Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tới dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng

Một phần của tài liệu luận văn khoa thương mại điện tử Hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng trực tuyến trên website iboss.com.vn của công ty cổ phần IBOSS Việt Nam (Trang 33)

Khách hàng là yếu tố quyết định đến sự sống còn, sự thành công của doanh nghiệp, vì vậy, mục tiêu của doanh nghiệp là phục vụ khách hàng và khách hàng chính là yếu tố chính đem lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi công nghệ phát triển tạo nên chất lượng sản phẩm dịch vụ tương đồng nhau, kèm theo sự gia tăng về số lượng đối thủ cạnh tranh thì khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn hơn nên doanh nghiệp nào chăm sóc khách hàng hơn tốt thì sẽ giữ chân được khách hàng cũ và gia tăng khách hàng mới.

Sự thoả mãn của khách hàng luôn thay đổi và không kéo dài mãi. Để thỏa mãn những thay đổi về nhu cầu, tâm lý của khách hàng đòi hỏi website phải có những chương trình nghiên cứu khách hàng hợp lý, thường xuyên tiến hành những cuộc điều tra lớn nhỏ khác nhau theo định kỳ nhằm thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng liên quan tới mức độ thoả mãn của họ đối với dịch vụ của website

2.2.3.2. Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh là yếu tố tất yếu của thị trường, các doanh nghiệp để có vị thế tốt trong ngành đỏi hỏi phải nâng cao năng lực tranh. Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp kinh doanh cùng nhóm hàng, cùng chung thị trường.

Trong thời buổi công nghệ thông tin ngày nay, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực TMĐT ngày càng gia tăng, tạo nên một môi trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt hơn. Tuy nhiên, do đặc thù ngành nghề và sản phẩm kinh doanh là các phần mềm quản lý, phần mềm kế toán, phần mêm bán hàng, xây dụng các website… một trong những sản phẩm rất phổ biến trong kinh doanh TMĐT , nên có thể nói số lượng đối thủ cạnh tranh với công ty Cổ IBOSS Việt Nam là rất lớn. Đối thủ cạnh tranh của IBOSS có thể là công ty cổ phần DKT Việt Nam, công ty phần mêm GLOTRANS, công ty Webplus.... Do đó sức ép cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử là rất lớn

Mặt khác, là một Công ty nhỏ, quy mô chưa đủ lớn, nguồn vốn không đủ mạnh, kiến thức về TMĐT còn nhiều hạn chế… Để tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, công ty phải đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả của các công cụ chăm sóc khách hàng.

2.2.3.3. Môi trường công nghệ

Việc ứng dụng tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến nhằm hiện đại hóa các quy trình kinh doanh và thúc đẩy quá trình phân phối tiêu thụ sản phẩm hiện đang được các

doanh nghiệp khá quan tâm. Việc ứng dụng tiêu chuẩn công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử của các cơ quan, doanh nghiệp phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Kết quả khảo sát cho thấy 27,8% doanh nghiệp chủ yếu áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ để cung cấp thông tin cho giao dịch trực tuyến với đối tác.

Việc ứng dụng các tiêu chuẩn công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử nhằm hiện đại hóa hệ thống thông tin doanh nghiệp như xử lý số liệu kế toán - tài chính, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý hàng hóa kho bãi, hay lập kế hoạch nguồn lực được các doanh nghiệp ứng dụng với tỷ lệ khá đồng đều dao động trong khoảng từ 10 - 16%. Kết quả khảo sát cũng cho thấy 10,1% doanh nghiệp hiện ứng dụng những tiêu chuẩn vào việc thanh toán trực tuyến, theo xu hướng phát triển chung của hệ thống thanh toán qua mạng, con số này sẽ có triển vọng tăng cao trong những năm tới đây. Do nhận thức và khả năng triển khai ứng dụng tiêu chuẩn công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử vào các hoạt động chuyên môn sâu còn thấp, nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu áp dụng nhằm đẩy mạnh quảng cáo, giới thiệu thông tin sản phẩm, doanh nghiệp trên website.

2.2.3.4. Môi trường kinh tế

Trong năm 2014, lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định tốt hơn. Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, 9 tháng tăng 2,25%, thấp nhất trong 10 năm qua; dự kiến cả năm tăng dưới 5%. Mặt bằng lãi suất giảm khoảng 2% so với cuối năm 2013. Tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 9 đạt 7,26% (cùng kỳ là 6,87%), dự kiến cả năm tăng 12 - 14% theo kế hoạch. Tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định; dự trữ ngoại tệ tăng, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng khá cao. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng tăng 14,4%. Xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước tăng 13% (cùng kỳ tăng 3%). Ước cả năm xuất khẩu khoảng 148 tỷ USD, tăng 12,1%; nhập khẩu khoảng 146,5 tỷ USD, tăng 11%. Cán cân thương mại, cán cân vãng lai và cán cân thanh toán quốc tế tổng thể tiếp tục thặng dư.

