổng hợp ma trận SWOT, khi sử dụng phương pháp phân tích SWOT chú ý cần liệt kê được thực trạng những điểm mạnh, điểm yếu hiện tại thông qua đó chắt lọc những yếu tố cơ bản có tính chất quyết định nhất để đưa vào khung phân tích, và áp dụng cách thức phân tích bắng cách kết hợp các yếu tố này đểđưa ra quyết định phù hợp.

- Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được dùng để thu thập thông tin có chọn lọc từ ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, những người đứng đầu cơ qua, tổ chức, các cán bộ ở các đơn vị, các cấp, các ngành trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc. Từđó có thể giúp cho việc nhận xét và đánh giá chung về mặt năng lực cạnh tranh của công ty, giúp cho việc nghiên cứu được chính xác, đúng đắn hơn và từđó đưa ra được giải pháp cụ thể mang tính hữu ích cho công ty.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

Bảng 3.3: Bảng tổng hợp Ma trận SWOT Môi trường trong

doanh nghiệp

Môi trường

Ngoài doanh nghiệp

Điểm mạnh (S)

Liệt kê những điểm mạnh quan trọng nhất trong môi trường nội bộ doanh nghiệp

Điểm yếu (W)

Liệt kê những điểm yếu nhất trong môi trường nội bộ doanh nghiệp

Cơ hội (O)

Liệt kê những cơ hội quan trọng nhất từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp

(SO)

Tận dụng điểm mạnh của doanh nghiệp để khai thác các cơ hội của công ty

(WO)

Tận dụng cơ hội ngoài để khắc phục điểm yếu bên trong doanh nghiệp

Thách thức (T)

Liệt kê những nguy cơ quan trọng nhất từ bên ngoài doanh nghiệp

(ST)

Tận dụng điểm mạnh bên trong để giảm bớt các nguy cơ bên ngoài

(WT)

Kết hợp những chiến lược mang tính “phòng thủ”cố gắng khắc phục điểm yếu và giảm tác động của nguy cơ bên ngoài

(Nguốn: Giáo trình quản trị kinh doanh, nhà XB KHKT GS. TS Đỗ Hoàng Toàn, 2007)

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phẩn may II hưng yên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)