4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.4 Nguy cơ (T)
(T1) Thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh mặt hàng may mặc (T2) Hàng nhái, hàng giả ngày càng gia tăng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84
Bảng 4.12: Bảng kết hợp mô hình SWOT trong phân tích năng lực cạnh tranh Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu với các cơ hội và nguy cơ
Điểm mạnh – Nguy cơ (ST)
- Tận dụng nguồn lực tài chính mạnh, nguồn nhân lực có trình độ, yêu nghề, tâm huyết với công ty, giúp công ty tạo dựng thương hiệu nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh.
- Nguồn nhân lực có trình độ tay nghề, tâm huyết gắn bó, tạo điều kiện để công ty đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, chống hàng nhái hàng giả.
- Tranh thủ cơ hội Việt Nam gia nhập các tổ chức, tận dụng công nghệ để sản xuất và phát triển các sản phẩm đánh dấu thương hiệu của công ty trên thị trường thế giới.
Điểm yếu – Nguy cơ (WT)
- Khắc phục tính phụ thuộc nguồn nguyên vật liệu, công ty cần tím các ngồn thay thế để tăng tính cạnh tranh đối đầu với thách thức thị trường ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh. - Hạn chế sự biến động về lao động, thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh sản phẩn cùng loại trên thị trường.
- Công ty cần phải xây dựng thương hiệu, thành lập bộ phận nghiên cứu phát triển thị trường chuyên nghiệp để khắc phục nguy cơ Việt Nam gia nhập tổ chức WTO và các tổ chức.
Điểm mạnh – Cơ hội (SO)
- Tận dụng thế mạnh về tài chính để phát triển sản xuất tăng thị phần xuất khẩu. - Tận dụng địa bàn thuận lợi, trong khi nền kinh tế đang phục hồi trở lại, đội ngũ lãnh đạo, CBCNV là người tâm huyết với nghề. - Đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường, mạng lưới kênh phân phối phù hợp, dây truyền công nghệ tiên tiến hiện đại.
- Tận dụng nguồn nhân lực để phát triển công nghệ thông tin thu hẹp khoảng cách giữa các nước trên thế giới. Việt nam đang có lợi thế trong sản xuất hàng may mặc so với các nước sản xuất cùng ngành hàng.
Điểm yếu và cơ hội (WO)
- Khắc phục nguồn nguyên liệu, tranh thủ sự ủng hộ của Nhà Nước về thương hiệu ngành dệt may nói chung và công ty nói riêng.
- Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu trong công tác thu hút nguồn nhân lực. Thành lập các tổ chuyên môn cần thiết phục vụ hoạt động công ty.
- Tận dụng cơ hội toàn cầu hóa đang được đẩy mạnh về rào cản thương mại, Việt Nam đang có lợi thế trong sản xuất mặt hàng may mặc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85