Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Kế toán bán mặt hàng thép tại công ty CP Hoàng Dương (Trang 31)

4. Bán hàng trả góp:

2.1.1Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay

Chứng từ:

Kế toán bán hàng trong nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng chứng từ không đầy đủ. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp không sử dụng phiếu xuất kho gây khó khăn cho kế toán trong việc lập hóa đơn, hạch toán sổ sách. Công việc giữa bộ phận kho và bộ phận kế toán trở nên phức tạp, không tạo thành một thể thống nhất. Khi xảy ra sai sót như thiếu hụt hàng hóa hay số liệu hàng bán không khớp đúng thì sẽ khó quy trách nhiệm cho đối tượng cụ thể.

Hóa đơn GTGT được lập không đúng nguyên tắc: cách ghi chép các mục trên hóa đơn hay thiếu chữ ký các đối tượng liên quan theo quy định…

Tài khoản:

Kế toán nhiều doanh nghiệp không sử dụng đến các tài khoản giảm trừ doanh thu: tài khoản 531 “hàng bán bị trả lại”, tài khoản 532 “giảm giá hàng bán”, tài khoản 521 “chiết khấu thương mại”

Phương pháp hạch toán:

Ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu: Kế toán nhiều doanh nghiệp không dùng các tài khoản: TK 531 “hàng bán bị trả lại”, TK 532 “giảm giá hàng bán”, TK521 “chiết khấu thương mại” để ghi nhận khi phát sinh các khoản hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán hay khoản chiết khấu thương mại. Khi phát sinh các khoản này, kế toán ghi giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng cách ghi Nợ TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.

Bán hàng theo phương thức trả chậm trả góp: theo đúng quy định, kế toán ghi nhận phần chênh lệch giữa giá bán trả góp với giá bán trả ngay vào tài khoản 3387 “doanh thu chưa thực hiện”. Sau đó, hàng kỳ, kế toán tiến hành phân bổ lãi vào TK 515 “doanh thu hoạt động tài chính”. Nhưng trên thực tế, kế toán nhiều doanh nghiệp hạch toán luôn khoản chênh lệch giữa giá bán trả góp với giá bán trả ngay vào tài khoản 515 “doanh thu hoạt động tài chính”

Bán hàng theo phương thức gửi đại lý: Theo đúng quy định, khi xuất kho gửi hàng cho đại lý, kế toán chỉ ghi tăng hàng gửi bán và giảm hàng hóa của doanh nghiệp, chưa ghi nhận doanh thu và giá vốn. Chỉ khi đại lý thông báo khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, kế toán mới ghi nhận doanh thu, giá vốn và khoản hoa hồng trả cho đại lý. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp hạch toán giá vốn hàng bán luôn tại thời điểm chuyển hàng cho đại lý.

Trường hợp bán hàng gửi thẳng không qua kho: kế toán nhiều doanh nghiệp gặp sai sót là hạch toán qua tài khoản 156 “hàng hóa”. Hạch toán đúng là hạch toán thẳng vào tài khoản 157 “hàng gửi bán”.

Trên đây là một số sai sót còn tồn tại ở kế toán bán hàng tại các doanh nghiệp thương mại hiện nay. Nguyên nhân đến từ nhiều phía khác nhau trong đó nguyên nhất cốt lõi nhất là do trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán. Thực tế, kế toán chưa nắm chắc Chuẩn mực, chế độ kế toán, các quy định hiện hành dẫn tới các sai sót trong hạch toán là điều dễ hiểu. Vì thế, việc trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ là điều rất cần thiết và đáng quan tâm không chỉ của kế toán viên mà còn của cả chủ doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kế toán bán hàng nói riêng và kế toán trong doanh nghiệp nói chung.

Một phần của tài liệu Kế toán bán mặt hàng thép tại công ty CP Hoàng Dương (Trang 31)