4. Đóng góp của đề tài
4.5.2. Các nhóm giải pháp cần được ưu tiên thực hiện
4.5.2.1. Giảm thiểu các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến Thảm thực vật rừng
* Đối với hoạt động sản xuất chế biến Dong giềng + Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế và môi trường
Hiện nay trong toàn xã có 05 hợp tác xã chế biến Dong giềng có trang bị máy móc theo dây chuyền hiện đại, ngoài ra còn một số hộ gia đình sản xuất thủ công. Dong giềng là cây cho thu nhập cao hơn Lúa, ngoài ra việc chăm sóc không mất nhiều công đoạn, ít sâu bệnh chính vì vậy người dân tại địa phương chú trọng trồng Dong giềng và sản xuất Miến dong.
Bảng 4.25. So sánh hiệu quả các hình thức sử dụng củ Dong sau khi thu hoạch Chỉ tiêu Củ Dong đƣợc sử dụng Đem bán ngay Chế biến tinh bột Dong Làm Miến Dong Số lượng (kg) 100 17 11 Đơn giá/kg 1200đ 13.000đ 55.000đ Thành tiền (1) 120.000đ 221.000đ 605.000đ Chi phí Củi (2) 0đ 0đ 50.000đ Nhân công (3) 0đ 50.000đ 150.000đ Tổng tiền (1) – (2) – (3) 120.000đ 171.000đ 405.000đ Mức độ tác động
môi trường Tiết kiệm củi Tiết kiệm củi
Phá huỷ cấu trúc rừng, ô nhiễm
môi trường Theo kết quả điều tra trong bảng 4.24 ta thấy, 100kg củ Dong bán được 120.000đ, nếu đem chế biến thành tinh bột được 17 kg bán được 221.000đ, cuối cùng nếu đem tráng thành Miến dong được 11 kg bán được 405.000đ. Như vậy lợi nhuận tăng lên gấp 3,4 lần, nhưng TTV sẽ bị suy thoái do sử dụng củi đun để tráng miến và chất thải ra môi trường nếu không xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường. Tuy hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng sản phẩm Miến dong làm ra hiện nay chỉ theo thời vụ, chủ yếu là vào dịp tết, ngoài ra việc đưa Miến dong ra thị trường ngoài tỉnh, tới các siêu thị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trong nước chưa có, do đó đầu ra của sản phẩm, sản xuất gặp nhiều khó khăn. Trước đây người dân đã phải phá bỏ nhiều diện tích rừng tự nhiên, rừng tre, nứa … để mở mang diện tích trồng Dong. Hiện nay do giá thành dong củ thấp, người dân trồng tự phát không theo qui hoạch cụ thể, việc sản xuất miến thủ công không cạnh tranh được với máy móc hiện đại khiến nhiều hộ gia đình đã và đang có xu hướng phá bỏ diện tích trồng Dong để trồng cây ăn quả, trồng Mỡ, Keo, Quế… hoặc một số trồng Ngô tuy nhiên đất đã qua trồng Dong thường nghèo dinh dưỡng chính vì vậy cây Ngô phát triển kém, năng xuất thấp.
+ Các giải pháp đề ra là:
- Cần có những quy hoạch và quản lý chặt chẽ về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông - lâm nghiệp.
- Định hướng vùng trồng cây nông, lâm nghiệp.
- Quản lý chặt các cơ sở chế biến Dong, hạn chế chế biến Dong thủ công. - Tìm đầu ra cho sản phẩm Miến dong, liên hệ đưa Miến dong tới các siêu thị trong Khu vực và cả nước.
- Ổn định giá thu mua nguyên liệu.
* Đối với hoạt động chăn thả rông gia súc
+ Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế và môi trường
Hiện nay chăn nuôi đại gia súc của huyện mới chỉ phát triển theo hướng dùng làm sức cày kéo, đa số được thả rông trên rừng, có nhiều gia đình chỉ ngày mùa mới tìm về để cày kéo hoặc khi cần một khoản tiền để chi phí sinh hoạt thì mới lên bắt về. Việc thả rông có ưu điểm là lợi dụng được TTV tự nhiên làm thức ăn, không mất công chăn dắt nhưng cũng có rất nhiều nhược điểm do đó năng suất của vật nuôi cũng không cao, hiệu quả kinh tế thấp, gây suy thoái TTV. Các nhược điểm chính:
- Không có sự chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh của con người dẫn đến đàn gia súc bị chết rét, thiếu thức ăn, dịch bệnh dễ xảy ra…
- Xảy ra hiện tượng giao phối gần làm cho con lai có phẩm chất kém, đàn gia súc ngày càm kém chất lượng.
- Không có sự chăm sóc đặc biệt đối với gia súc chửa, đẻ và con non. + Các giải pháp đề ra là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Có chính sách nghiêm cấm, xử phạt những trường hợp chăn thả rông vào những khu rừng đang khoanh nuôi, bảo vệ.
