Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu luận văn khoa thương mại quốc tế Giải pháp quản trị logistics tại công ty cổ phần thương mại Hồng Hà (Trang 51)

Giao thông được xem là xương sống trong việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, nhà nước hiện nay đã đầu tư, nâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông tuy nhiên vẫn chưa thắt chặt quản lý và để xảy ra tình trạng các công trình đường giao thông, cầu

giao thông xây xong nhưng chỉ hoạt động được trong một thời gian đã phải tốn thêm chi phí để nâng cấp, cải tạo.

Nhà nước cần lựa chọn các đơn vị thi công cầu đường đảm bảo chất lượng và chi thêm ngân sách cải tạo hệ thống hạ tầng giao thông: Cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa, đường bộ, đường sắt, kho bãi, trang thiết bị và các định chế có liên quan như thuế, bảo hiểm, ngân hàng, môi trường… Tất cả các hệ thống hạ tầng phải được sắp xếp một cách hợp lý như trong một bản đồ quy hoạch liên hoàn, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả để tạo ra nhiều thuận lợi cho quá trình vận chuyển hàng hoá, giúp cho quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra một cách an toàn, dễ dàng và mau chóng hơn. Nhờ đó mà doanh nghiệp sẽ hạn chế được những chi phí phát sinh không đáng có liên quan đến việc hư hỏng, đổ vỡ của hàng hoá trong quá trình vận chuyển đồng thời việc này sẽ giúp công ty nâng cao được chất lượng dịch vụ, làm hài lòng các khách hàng.

- Cải thiện, hiện đại hóa các thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính, kinh doanh, vay vốn vẫn còn rườm ra và gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hoàn thiện các thủ tục. Do đó việc cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật giúp các cơ quan hành chính công giải quyết nhanh chóng thủ tục cho các doanh nghiệp.

Việc cần thiết trong gian đoạn hiện nay là minh bạch và đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là trong giai đoạn Việt Nam mở cửa và gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế WTO.

- Đột phá trong các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần được nhà nước đẩy mạnh, nhất là hỗ trợ các doanh nghiệp đang đứng trước bờ vực phá sản nhưng có tiềm năng phát triển hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh có tiềm năng phát triển nhưng thiếu nguồn vốn hoặc cần hỗ trợ về thủ tục hành chính nhằm đáp ứng được các tiêu chí do nhà nước đề ra. Nhà nước cần đưa thuế thu nhập về mức thống nhất (15 – 20%); bỏ trần khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị của doanh nghiệp…và giảm thuế để hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh.

Thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt cơ hội kinh doanh cũng như nắm bắt những biến động ảnh hưởng đến kinh doanh, Nhà nước cần cung cấp thông tin rộng rãi, đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo những biến động trên thị trường, những rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp có thể gặp phải để doanh nghiệp chủ động ứng phó kịp thời và không đứng trước bờ vực phá sản. 3.1.2. Một số kiến nghị với các hiệp hội và các ban ngành có liên quan

- Bộ Giao Thông Vận Tải có thể đề xuất và kiến nghị lên Nhà nước để có thể kêu gọi thêm nguồn đầu tư nước ngoài hỗ trợ nhằm đầu tư và nâng cấp hạ tầng giao thông vận tải, khuyến khích vận tải đường bộ, vận tải container đường sắt, cần chú trọng đầu tư xây dựng cảng nước sâu trung chuyển trong khu vực giao thương trọng điểm.

- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phải xây dựng được chương trình đào tạo bài bản có ứng dụng thực tế vào trường Đại Học, Cao đẳng tại Việt Nam bởi tình trạng chung của giáo dục Việt Nam là chưa có kế hoạch đào tạo nguồn nhan lực phục vụ cho những ngành đang có tiềm năng phát triển tốt trong tương lai.

Đối với hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, nên có những môn học thực tế cho chính giám đốc hoặc chủ doanh nghiệp, trưởng các bộ phận: kế toán, logistics, kinh doanh… đứng lớp để đưa các bài học rút ra từ hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp làm bài học thực tế để sinh viên có thể nhận thức được công việc, yêu cầu mà doanh nghiệp đang cần để học hỏi thêm các kinh nghiệm đáp ứng với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong tương lai.

- Hiệp hội do các doanh nghiệp kinh doanh tại địa phương hoặc vùng miền thành lập nên cần thống nhất các hoạt động, phối hợp tốt với nhau trong việc thông tin cho các thành viên là các doanh nghiệp trong tổ chức để tăng khả năng kinh doanh, hợp tác cùng phát triển giữa các thành viên trong hiệp hội để khôi phục lại nền kinh tế Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn nền kinh tế hiện nay, hoạch định chiến lược quản trị logistics là hoạt động không thể thiếu để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong quan điểm kinh doanh hiện đại, quản trị logistics là chức năng độc lập, đồng thời có mối quan hệ tương hỗ với chức năng sản xuất, bán hàng của doanh nghiệp.

Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp nào thực hiện tốt hoạt động quản trị logistics thì doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng, trong đó cần chú trọng tới các hoạt động cơ bản trong quản trị logistics: Dịch vụ khách hàng, quản trị vận chuyển, quản trị dự trữ…

Nhằm kích thích tiêu thụ hàng hóa, gia tăng doanh số và mức độ nhận biết thương hiệu, công ty cổ phần thương mại Hồng Hà cần lên kế hoạch xây dựng kế hoạch vận chuyển hợp lý, quá trình đáp ứng đơn hàng an toàn và đúng thời gian, chi tiết và có hiệu quả, từ việc xác định ngân sách phù hợp của công ty đến việc lựa chọn các hoạt động logistics phù hợp, hấp dẫn cho đối tượng là các nhà trung gian và người tiêu dùng.

Hoàn thiện hoạt động quản trị logistic sẽ giúp ích rất nhiều cho công ty Hồng Hà trong việc thu hút khách hàng, tiếp cận chiếm lĩnh thị trường, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh mở rộng thị trường không chỉ riêng miền Trung mà tiến tới phạm vi cả nước

.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiếng Việt

- GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (2012): “Logistics Những vấn đề cơ bản” - NXB Lao động - xã hội.

- GS.TS.NGƯT Đặng Đình Đào - TS. Nguyễn Minh Sơn (2012): “Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế” - NXB Chính trị Quốc Gia.

- GS.TS.NGƯT Đặng Đình Đào - TS.Vũ Thị Minh Loan - TS. Nguyễn Minh Ngọc - TS. Đặng Thu Hương - Th.S Phạm Thị Minh Thảo (2012): “Logistics Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” - NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

- PGS.TS An Thị Thanh Nhàn – TS. Nguyễn Thông Thái (2011), “Quản trị logistics kinh doanh” – NXBThống Kê.

- PGS.TS Nguyễn Đình Phan (2012), “Quản trị chất lượng” – NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

- PGS.TS Nguyễn Minh Tiến (2012), “Logistics khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam” – NXB Giao thông vận tải.

2. Tiếng anh

- Alan Rushton & Phil Croucher & Peter Baker (2010), “Handbook of Logistics and Distribution Management” - Prentice Hall. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hans - Dietrich Haasis & Hans - Jorg Kreowski & Bernd Scholz - Reiter (2007), “Dynamics in Logistics” – Springer.

- Martin Christopher (2012), “Logistics and Supply Chain Integration” - Prentice Hall. 3. Nguồn khác từ internet

http://www.haiquanquangbinh.gov.vn/index.php/tin-tuc-khac/435-tim-gii-phap- nang-cao-cht-lng-dch-v-logistics-ti-ng-nai

http://tapchigiaothongvantai.vn/2014/03/mo-hinh-danh-gia-chat-luong-dich-vu- logistics-reperimp-phu-hop-voi-thuc-te-viet-nam/

PHỤ LỤC A: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Vinh, ngày ….. tháng ….. năm 2015

Ông (Bà): Chức danh: Phòng ban:

Câu 1: Ông (bà) đánh giá như thế nào về tình hình hoạt động của quý công ty trong giai đoạn hiện nay?

Câu 2: Quý công ty có phòng ban làm nhiệm vụ quản lý các hoạt động logistics hay không?

Câu 3: Nếu không có các phòng ban đảm nhiệm các hoạt động logistics, ông (bà) cho biết phòng ban đang quản lý hoạt động này?

Câu 4: Ông (bà) cho biết các hoạt động logistics hiện nay của quý công ty: Câu 5: Đối với quý công ty, dịch vụ khách hàng được đánh giá như thế nào? Câu 6: Ông (Bà) cho biết chính sách đặt hàng của công ty? Nếu có vui lòng cho biết quy trình thực hiện?

Câu 7: Ông (bà) cho biết đơn đặt hàng được xử lý như thế nào? Thời gian để hoàn thành một đơn hàng là bao nhiêu lâu?

Câu 8 : Ông (bà) cho biết chính sách bán hàng do bộ phận nào đề ra?

Câu 9 : Ông (bà) cho biết những khó khăn và nguyên nhân về các vấn đề dịch vụ khách hàng đang gặp phải trong thời gian qua?

Câu 10 : Ông (bà) cho biết việc sử dụng các phương tiện vận tải của công ty có hợp lý không?

Câu 1 1 : Hiện nay công ty đang sử dụng dịch vụ vận chuyển của đơn vị nào? Câu 12: Ông (bà) cho biết công tác quản trị vận chuyển thường gặp khó khăn gì? Câu 13: Thời gian hàng hóa được chuyển đến tận tay khách hàng là bao lâu? Câu 14: Công ty có thường vận chuyển hàng hóa đi tỉnh không? Tỉnh nào có khoảng cách xa nhất và mất bao lâu để chuyển hàng hóa đến tận tay khách hàng?

Câu 1 5 : Ông (bà) đánh giá như thế nào về công tác quản trị logistics của công ty?

Xin chân thành cảm ơn ông (bà)!

Một phần của tài liệu luận văn khoa thương mại quốc tế Giải pháp quản trị logistics tại công ty cổ phần thương mại Hồng Hà (Trang 51)