Đảm bảo phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động của cộng đồng dân tộc đến thảm thực vật ở xã Côn Minh huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 48)

4. Đóng góp của đề tài

4.2.3. Đảm bảo phát triển kinh tế xã hội

Kết quả tại bảng 4.9 ta thấy, trong thu nhập mang lại từ tài nguyên rừng thì LSNG chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng từ 22,52 % đến 50%. Qua điều tra phân tích chúng tôi nhận thấy LSNG mà người dân khai thác là các loại măng, cây thuốc, cây rau rừng, củi đun, các loại quả (Trám), sa nhân, thảo quả ...

Từ xa xưa rừng đã là nơi sống cung cấp thức ăn, nước uống và các nhu cầu thiết yếu khác cho sự sinh tồn của loài người. Hiện nay, xã hội loài người đã có những bước tiến xa hơn rất nhiều, nhưng việc sử dụng tài nguyên rừng vẫn đang có chiều hướng ngày càng gia tăng. Tại KVNC, khai thác tài nguyên rừng đã và đang là một việc làm thường xuyên góp phần đảm bảo cuộc sống hàng ngày của nhiều hộ gia đình. Nguồn tài nguyên thực vật được sử dụng chủ yếu là các cây gỗ lớn, cây dược liệu, cây ăn được, cây làm đồ thủ công mĩ nghệ, cây làm cảnh… tài nguyên động vật như: Các loài chim, Cầy vòi, Dúi, Rùa, Sóc, các loài Rắn, Ong đất, Ong vò vẽ…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 4.9. Kết quả sản xuất lâm nghiệp của các hộ nông dân

Nguồn thu nhập Bản Cuôn (1000đ) Áng Hin (1000đ) Chè Cọ

Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ% Trồng rừng 341.7 13.00 52.17 4.16 257.75 13.54 Chăm sóc rừng 254.6 9.69 27.94 2.23 199.58 10.48 Bảo vệ rừng 416.84 15.86 123.75 9.86 279.45 14.67 Tỉa thưa rừng 289.58 11.02 44.81 3.57 106.44 5.59 Khai thác rừng 314.65 11.97 67.43 5.37 302.42 15.88 Thu hoạch LSNG 595.71 22.67 627.96 50.03 428.91 22.52 Động vật rừng 103.15 3.93 274.8 21.89 114.95 6.04 Khác 311.53 11.86 36.31 2.89 214.76 11.28 Tổng 2627.76 100.00 1255.17 100.00 1904.26 100.00

Kết quả tại bảng 4.9 ta thấy, trong thu nhập mang lại từ tài nguyên rừng thì thu hoạch lâm sản ngoài gỗ (LSNG) chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng từ 22,52 % đến 50%. Qua điều tra phân tích chúng tôi nhận thấy LSNG mà người dân khai thác là các loại măng, cây thuốc, cây rau rừng, củi đun, các loại quả (Trám), Sa nhân, Thảo quả ...

Như vậy, rừng ở KVNC có vai trò trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế xã hội, cân bằng môi trường sinh thái… Tuy nhiên, hiện nay chức năng của rừng bị suy giảm nhiều, nguyên nhân là do cấu trúc của rừng đã và đang bị phá hủy, cần có những chính sách, kế hoạch cụ thể để phục hồi rừng kịp thời.

4.3. Tác động của con ngƣời đến thảm thực vật và hệ sinh thái rừng

4.3.1. Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đến diện tích rừng tự nhiên

Sự gia tăng dân số có tác động rất lớn đến thảm thực vật, cùng với tập quán du canh du cư, canh tác nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số tại KVNC đã làm cho diện tích rừng tự nhiên tại đây giảm mạnh, kết quả nghiên cứu trình bày tai bảng 4.10.

Bảng 4.10. Ảnh hƣởng của sự gia tăng dân số đến diện tích diện tích rừng tự nhiên

Nội dung Năm 1980 Năm 1990 Năm 2000 Năm 2010 Năm 2014

Dân Số (người) 916 1550 2037 2355 2579

Diện tích rừng tự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng 4.10, cho thấy sự gia tăng dân số tỷ lệ nghịch với diện tích rừng tự nhiên, dân số gia tăng thì diện tích rừng tự nhiên bị giảm đi:

- Trong giai đoạn từ năm 1980 – 1990, dân số tăng 644 người, diện tích rừng tự nhiên mất đi 916,13ha. Trong mười năm này dân số trên địa bàn xã với tập quán du canh du cư, trạng canh tác nương rẫy (đi rừng, làm rẫy và ngủ rẫy) của đồng bào dân tộc nơi đây đã góp phần làm giảm độ bao phủ của rừng, nguồn tài nguyên rừng và phá hủy hệ sinh thái rừng. Có thể nói canh tác nương rẫy đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp lương thực cho đồng bào các dân tộc ở KVNC, mặt khác trong khoảng thời gian đó đồng bào ở đây sống chủ yếu dựa vào những nguồn tài nguyên sẵn có trong tự nhiên và chăn nuôi thả rông gia súc, gia cầm, lợn là chủ yếu là thả rông.

