2.3.4.1 Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin 2.3.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ phân lô so sánh, các lô thí nghiệm đảm bảo sự đồng đều về các yếu tố, số lượng giống, phương thức nuôi và thức ăn, chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm là phác đồ điều trị.
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
STT Diến giải ĐVT TN1 TN2
1 Số lượng nái con 8 8
2 Giống Landrace Landrace
3 Phương thức nuôi Nhốt chuồng sàn Nhốt chuồng sàn 4 Thức ăn Thức ăn hỗn hợp của hãng CP (966S và 567SF) Thức ăn hỗn hợp của hãng CP (966S và 678SF) 5 Phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung Phác đồ 1 Phác đồ 2
Bảng 2.2. Phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung Diễn giải Phác đồ 1 Phác đồ 2 1. Thuốc/ liều lượng/ cách dùng Genta-Tylosin 1ml/10kgTT/lần/ngày, tiêm bắp × 0
Bio-D.O.C 1ml/10kgTT/lần/ngày, tiêm
bắp
0 ×
Analgin 1ml/10kgTT/lần/ngày, tiêm bắp × ×
Catosal® 1ml/10-15kgTT/lần/ngày, tiêm
bắp
× ×
Biocid-30 tỷ lệ 1/2000, thụt rửa × ×
1 triệu UI Penicillin +1g Streptomycine,
bơm vào tử cung
× ×
2. Liệu trình điều trị (ngày) 3 - 5 3 - 5
2.3.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
* Cơ cấu đàn lợn: Điều tra thông qua số liệu trên hệ thống so sánh theo dõi của trại và trên thực tế của đàn lợn năm 2014.
* Tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh viêm tử cung Tỷ lệ nhiễm bệnh viêm tử cung (%) = số lợn nhiễm bệnh ×100 Σ số lợn điều tra Tỷ lệ cường độ nhiễm bệnh viêm tử cung (%) = Số lợn bị nhiễm ở cường độ (+) (++) (+++) ×100 Σ số lợn điều tra * Cường độ nhiễm bệnh viêm tử cung:
- Cường độ nhẹ (+) (viêm tử cung thể cata).
- Cường độ trung bình (++) (viêm tử cung thể tích mủ) - Cường độ nặng (+++) (viêm tử cung cata lẫn mủ) Viêm tử cung thể cata (+):
Khi niêm mạc tử cung tổn thương bị nhiễm khuẩn, bị xây xát gây viêm thể viêm này thân nhiệt tăng nhẹ 38 - 390C, lợn kém ăn bộ phận sinh dục bên ngoài phù thũng, xung huyết, có dịch âm đạo chảy ra mầu trắng đục dịch sợi dính. Mùi hôi tanh, thể viêm này xảy ra khi lợn đẻ khoảng 12 đến 72 giờ làm cho lượng sữa mẹ giảm nhẹ, viêm mạc âm đạo bình thường.
Viêm tử cung thể tích mủ (++)
Ở thể viêm này, niêm mạc tử cung thường bị hoại tử do những vết thương ăn sâu vào tầng cơ tử cung làm cho tổ chức ở đây bị hoại tử. Thể viêm này triệu chứng toàn thân biểu hiện khá rõ rệt, thân nhiệt tăng cao 40 - 410
C, lợn ăn ít hoặc bỏ ăn, lượng sữa giảm, có khi mất sữa hoàn toàn, kế phát viêm vú, con vật đau đớn tỏ vẻ khó chịu như luôn cong lưng rặn, đuôi cong lên, bộ phận sinh dục ngoài phù thũng, xung huyết, lợn hay nằm dịch từ âm đạo chảy ra nhiều gồm hỗn dịch máu, mủ, mầu vàng hay xanh lơ hơi sền sệt, mùi hôi tanh. Thể viêm này ảnh hưởng tới sản lượng sữa của lợn bệnh. Thể viêm này thường xuất hiện sau khi lợn đẻ từ 4 - 6 ngày.
Viêm tử cung thể cata lẫn mủ (+++)
Thuộc dạng viêm tử cung sinh mủ, viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung, niêm mạc tử cung thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập vào phát triển sâu vào tổ chức làm cho tổ chức niêm mạng bị phân hủy, thối rữa sinh mủ gây tổn thương mạch quản và lâm ba quản từ đó làm lớp cơ bản và lớp niêm mạc tử cung bị hoại tử. Trường hợp này, có thể con vật bị nhiễm trùng huyết, hoặc huyết nhiễm mủ, lớp cơ và lớp niêm mạc bị viêm, hoại tử có thể dẫn đến thủng thành tử cung. Thể viêm này con vật sốt cao có khi lên đến 420
C. - Thời gian động dục trở lại sau điều trị (ngày)
2.3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê sinh vật học, theo phương pháp thống kê trong chăn nuôi (Nguyễn Văn Thiện, 2002) [26].
Hiệu lực điều trị (%) = Số con khỏi bệnh (con) ×100
Chi phí thuốc TY/lợn khỏi bệnh (đ/con) =
Tổng chi phí thuốc TY
×100 Tổng số lợn được điều trị