4. Đóng góp của đề tài
4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp
Xã Côn Minh có diện tích đất lâm nghiệp là 5857 ha, chiếm khoảng 92 % tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất có rừng là 5085,6ha chiếm 86,8% tổng diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 80% tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích đất chưa có rừng chiếm tỷ lệ thấp hơn là 13,2% tổng diện tích đất lâm nghiệp, bao gồm các trạng thái rừng IA, IB, đất trống cây rải rác… Trên đây là những diện tích lớn, là một tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, xã hội của vùng, bảng 4.1.
Bảng 4.1. Hiện trạng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng của xã Côn Minh
Loại đất, loại rừng Rừng đặc dụng (ha) Rừng phòng hộ (ha) Rừng sản xuất (ha) Tổng (ha) 1. Đất có rừng 3895,6 112,3 1077,7 5085,6 - Rừng tự nhiên 3142,8 74,7 735,8 3953,3 - Rừng trồng 752,8 37,6 341,9 1132,3 2. Đất chưa có rừng 301,7 155,1 314,6 771,4 Tổng: 1+2 4197,3 267,4 1392,3 5857
(Nguồn Hạt Kiểm Lâm huyện Na Rì)
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Hộ gia đình UBND Ban QLRĐD
Đất có rừng Đất chưa có rừng
Hình 4.1. Tỷ lệ diện tích các loại rừng, đất trống chia theo chủ quản lý
Trên địa bàn xã, toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp đã được giao đến các hộ gia đình, tập thể hoặc các tổ chức xã hội để quản lý và bảo vệ. Trong đó, diện tích do Ban quản lý rừng đặc dụng (BQLRĐD) phụ trách chiếm tỷ lệ lớn nhất 73,2 % còn diện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tích giao cho các hộ gia đình quản lý có tỷ lệ thấp nhất chiếm 12,7% đối với đất có rừng và chiếm 33% đối với đất không có rừng. Thực chất đây là rừng được truyền lại từ đời này qua đời khác, một phần được giao theo chính sách giao đất giao rừng trong những năm qua. Các diện tích do UBND quản lý chiếm tỷ lệ trung bình và chưa có chủ cụ thể. Chính từ diện tích do BQLRĐD chiếm tỷ lệ cao, do vậy người dân thiếu đất canh tác nhất là những hộ đồng bào dân tộc ít người di cư từ nơi khác về, nằm trong vùng lõi khu Bảo tồn. Vì vậy việc tác động của đồng bào dân tộc đến thảm thực vật rừng ở đây vẫn diễn ra theo hướng tiêu cực.
Trong thực tế, cuộc sống của người dân địa phương phải phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng, thường xuyên vào rừng để khai thác tài nguyên như cây gỗ lớn để làm nhà, cây thuốc để chữa bệnh, cây rau rừng và thú rừng cung cấp lương thực, thực phẩm… Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc sử dụng tài nguyên không những chỉ đáp ứng nhu cầu trực tiếp trong gia đình mà còn để bán lấy tiền trang trải các chi phí sinh hoạt khác. Vì những lý do đó nên sự tác động của con người lên thảm thực vật rừng rất mạnh mẽ, các tài nguyên rừng đã và đang bị suy giảm, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể hơn ở những phần sau.