- Giai đoạn năm 1991 đến 2000 dân số tăng 487 người, diện tích rừng mất đi 799,98ha. Trong giai đoạn này sự suy giảm diện tích rừng vẫn tiếp tục diễn ra đầu những năm 1990 do chính sách mở cửa rừng người dân ồ ạt khai thác rừng để phục vụ nhu cầu hàng ngày và chủ yếu là để bán. Hàng trăm mét khối gỗ quí hiếm đã bị khai thác trong giai đoạn từ 1980 – 1993 như Trai, nghiến, Đinh, Lim, Thông đá …Giai từ 1990 – 2000 xuất hiện việc di dân tự do từ Cao bằng đến địa phương, do di cư từ nơi khác đến đồng bào dân tộc Dao ở đây đã phá đi một diện tích rừng lớn để canh tác. Năm 1993 Nhà nước ban hành quyết định 5322 (dự án PAM) trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc thì người dân mới bắt đầu trồng rừng trên toàn xã nhưng diện tích rừng trồng không lớn lắm.

Giai đoạn 2001 đến 2014, trong 14 năm dân số tăng 552 người, diện tích rừng mất đi 161,63ha. Trong giai đoạn này dân số tăng hơn giai đoạn trước, diện tích rừng tự nhiên mất đi đã giảm nhiều. Sở dĩ như vậy là do chính sách cấm cửa rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, tuy nhiên do nhu cầu về đất sản xuất cùng với tập quán CTNR nên người dân vẫn phá rừng.

Như vậy, trong thời gian 34 năm dân số của xã tăng 1.673 người, diện tích rừng tự nhiên mất đi 1857,74ha, mỗi một người dân sinh ra làm giảm diện tích rừng đi hơn 1,6ha. Trong giai đoạn sau từ 2001 đến 2014 do có chính sách cấm cửa rừng và các xã thuộc vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ đã được các tổ chức trong nước và nước ngoài tạo điều kiện như dự án PAM, 327, 661, 147 và gần đây là dự án 3PAD đã làm cho diện tích rừng tăng lên đáng kể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.3.2. Những hoạt động tiêu cực của con người có ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng

4.3.1.1. Hoạt động canh tác nương rẫy

Hoạt động canh tác nương rãy (CTNR) là tập quán lâu đời của người dân địa phương góp phần tự cung tự cấp cho cuộc sống của đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số. Côn Minh là xã miền núi, địa hình ít bằng phẳng mà có độ dốc cao, do đó việc canh tác nương rãy

nhận thấy

canh tác nương rãy vẫn còn diễn ra ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số như ở thôn Áng Hin, Lùng Pảng. Ở hai thôn này gần 100% là đồng bào dân tộc Dao, vì vậy, tập quán canh tác cũ vẫn ăn sâu trong sản xuất; mặt khác đồng bào dân tộc Dao ở đây chủ yếu sống trên các triền đồi, triền núi cao, do vậy, diện tích đất canh tác ít, ngoài ra diện tích của 02 thôn này nằm trong vùng lõi khu bảo tồn, do đó, diện tích đất nông nghiệp rất ít dân cư chủ yếu sống bằng canh tác nương rẫy, thu hoạch lâm sản ngoài gỗ.

Còn những thôn khác thì hoạt động canh tác nương rẫy đã giảm nhiều, nhưng

đi ngược lại (Tày,

N . Ban đầu, canh tác cho

hiệu quả năng suất cao, không phải đóng thuế đất nên đồng bào đã không ngừng mở rộng diện tích đất canh tác bằng cách đốt phá rừng. Trong canh tác, đồng bào đã biết áp dụng chu kỳ luân canh, biết cách phục hồi độ phì của đất, tạo điều kiện cho canh tác được liên tục, lâu dài và bền vững ở mức độ nhất định. Tuy nhiên canh tác mãi thì đất cúng dần bị thoái hóa cộng với sức ép về dân số, diện tích rừng tự nhiên giảm đã làm cho canh tác trở lên hiệu quả thấp, thiếu bền vững. Đây là hoạt động có ảnh hưởng lớn nhất đến các thảm thực vật rừng.

