Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phẩn may II hưng yên (Trang 35)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH

2.2.2Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam

a. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình

Được thành lập tháng 9/9/1982, từ một công ty chuyên sản mặt hàng may mặc mỗi năm sản xuất hàng triệu sản phẩm, công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình đã phát triển thành một hệ thống gồm 2 công ty chuyên sản xuất kinh doanh mặt hàng may mặc, mỗi năm cung cấp cho thị trường hơn hàng nghìn sản phẩm. Công ty sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại của Italia và công nghệ tiên tiến của Tây Ban Nha nhưng giá bán ra hiện nay thuộc loại thấp nhất trên thị trường. Sản phẩm của của công ty đã đánh bại các mặt hàng gia công của nhiều công ty và trở thành đối thủđáng gờm đối với các sản phẩm cùng loại trên thị trường nội địa, kể cả sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước có tên tuổi. Bí quyết cơ bản để cạnh tranh được của doanh nghiệp này là giảm giá thành sản phẩm bằng các biện pháp sau. Một là, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án để đạt được lợi thế nhờ suất đầu tư thấp nhất. Hai là, trước khi đầu tư, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước để mua thiết bị chính hiệu, hiện đại, đúng giá còn thiết bị phụ trợ doanh nghiệp tự nghiên cứu chế tạo. Đây là yêu tố giảm giá thành lớn nhất. Ba là, tổ chức bộ máy quản lý thật gọn nhẹ, hiệu quả để giảm chi phí thuê lao động. Bốn là, giảm chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào nhờ tìm đúng nhà cung cấp đảm bảo chất lượng, giá thành thấp nhất, nhập và mua hàng hóa đúng thời điểm và có kho tàng dự chữ nguyên vật liệu lúc nguyên vật liệu khan hàng.

b.Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may Hưng Long

Công ty cổ phần may Hưng Long xác định, phải nắm rõ đối tượng, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng để sản xuất các sản phẩm phù hợp từđó thâm nhập

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 vào các thị trường tiềm năng trong nước và quốc tế. Để thực hiện được điều này, công ty đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp “Đa dạng hóa các mặt hàng và mở rộng mạng lưới tiêu thụ”. Các mặt hàng của công ty hết sức đa dạng từ cao tới bình dân, phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau, mức thu nhập khác nhau. Mạng lưới phân phối của công ty đã được hình thành rộng khắp cả nước với ba kênh phân phối chính là. Kênh phân phối trực tiếp. Kênh phân phối thông qua đại lý cấp 1 gồm nhiều đại lý có mặt đến các quận, huyện của các tỉnh, thành phố. Kênh phân phối qua đại lý cấp 2 và các điểm bán lẻ bao gồm nhiều đại lý đến tận các phường, xã và các điểm bán lẻ có kinh doanh sản phẩm của công ty, chiếm từ 70-90% tuỳ từng mặt hàng khác nhau. Nhờ đó các sản phẩm của công ty có mặt ở khắp mọi nơi, được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

c.Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty may Hưng Yên - Công ty cổ phần

Được thành lập ngày 19/5/1966 trải qua 48 năm thành lập và phát triển, đến nay Tổng công ty may Hưng Yên – Công ty cổ phần đã có 6 công ty con ở Hưng Yên các công ty con được đặt tại khu công nghiệp Phố Nối Hưng Yên và các huyện trong tỉnh tổng công ty đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trên thị trường trong tỉnh và Việt Nam và thị trường xuất khẩu, với nhiều loại sản phẩm, công ty đã giành được nhiều danh hiệu do người tiêu dùng bình chọn, như hàng Việt Nam chất lượng cao, tại thị trường nội địa Tổng công ty may Hưng Yên – Công ty cổ phần đã xây dựng được hệ thống nhà phân phối rộng khắp trong tỉnh và các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương …và các tỉnh lân cận trong cả nước, sản phẩm xuất khẩu có mặt trên 15 quốc gia, với đội ngũ cán bộ công nhân viên của Tổng công ty rất hùng hậu. Để đạt được những thành công như vậy, công ty đã kiên trì với phương châm kinh doanh “cam kết về chất lượng cho người tiêu dùng”, công ty xây dựng nhiều giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong những năm qua trong đó có giải pháp, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng hướng tới khách hàng là hàng đầu, giải pháp mở rộng mạng lưới phân phối, giải pháp đào tạo nâng cao nguồn nhân lực.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28

2.2.3 Nhng bài hc rút ra trong cnh tranh và nâng cao năng lc cnh tranh đối vi công ty c phn may II Hưng Yên

- Đa dạng hóa sản phẩn và mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thực hiện hiệu quả trong việc khai thác thị trường bằng hệ thống kênh phân phối hợp lý, phục vụ tốt nhất nhu cầu của các đối tượng khách hàng trên thị trường.

- Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu của công ty bằng các chiến lược cụ thể về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, quảng bá thương hiệu sản phẩm thông qua các dịp hội trợ, triển lãm ...và các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật các hoạt động quan hệ với công chúng trong và ngoài nước.

- Quản lý, sử dụng đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu thực tế trong sản xuất kinh doanh. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của công ty, đáp ứng tốt nhất nhu cầu trong sản xuất kinh doanh, nâng cao tính chủđộng về nhân lực và vốn đáp ứng nhu cầu biến động mang tính đặc thù của sản xuất ngành hàng may mặc của công ty.

- Để vận dụng tốt kinh nghiệm của các công ty đã thành công trong kinh doanh mặt hàng may mặc nhờ năng lực cạnh tranh, công ty cổ phần may II Hưng Yên một mặt xem xét bối cảnh, tình hình thị trường, nguồn lực hiện có của mình để có giải pháp cạnh tranh hữu hiệu, không thể sao chép cứng nhắc các kinh nghiệm bởi tính chất, mức độ cạnh tranh thời điểm hiện nay đã có nhiều thay đổi. Điều cốt lõi có thể rút ra được từ các doanh nghiệp là tính năng động, không ngừng cải tiến, dám nghĩ, giám làm, của doanh nghiệp thoát khỏi những cái lỗi thời để tạo ra cơ chế quản lý hiệu quả hơn trong sản xuất kinh doanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phẩn may II hưng yên (Trang 35)