Thu ngân sách nhà nước 9 tháng tăng 17,2% so với cùng kỳ. Ước thu cả năm vượt 10,6% dự toán. Bảo đảm chi theo kế hoạch và nhu cầu cấp bách phát sinh. Bội chi ngân sách 5,3% GDP. Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia vẫn trong giới hạn cho phép tại Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng tăng 10,3% so với cùng kỳ, ước cả năm bằng khoảng 30,1% GDP. Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tăng 12,8%, ước cả năm tăng 5,45%.

Quản lý thị trường, giá cả được tăng cường, tiếp tục thực hiện giá thị trường theo lộ trình đối với xăng dầu, điện, than, nước sạch, các dịch vụ giáo dục, y tế... đồng thời thực hiện hỗ trợ đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách. Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại được đẩy mạnh.

Kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế chưa vững chắc. Bội chi ngân sách còn cao. Nợ công tăng nhanh. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách năm 2014 khoảng 14,2% (theo quy định của Chiến lược nợ công là không quá 25%) nhưng nếu tính cả vay để đảo nợ và trả nợ vay về cho vay lại thì khoảng 26,2%.

Tổng cầu tăng chậm. Tăng trưởng tín dụng chậm trong những tháng đầu năm. Nợ xấu còn cao, xử lý còn chậm

Các doanh nghiệp hạn chế chi tiêu và quyết định chi tiêu một cách cẩn trọng hơn. Đây là một yếu tố gây bất lợi cho các DN kinh doanh TMĐT và ứng dụng TMĐT vào kinh doanh. Khi cần giảm chi phí không cần thiết thì TMĐT là một lựa chọn khả quan, nhưng bên cạnh đó, TMĐT cũng tiềm ẩn những rủi ro kinh doanh đòi hỏi khách hàng đặc biệt là các khách hàng là DN cần phải cân nhắc có nên tham gia TMĐT không?

2.2.3.5. Môi trường văn hóa xã hội

Thói quen mua sắm: của đa số khách hàng là một trở ngại lớn nói chung đối với

tất cả các doanh nghiệp muốn ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh. Phần lớn người tiêu dùng thường thích “nhìn tận mắt, sờ tận tay” những hàng hóa, vì vậy, nếu công ty thực hiện công cụ giao tiếp với khách hàng như qua quảng cáo hoặc email sẽ gặp những khó khăn lớn. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năm lớn nhất trong phát triển thương mại điện tử và là quốc gia rất nhanh nhạy với các mô hình kinh doanh trực tuyến, khách hàng của Công ty trong tương lai không chỉ là các khách hàng trong nước mà còn cả những khách hàng trên thề giới, và trong tương lai với sự phát triển của TMĐT và CNTT thì khách hàng có khả năng tiếp cận Internet nhiều hơn, họ có nhiều lựa chọn hơn vì vậy Công ty cần đẩy mạnh sử dụng các công cụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng để giao tiếp với khách hàng.

2.2.3.5. Môi trường chính trị pháp luật

Nói đến một nền chính trị ổn định thì không thể không nói đến Việt Nam, là một môi trường thuận lợi cho sự tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp TMĐT nói riêng. Bên cạnh đó hệ thống pháp luật cho TMĐT như dẫn Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin,… đang dần dần được hoàn thiện. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT thì khi pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn thì sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh dễ dàng hơn, có khung

pháp lý bảo vệ cho lợi ích của doanh nghiệp cũng như lợi ích của người tiêu dùng. Pháp luật về TMĐT ngày càng được hoàn thiện không chỉ bảo vệ các khách hàng tham gia vào các giao dịch TMĐT, bảo vệ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT, mà còn bảo vệ các doanh nghiệp mới bỡ ngỡ bước chân vào mảnh đất TMĐT, Pháp luật về TMĐT giúp doanh nghiệp tránh được các nguy cơ và rủi ro trong kinh doanh khi tham gia TMĐT.

Một phần của tài liệu luận văn khoa thương mại điện tử Hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng trực tuyến trên website iboss.com.vn của công ty cổ phần IBOSS Việt Nam (Trang 33)