Hệ thống cấp nước:

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Xây Dựng Quy Hoạch Môi Trường Cho Huyện Mộc Hóa Đến Năm 2020 (Trang 33)

Nước sạch cho sinh hoạt là một trong hai vấn đề cấp bách của chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt. Khơng chỉ riêng ở Mộc Hóa, ngay cả tồn vùng ngập lũ ĐBSCL, người dân nơi đây đang phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn về nhu cầu nước sinh hoạt:

- Khơng có nguờn nước hợp vệ sinh để sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày.

- Các nguờn nước mặt thường xuyên bị đục, bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, hoặc bị ơ nhiễm bởi các chất hữu cơ, các chất độc hại trong nơng nghiệp, các vi trùng gây bệnh. Tất cả các yếu tố đó gây khó khăn cho thói quen sử dụng trực tiếp nước mặt để ăn uống, sinh hoạt.

- Vào mùa lũ, nước lũ gần như cuốn trơi tất cả các chất ơ nhiễm có trên mặt đất, mang theo nhiều phù sa, các chất độc hại, các vi sinh vật và vi trùng gây bệnh. Sử dụng trực tiếp nước lũ để sinh hoạt, ăn uống hàng ngày là tình thế bất khả kháng đối với nhiều người dân vùng ngập lũ.

Những khó khăn tờn tại đó đã phản ánh thực trạng về nhu cầu nước sinh hoạt của người dân nơng thơn nói chung và vùng ngập lũ nói riêng. Vì thế, việc đánh giá hiện trạng chất lượng nguờn nước nhằm đưa ra các giải pháp cơng nghệ thích hợp nhất, hiệu quả và kinh tế nhất cần phải nghiên cứu và triển khai phần nào đáp ứng nhu cầu cấp bách về nước sinh hoạt của người dân nơi đây.

Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu mối quan hệ giữa sức khỏe và chất lượng nước. Để đánh giá chất lượng nước, người ta đưa ra các chỉ tiêu về chất lượng nước cấp cho sinh hoạt như sau:

- Các chỉ tiêu vật lý: độ đục, độ màu, pH, độ nhớt, độ cứng, nhiệt độ,…

- Các chỉ tiêu hóa học: COD, DO, Cl-, Fe2+, các hợp chất nitơ, các hợp chất cacbon,…

- Các chỉ tiêu vi sinh: số vi trùng gây bệnh E.Coli, Coliform, các loại rong tảo, virus,…  Những yêu cầu cơ bản đối với nước sạch là:

- Khơng có các vi sinh vật gây bệnh.

- Khơng chứa các hợp chất gây hại cho sức khỏe con người.

- Nước trong (độ đục thấp, hầu như khơng màu).

- Khơng mặn.

- Khơng chứa các hợp chất gây mùi, vị lạ.

- Khơng gây ăn mịn, hoặc đóng cặn cho hệ thống cấp nước và để lại vết trên quần áo sau khi giặt.

Có một nghịch lý xảy ra là cảnh thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất cho người dân ở nhiều nơi trong huyện Mộc Hóa vốn chằng chịt sơng rạch. Theo báo cáo tổng hợp thì tỷ lệ người dân được cấp nước sạch <40%. Hơn 60% người dân nơi đây phải dùng nước khơng đạt

tiêu chuẩn cho sinh hoạt hàng ngày. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như điều kiện sinh hoạt của người dân và phịng tránh bệnh tật gây nên từ nước của người dân.

Tại Mộc Hóa, số giếng khoan được sử dụng cũng chiếm khá cao so với các huyện lân cận trong tỉnh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước ngầm.

Cho đến 2010, huyện Mộc Hóa đã cơ bản hồn thành chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn - tỷ lệ hộ nơng thơn có nước sạch 90%, hầu hết các cơ sở sản xuất đều có nhà máy nước, và mạng lưới ống nhựa dẫn nước được kết nối đến hầu hết các gia đình. Nhưng có nhiều nguyên nhân khiến cho người dân trong huyện phải sử dụng nguờn nước khơng hợp vệ sinh. Một nguyên nhân là truyền thống sinh hoạt ở nơng thơn quen với việc sử dụng trực tiếp nước từ tự nhiên (nước sơng rạch, ao, đìa, giếng tự đào) và một lý do khác là giá thành nước sinh hoạt được các nhà máy cung cấp khá cao so với mức sống và nhu cầu người dân.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Xây Dựng Quy Hoạch Môi Trường Cho Huyện Mộc Hóa Đến Năm 2020 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w