Để điều tra về hoạt động canh tác nương rãy, chúng tôi chọn 50 hộ gia đình đã từng tham gia canh tác từ năm 1980 đến nay rồi tiến hành phỏng vấn tại các thôn Áng Hin, Lùng Pảng, Chợ A, Nà Cằm kết quả điều tra trình bày ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Số hộ có hoạt động canh tác nƣơng rãy chia theo thời gian Thời gian Số hộ CTNR theo thành phần dân tộc Tổng Tày Nùng Dao Khác* SL % SL % SL % SL % SL % 1980 – 1990 10 20 14 28 18 36 8 16 50 100 1990 -2000 8 24 11 33 13 39 1 0,4 33 100 2000 – 2010 0 0 0 0 14 100 0 0 14 100 2010 - nay 0 0 0 0 7 100 0 0 7 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong các hộ điều tra từ năm 1980 đến nay, chúng tôi nhận thấy: Giai đoạn 10 năm (1980-1990), có 50 hộ (100%) số hộ điều tra có canh tác nương rãy. Giai đoạn 1990-2000, còn lại 33 hộ (66%). Giai đoạn 2000-2010 còn lại 14 hộ (28%). Giai đoạn 2010 đến nay còn 7 hộ (14%). Dân tộc Dao có tỷ lệ CTNR cao nhất, thấp hơn là dân tộc Nùng, rồi đến dân tộc Tày và các dân tộc khác.

Số lượng các hộ CTNR giảm dần trong những năm trở lại đây với những lý do sau: Người dân đã nhận thức được sự ảnh hưởng tiêu cực của CTNR đến sự thoái hóa của đất và TTV rừng; Hiệu quả sản xuất ngày càng giảm; Sự quản lý của Nhà nước và chính quyền địa phương về CTNR dần chặt chẽ hơn; chính sách giao đất giao rừng đến từng hộ dân, chính quyền xã bước đầu xác định được cây trồng ở vùng đệm là cây Dong giềng, cây Gừng, cây Sắn. Mức sống được nâng lên, giảm được tỷ lệ hộ đói nghèo.

Ngoài ra để khẳng định việc CTNR còn diễn ra chúng tôi cho điều tra ngẫu nhiên 100 học sinh trường Phổ thông dân tộc Nội trú của huyện Na Rì, kết quả cho thấy 74% khẳng định còn CTNR, chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc ít người như Dao, Mông.

giảm. Tuy nhiên hiện tượng CTNR vẫn còn do đồng bào dân tộc Dao sống tập chung chủ yếu trên các triền núi cao ở thôn Áng Hin, Lùng Vai và Lùng Pảng, diện tích đất canh tác ít; người dân từ xưa sống chủ yếu nhờ vào rừng. Những năm gần đây, Nhà nước có chính sách ổn định dân cư, tập trung những hộ dân du canh, du cư lại thành từng thôn, bản nhằm nâng cao đời sống cho người dân, từ việc đầu tư các công trình điện, trường học, trạm y tế, nước hợp vệ sinh… kết hợp với việc nâng cao dân trí, tạo điều kiện để người dân tiếp cận thông tin qua truyền thanh, truyền hình. Nhưng cái khó nhất vẫn là đất sản xuất cho các hộ đồng bào, bởi đất sản xuất hình thành từ trước đã có chủ, không thể lấy của người này chia cho người khác. Đất rừng đã được giao khoán bảo vệ, giao đất trồng rừng, nên việc khai hoang khó. Đặc biệt, trong những khu vực là vùng Bảo tồn nghiêm cấm việc khai hoang, khai thác lâm sản, cấm săn bắt động thực vật... nên đời sống người dân không có đất đã khó càng thêm khó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tóm lại trình độ dân trí thấp cộng với phong tục tập quán lạc hậu làm cho việc CTNR của đồng bào dân tộc Dao tại đây vẫn duy trì. Ngoài ra việc CTNR và

lâu .

4.3.1.2. Hoạt động phá rừng trồng Dong giềng

Hoạt động trồng Dong giềng (Canna edulis Ker) đã được thực hiện tại Côn Minh từ những năm 1960, lúc đó gần như ở khu vực thôn Bản Lài, Lùng Vạng nhà nào cũng trồng nhưng chỉ là tự cung tự cấp, lấy củ về ăn phục vụ trong gia đình. Đến năm 1985, một số đồng bào từ Thái Bình lên khai hoang thấy cây Dong giềng ở đây phát triển rất tốt, mà ở miền xuôi rất cần tinh bột nên bà con đã tích cực mở rộng diện tích và vận chuyển tinh bột về dưới xuôi bán. Tuy nhiên, cũng chỉ dừng lại ở mức nhỏ lẻ, bởi giao thông lúc bấy giờ đi lại còn khó khăn, việc vận chuyển nông sản hàng hoá chưa được thuận lợi cây Dong giềng phát triển mạnh từ năm 1990 trở lại đây, và được xác định là cây trồng có giá trị cao theo hướng sản xuất hàng hoá, cây mũi nhọn của địa phương. Hiện nay diện tích đất trồng Dong giềng của xã là 150ha.

