Nâng cao độ che phủ của hệ sinh thái rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động của cộng đồng dân tộc đến thảm thực vật ở xã Côn Minh huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 72)

4. Đóng góp của đề tài

4.4.5. Nâng cao độ che phủ của hệ sinh thái rừng

Trước nguy cơ suy giảm tài nguyên rừng nói chung và ở KVNC nói riêng, chính quyền địa phương cũng đã có những biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển vốn rừng. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên những hiệu quả mang lại chưa cao. Trong những năm qua, KVNC mới chỉ tập trung vào trồng rừng thuần loài nhằm phát triển kinh tế xã hội, phủ xanh đất trống đồi trọc. Nhờ đó mà độ che phủ của rừng đã tăng lên, năm 2000 là 0,72; năm 2005 là 0,75 và năm 2010 là 0,77. Tuy diện tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

rừng tăng nhưng chất lượng rừng không tăng, hiệu quả phòng hộ của rừng không cao. Hệ sinh thái rừng đang ở các giai đoạn phục hồi, nếu tiếp tục được quản lý, chăm sóc và bảo vệ tốt thì diễn thế rừng sẽ tiến đến trạng thái rừng thành thục có thành phần loài gần giống với thành phần loài vốn có của rừng nguyên sinh.

Thảo luận:

Thảm thực vật rừng có vai trò vô cùng quan trọng. Theo người dân địa phương cho biết, rừng ở KVNC trước đây chủ yếu là rừng nguyên sinh, có lịch sử hình thành từ rất lâu đời. Thời kỳ những năm 1980 trở về trước cấu trúc của rừng còn phức tạp, rừng rậm, có nhiều tầng tán. Thời gian tiếp sau đó rừng vẫn giữ được cấu trúc vốn có của nó.

Từ những năm 1990 trở về trước người dân địa phương vẫn thường xuyên có những tác động đến thảm thực vật rừng. Các tác động cụ thể như săn bắt thú rừng để cung cấp thực phẩm cho gia đình; chặt củi đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày; chặt cây gỗ lớn để làm nhà sàn theo phong tục địa phương; ngoài ra còn một số hoạt động khác (hái măng, lấy cây thuốc, thảo quả…) nhưng cũng chỉ để đáp ứng nhu cầu tại chỗ. Lúc này do mật độ dân cư ở KVNC còn thưa thớt nên áp lực đối với tài nguyên rừng chưa lớn. Như vậy, với việc khai thác tài nguyên rừng kiểu tự cung tự cấp, đặc biệt là dân số thấp là những lý do chính khiến rừng giữ được tính bền vững của nó.

Từ khoảng những năm 1990 trở lại đây, thảm thực vật KVNC đã dần bị phá hủy cấu trúc. Đầu tiên là hoạt động canh tác nương rẫy đã diễn ra mạnh mẽ nhất ở giai đoạn này, từ đây nhiều TTV đã bị đốt phá để lấy đất canh tác. Vì theo cách làm này thì người dân không phải đóng thuế đất, cho hiệu sản xuất cao, do đó người dân tăng cường mở rộng diện tích canh tác. Tiếp theo sự phát triển kinh tế là giai đoạn chuyển sang cơ chế thị trường, sản xuất nông lâm nghiệp không chỉ tự cung, tự cấp phục vụ cho gia đình mà còn phải cung ứng cho nhu cầu của thị trường. Với lý do đó, kết hợp với việc dân số ngày một tăng lên đã thúc đẩy mãnh liệt các hoạt động khai thác tài nguyên rừng và đất rừng. Giai đoạn từ năm 1995-2005, người dân đã chặt phá rất nhiều diện tích rừng tự nhiên để trồng Dong giềng. Bên cạnh đó, nạn khai thác gỗ trái phép của lâm tặc cũng ngày càng gia tăng, với cường độ lớn. Có lẽ, chưa bao giờ TTV ở Côn Minh cũng như của toàn huyện Na Rì lại bị tàn phá, cấu trúc bị hủy hoại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ghê gớm như giai đoạn này. Khi TTV đang trên đà bị suy thoái, đồng thời tác động con người ngày càng tiếp diễn, gia súc lại được chăn thả rông trong rừng càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính bền vững của TTV rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động của cộng đồng dân tộc đến thảm thực vật ở xã Côn Minh huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)