4. Đóng góp của đề tài
3.4. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
- Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã tăng trưởng kinh tế bình quân 6% năm. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, UBND xã, nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực. Bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi đáng kể, với phương châm trong thời gian tới là tiếp tục phát triển đa dạng hoá các ngành nghề, chú trọng đến thương mại dịch vụ đáp ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong xã. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh qua các giai đoạn cụ thể: năm 1980 là 469.000đ/người/năm; 1990 là 1.030.000đ/người/năm; Năm 2000 là 3.890.000đ/người/năm; 2010 là 5.400.000đ/người/năm; và hiện nay bình quân đầu người đạt 17.388.000đ/ người/ năm. Nguồn thu nhập chính là do sản xuất nông - lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo và chiếm đến trên 85% tổng thu nhập của xã.
- Khu vực phát triển công nghiệp Côn Minh là một xã vùng cao, khó khăn cho nên khu vực kinh tế ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn phát triển chậm hầu như chưa có, chỉ có một vài cơ sở chế biến miến dong thủ công với quy mô nhỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Khu vực phát triển dịch vụ hoạt động thương mại còn ở mức độ chưa cao hiện nay chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của nhân dân địa phương trong phạm vi khu chợ trung tâm của xã. Ngoài ra còn có một số các cửa hàng phục vụ nhu cầu hàng tiêu dùng cho nhân dân địa phương.
Côn Minh là một xã có lịch sử truyền thống cùng với khung cảnh tự nhiên hữu tình trong tương lai có rất nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch, vì vậy cần giữ gìn cảnh quan môi trường và phát triển các ngành dịch vụ.