Chúng tôi điều tra nguồn gốc đất trồng Dong giềng của 100 hộ dân, kết quả điều tra nguồn gốc đất trồng Dong giềng tại khu vực nghiên cứu trình bày trong bảng 4.12.

Bảng 4.12. Nguồn gốc của đất trồng Dong giềng trong 100 hộ điều tra

Nguồn gốc của đất trồng Dong giềng Diện tích(ha) Tỷ lệ %

Đất Lâm Nghiệp

Rừng hỗn giao 17,75 59,64

Vầu, Tre, Nứa 3,71 12,46

Tổng 21,46 72,11

Đất Nông nghiệp và đất trống 8,36 28,09

Tổng cộng 29,76 100,0

Qua bảng 4.12, cho thấy có 72,11 % diện tích đất trồng Dong giềng hiện nay có nguồn gốc từ đất rừng do ông cha để lại, gồm các trạng thái như: Rừng hỗn giao cây Gỗ + Vầu hoặc rừng Vầu, Tre, Nứa. Như vậy, trong hoạt động sản xuất và chế biến Dong giềng của người dân đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái rừng. Để mở mang diện tích trồng Dong giềng người dân đã phải phá bỏ những rừng Vầu, Tre, Nứa do ông cha để lại, thậm chí cả rừng tự nhiên. Bên cạnh đó khi tráng miến dong người dân đã phải tiêu tốn một lượng củi đốt rất lớn (xem mục 4.3.1.5).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4.3.1.3. Hoạt động chăn thả đại gia súc

Côn Minh là xã miền núi phù hợp với việc phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hoá bền vững. Tuy nhiên, chính quyền địa phương chưa có những chính sách cụ thể, khoanh vùng chăn thả, khuyến khích người dân chăn nuôi. Hiện nay, chăn nuôi đại gia súc ở xã vẫn chưa phát triển, mật độ chăn thả cao và phương thức chăn thả rông là chính đã gây ảnh hưởng đến thàm thực vật rừng (TTV rừng). Chúng tôi đã điều tra về các phương thức chăn thả gia súc (Trâu, Bò, Dê) từ 60 hộ gia đình, kết quả thể hiện ở bảng 4.13.

Bảng 4.13. Thống kê loại gia súc theo các phƣơng thức chăn thả

Loại gia súc Phƣơng Thức chăn thả Tổng Thả rông hoàn toàn Chăn dắt hoàn toàn Chăn dắt kết hợp thả rông Số hộ Số gia súc (con) Số hộ Số gia súc (con) Số hộ Số gia súc (con) Số hộ Số gia súc (con) Trâu 7 71 9 17 11 24 27 112 Bò 10 67 8 13 13 25 31 105 Ngựa 1 7 5 7 8 12 14 26 Dê 3 48 2 9 4 15 9 72 Tổng số - 193 - 46 - 76 - 315

* Thả rông hoàn toàn: Là hình thức chăn thả gia súc được tiến hành tại các TTV rừng tự nhiên. Trong đó, gia súc được thả quanh năm ở trong rừng, người dân làm lán trại cho gia súc ngay tại rừng, thỉnh thoảng lên kiểm tra. Số hộ gia đình chăn thả theo phương thức này tuy ít nhưng tỷ lệ gia súc tương đối cao, chiếm 61,27%. Hình thức này lợi dụng được TTV tự nhiên làm thức ăn cho gia súc và ít mất công chăn thả, tuy nhiên lại không có sự chăm sóc của con người như: Vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc gia súc chửa đẻ… vì vậy hiệu quả chăn nuôi không cao.

* Chăn dắt hoàn toàn: Là hình thức mà con người phải đi theo gia súc khi chăn thả vào ban ngày và đến chiều tối thì lùa về chuồng tại nhà. Nơi chăn thả là các hệ sinh thái đồng ruộng, các vùng đất soi bãi quanh xóm làng, những lúc không đi chăn thả được thì cho ăn rơm khô, cỏ tươi tại chuồng. Số hộ thực hiện theo cách thức này ít

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và tỷ lệ gia súc cũng ít, chỉ chiếm 14,6%, bởi vì hình thức này cần phải có nhân lực, tốn kém nhiều công sức.

* Chăn dắt kết hợp thả rông: Là hình thức chăn thả gia súc chủ yếu vẫn tại các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động của cộng đồng dân tộc đến thảm thực vật ở xã Côn Minh huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)