- Địa phương cần quy hoạch vùng chăn thả gia súc, tiến hành chăn thả tận dụng, luân phiên với mật độ phù hợp.
- Nghiên cứu phân vùng sinh thái để làm căn cứ quy hoạch vùng trồng cỏ. Xác định các loại cỏ trồng phù hợp với điều kiện khí hậu.
- Hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trồng cỏ, chăm sóc, thu hoạch, chế biến thức ăn thô xanh, dự trữ thức ăn cho gia súc, hướng tới chăn nuôi gia súc hàng hóa.
- Hướng dẫn kỹ thuật cho người nông dân cách chăm sóc, phòng bệnh cho gia súc, đặc biệt là chăm sóc gia súc chửa, đẻ, gia súc non.
- Tận dụng phân của gia súc và trong gia đình để làm chất thải hữu cơ cho hầm ủ khí biogas cung cấp khí gas thay thế củi đun nấu sinh hoạt hàng ngày. Theo cách này, sẽ hạn chế được ô nhiễm môi trường và hoạt động khai thác củi.
- Khi xây dựng mô hình chăn nuôi gia súc ăn cỏ có thể tham khảo các kết quả nghiên cứu trong tài liệu của tác giả Hoàng Chung [10], [12]… và tác giả Từ Quang Hiển [17].
* Các hoạt động khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ + Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế và môi trường
Nguồn tài nguyên cây gỗ và LSNG đã và đang là những đối tượng để người dân hướng tới khai thác, vì đây là nguồn lợi duy nhất đem lại cho họ từ rừng. Hiện nay, thu nhập đem lại từ các tài nguyên này tuy không nhiều nhưng cũng đủ để trang trải một số chi phí sinh hoạt trong gia đình. Tuy nhiên, vì khai thác quá mức nên tài nguyên đang ngày càng bị cạn kiệt, môi trường đất dần suy thoái, xói mòn đất gia tăng, nguồn nước bị suy giảm…
+ Các giải pháp đề ra là:
- Có chính sách nghiêm cấm, xử phạt những trường hợp khai thác gỗ và LSNG tại những khu rừng đang khoanh nuôi, bảo vệ, khu di tích cảnh quan. Xây dựng các quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển vốn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ.
- Đối với khai thác gỗ: Khuyến khích sử dụng các gỗ Mỡ, Keo, Bạch đàn từ rừng trồng, dùng các vật liệu thay thế gỗ: Dùng các đồ vật, vật dụng bằng nhựa (cửa, bàn, ghế…)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Đối với khai thác củi: Tận dụng các cành cây bị gãy, rụng, các cây bị chết, sâu bệnh. Đồng thời nâng cao hiệu suất sử dụng củi bằng việc dùng bếp đun củi cải tiến, sử dụng bếp ga, hướng tới sử dụng năng lượng mặt trời.
- Đối với Song mây: Khai thác bằng hình thức chặt trên các khu rừng vì vậy cấm khai thác đối với các sợi mây dài dưới 3m.
- Đối với các loại rau rừng và cây thuốc: Cần có nghiên cứu khoa học về đặc điểm sinh thái, sinh vật học của từng loài cụ thể rồi tiến hành gây trồng thử nghiệm, từ đó hướng dẫn kĩ thuật cho nhân dân trong vùng trồng tại vườn đồi quanh nhà để tiện chăm sóc nâng cao năng suất, góp phần bảo tồn tài nguyên.
- Đối với các loại tre, nứa, vầu: Khi khai thác không được chặt trắng, mỗi bụi để lại từ 10 – 12 cây để rừng có thể phục hồi trở lại.
* Đối với hoạt động săn bắt động vật rừng
+ Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế và môi trường
Từ xa xưa, động vật rừng, đặc biệt các loại thú rừng là những đối tượng chính mà người dân trong vùng thường săn bắt. Đa số các động vật săn bắt được chỉ đơn thuần là cung cấp thực phẩm cho gia đình và trao đổi quanh bản làng. Sản phẩm này cũng có thể được đem bán cho các nhà hàng hoặc tư thương, tuy nhiên với giá rất rẻ. Hoạt động này đã gây những tác động xấu đến tài nguyên động vật, suy giảm tính đa dạng loài.
+ Các giải pháp đề ra là:
- Cần xử phạt hành chính đối với những trường hợp săn bắt động vật rừng. - Cần truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những cá nhân, tổ chức buôn bán động vật hoang dã trái phép.
