4. Bán hàng trả góp:
2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng 1 Tổng quát công ty CP Hoàng Dương
2.1.2.1 Tổng quát công ty CP Hoàng Dương
• Tên: Công ty CP Hoàng Dương
• Địa chỉ: Xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội • MST: 0500556123
• Điện thoại:04 33 648 797 • Tổng số lao động: 60 người • Vốn điều lệ: 1 tỷ đồng
Ngành nghề kinh doanh:
Công ty CP Hoàng Dương hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng.
Để hoàn thiện hơn hoạt động kinh doanh công ty đã không ngừng cải tiến và nâng cao bộ máy tổ chức quản lý của mình. Tổ chức quản lý của công ty như sau:
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Tổng Giám đốc (Chủ tịch HĐ quản trị) : có quyền cao nhất trong công ty, đưa ra định hướng phát triển của công ty, có chức năng quyết định chiến lược phát triển của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc, phó giám đốc và các quyền khác.
Giám đốc và Phó giám đốc: có chức năng điều hành hoạt động chung của công ty, bổ nhiệm, bãi miễn trưởng phòng, phó phòng công ty và các chức năng lãnh đạo của các đơn vị trực thuộc.
Phòng Tài chính – Kế toán: có chức năng theo dõi, quản lý tài chính của công ty trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Phòng Kinh doanh: có chức năng bán hàng và phát triển thị trường theo chủ trương kế hoạch do Ban Giám đốc đề ra; đáp ứng đầy đủ, kịp thời về hàng hóa theo yêu cầu thị trường và khả năng kinh doanh của công ty; xây dựng cơ chế giá một cách linh hoạt, có tính khả thi cao nhưng đảm bảo lợi ích của công ty.
Phòng Tổ chức – Hành chính: Theo dõi tổng hợp tình hình hoạt động của toàn công ty. Tham mưu cho Ban giám đốc về tổ chức bộ máy kinh doanh, bố trí nhân sự phù hợp. Tổ chức bộ máy lao động tiền lương. Xây dựng, hoàn thiện mô
Tổng giám đốc Phó giám đốc Phòng Tài chính – Kế toán Bộ phận Kho Giám đốc Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng kinh doanh
hình tổ chức công ty, đào tạo, sắp xếp cán bộ, công nhân viên, xây dựng quỹ lương, định mức lao động, ban hành các quy chế quản lý, sử dụng lao động, ký kết các hợp đồng lao động, giải quyết các chế độ lao động theo quy định Nhà nước.
Bộ phận Kho: có chức năng quản lý, theo dõi hàng hóa nhập vào và xuất ra khỏi kho.
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
• Kế toán trưởng: có nhiệm vụ lập đầy đủ, đúng hạn các báo cáo kế toán và quyết toán, và tư vấn cho giám đốc trong việc ra quyết định kinh doanh .
• Kế toán tổng hợp: Tổng hợp theo dõi các nghiệp vụ kế toán, thu thập các tài liệu kế toán giúp kế toán trưởng lập báo cáo kế toán.
• Kế toán chi tiết: Theo dõi chi tiết công nợ của khách hàng, nhà cung cấp và theo dõi chi tiết hàng hóa nhập vào và xuất ra khỏi kho…
• Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền, thực hiện xuất nhập quỹ tiền theo yêu cầu của cấp trên.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Các chính sách kế toán áp dụng:
• Niên độ kế toán: Năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12.
• Đồng tiền sử dụng: Việt Nam đồng
• Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên.
• Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
• Khấu hao tài sản cố định: TSCĐ được khấu trừ theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính.
• Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: theo phương pháp bình quân gia quyền. Kế toán
trưởng
Kế toán chi tiết Thủ quỹ Kế toán tổng hợp
• Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng: chế độ kế toán của công ty được áp dụng theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính.
• Hệ thống sổ kế toán áp dụng: Theo hình thức Nhật ký chung.