Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đến diện tích rừng tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động của cộng đồng dân tộc đến thảm thực vật ở xã Côn Minh huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 49)

4. Đóng góp của đề tài

4.3.1. Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đến diện tích rừng tự nhiên

Sự gia tăng dân số có tác động rất lớn đến thảm thực vật, cùng với tập quán du canh du cư, canh tác nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số tại KVNC đã làm cho diện tích rừng tự nhiên tại đây giảm mạnh, kết quả nghiên cứu trình bày tai bảng 4.10.

Bảng 4.10. Ảnh hƣởng của sự gia tăng dân số đến diện tích diện tích rừng tự nhiên

Nội dung Năm 1980 Năm 1990 Năm 2000 Năm 2010 Năm 2014

Dân Số (người) 916 1550 2037 2355 2579

Diện tích rừng tự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng 4.10, cho thấy sự gia tăng dân số tỷ lệ nghịch với diện tích rừng tự nhiên, dân số gia tăng thì diện tích rừng tự nhiên bị giảm đi:

- Trong giai đoạn từ năm 1980 – 1990, dân số tăng 644 người, diện tích rừng tự nhiên mất đi 916,13ha. Trong mười năm này dân số trên địa bàn xã với tập quán du canh du cư, trạng canh tác nương rẫy (đi rừng, làm rẫy và ngủ rẫy) của đồng bào dân tộc nơi đây đã góp phần làm giảm độ bao phủ của rừng, nguồn tài nguyên rừng và phá hủy hệ sinh thái rừng. Có thể nói canh tác nương rẫy đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp lương thực cho đồng bào các dân tộc ở KVNC, mặt khác trong khoảng thời gian đó đồng bào ở đây sống chủ yếu dựa vào những nguồn tài nguyên sẵn có trong tự nhiên và chăn nuôi thả rông gia súc, gia cầm, lợn là chủ yếu là thả rông.

- Giai đoạn năm 1991 đến 2000 dân số tăng 487 người, diện tích rừng mất đi 799,98ha. Trong giai đoạn này sự suy giảm diện tích rừng vẫn tiếp tục diễn ra đầu những năm 1990 do chính sách mở cửa rừng người dân ồ ạt khai thác rừng để phục vụ nhu cầu hàng ngày và chủ yếu là để bán. Hàng trăm mét khối gỗ quí hiếm đã bị khai thác trong giai đoạn từ 1980 – 1993 như Trai, nghiến, Đinh, Lim, Thông đá …Giai từ 1990 – 2000 xuất hiện việc di dân tự do từ Cao bằng đến địa phương, do di cư từ nơi khác đến đồng bào dân tộc Dao ở đây đã phá đi một diện tích rừng lớn để canh tác. Năm 1993 Nhà nước ban hành quyết định 5322 (dự án PAM) trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc thì người dân mới bắt đầu trồng rừng trên toàn xã nhưng diện tích rừng trồng không lớn lắm.

Giai đoạn 2001 đến 2014, trong 14 năm dân số tăng 552 người, diện tích rừng mất đi 161,63ha. Trong giai đoạn này dân số tăng hơn giai đoạn trước, diện tích rừng tự nhiên mất đi đã giảm nhiều. Sở dĩ như vậy là do chính sách cấm cửa rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, tuy nhiên do nhu cầu về đất sản xuất cùng với tập quán CTNR nên người dân vẫn phá rừng.

Như vậy, trong thời gian 34 năm dân số của xã tăng 1.673 người, diện tích rừng tự nhiên mất đi 1857,74ha, mỗi một người dân sinh ra làm giảm diện tích rừng đi hơn 1,6ha. Trong giai đoạn sau từ 2001 đến 2014 do có chính sách cấm cửa rừng và các xã thuộc vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ đã được các tổ chức trong nước và nước ngoài tạo điều kiện như dự án PAM, 327, 661, 147 và gần đây là dự án 3PAD đã làm cho diện tích rừng tăng lên đáng kể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động của cộng đồng dân tộc đến thảm thực vật ở xã Côn Minh huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)