- Xây dựng mô hình chăn nuôi các động vật hoang dã: Hươu, Nhím, Lợn rừng, Trăn, Rắn, Dúi … nhằm nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân, giảm áp lực đến tài nguyên động vật rừng. Để thành công cần: Khuyến khích, hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho người dân; Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm thực tế từ các mô hình đã mang lại hiệu quả cao; Khi áp dụng tại địa phương, ban đầu nên triển khai thí điểm rồi mới nhân rộng tới nhân dân; Quảng bá và giới thiệu sản phẩm trên thị trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4.5.2.2. Phát triển các hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến hệ sinh thái, thảm thực vật rừng
* Hoạt động trồng rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh + Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế và môi trường
Mô hình trồng rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh là một giải pháp quan trọng để nâng cao độ che phủ của rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đặc biệt là việc phòng hộ, từng bước nhằm nâng cao đời sống của người dân tiến tới làm giầu. Hiện nay, xét về hiệu quả kinh tế của các mô hình này tại KVNC mới chỉ đáp ứng ở mức độ xóa đói giảm nghèo, về hiệu quả môi trường thì chỉ ở mức phủ xanh đất trống đồi trọc. Một số tồn tại:
- Sau mỗi chu kỳ khai thác trắng, chủ rừng sẽ dọn sạch thực bì bằng cách phát hoặc đốt bỏ lớp TTV để trồng rừng theo chu kỳ mới (có nơi còn bỏ hoang). Tuy vậy, họ mới chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế, chưa quan tâm đến vai trò phòng hộ lâu dài của rừng. Với cách làm này khiến đất bị rửa trôi, bạc mầu, đồng thời vai trò phòng hộ của rừng thuần loài bao giờ cũng thấp hơn so với rừng hỗn giao, nhiều tầng tán.
- Mặc dù có tiến hành khoanh nuôi nhưng phần lớn chủ rừng chưa có tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, mức hỗ trợ còn thấp 200.000đ/ha/năm (từ năm 2010 trở về trước chỉ là 100.000đ/ha/năm).
- Nhiều nơi khoanh nuôi chưa đúng đối tượng. Ví dụ: Nơi đất dốc, đất còn tốt, yếu tố gieo giống tự nhiên còn phong phú, đáng lẽ ra phải thực hiện khoanh nuôi để TTV phục hồi, hạn chế được xói mòn đất, bảo vệ đa dạng sinh học, ít tốn kém kinh phí đầu tư. Tuy nhiên người dân lại tiến hành dọn sạch thực bì để trồng rừng. Tại nhưng nơi đất bạc mầu, nguồn gieo giống cây gỗ không còn thì họ lại khoanh nuôi.
- Chủ rừng thường gặp phải khó khăn về nguồn vốn đầu tư, thủ tục vay vốn ngân hàng gặp khó khăn, thời hạn vay ngắn hơn so với chu kỳ khai thác rừng, lãi suất cao…
- Tương tự như chăn thả rông gia súc, người dân chưa thực sự coi trồng rừng là một “nghề”, một phần do chưa được hướng dẫn đầy đủ kỹ thuật kinh doanh rừng, phần khác tuy đã được hướng dẫn đầy đủ quy trình nhưng không tuân thủ theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Các giải pháp đề ra là:
- Trước tiên Nhà nước và người dân phải thực sự hiểu và coi trồng rừng là một nghề “kinh doanh rừng”. Để thành công cần phải tổ chức tuyên truyền, tham quan học tập những mô hình kinh doanh rừng đã mang lại hiệu quả cao về môi trường và kinh tế.
- Xác định đúng đối tượng khoanh nuôi hoặc trồng rừng. Hướng dẫn đầy đủ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác rừng cho người dân, có thể tham khảo “Các giải pháp, quy trình phủ xanh đất trống, đồi trọc ở Thái Nguyên, Bắc Kạn” của tác giả Lê Đồng Tấn và cộng sự [43].
- Nâng mức hỗ trợ cho khoanh nuôi phục hồi rừng lên thành 500.000đ/ha/năm, đối với năm thứ nhất, từ năm thứ 2 là 200.000đ/ha/năm. Trong quá trình thực hiện, không nên triển khai cùng một lúc trên diện rộng mà cần tiến hành theo từng khu vực nhỏ, sau khi rừng phục hồi và phát triển t
. - Thời gian đầu, tại những khu vực đất đã bị thoái hóa trồng cây mọc nhanh, có tác dụng cải tạo đất (Keo). Trồng cây nông nghiệp để tận thu tối đa trên một đơn vị diện tích và tạo thu nhập ổn định trong khi chưa được khai thác rừng, đồng thời hạn chế cỏ dại xâm chiếm, phòng chống cháy rừng và có tác dụng phòng hộ. Đến khi được khai thác tiến hành chặt tỉa, chặt theo băng và trồng dặm cây bản địa sẽ có tác dụng phòng hộ lâu dài, hướng tới tạo rừng hỗn giao, cấp chứng chỉ rừng.