Bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh Viêm Tử Cung ở đàn lợn nái tại Trại Lợn Ngoại thuộc trung tâm giống vật nuôi và thủy sản tỉnh Hòa Bình, thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh. (Trang 40)

* Nguyên nhân

Bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường xảy ra ở lợn nái sau khi đẻ, có thể xảy ra ở lợn nái sau khi phối giống và ít xảy ra ở lợn nái hậu bị, thời gian hay xảy ra nhất là sau khi đẻ 1-10 ngày và sau khi phối giống.

Bệnh xảy ra ở mẹ do nguyên nhân sau: - Từ bản thân lợn mẹ

Lợn là loại động vật đa thai, khả năng sinh sản cao thời gian mang thai ngắn, thời gian sinh sản kéo dài… làm cho bộ phận sinh dục hoạt động nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong bộ phận sinh dục.

Theo Nguyễn Hùng Nguyệt (2004) [17], cơ quan sinh dục của lợn nái phát triển không bình thường gây khó đẻ hoặc lợn nái khó đẻ do nhiều trường hợp khác như: Thai to quá, thai ra ngược, thai không bình thường… Nái tơ phối giống sớm khi khối lượng cơ thể chưa đạt 70% khối lượng trưởng thành, nái già đẻ nhiều lứa, trong khi đẻ tử cung co bóp yếu, lứa trước bị viêm tử cung làm cho niêm mạc tử cung biến dạng nhau không ra hết hoàn toàn gây sót nhau, thối rữa, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh.

Lợn nái ngoại nhập nội cũng dễ gây bệnh do chưa thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam và khả năng sinh sản nhiều con/1 lứa.

- Do yếu tố ngoại cảnh.

Lê Văn Năm và cs (1999) [16] cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân từ ngoại cảnh gây bệnh như: Do thức ăn nghèo dinh dưỡng, do can thiệp đỡ đẻ bằng dụng cụ hay thuốc sản khoa sai kỹ thuật dẫn đến Muxin của chất nhầy các cơ quan sinh dục bị phá huỷ hoặc kết tủa, kết hợp với việc chăm sóc nuôi dưỡng bất hợp lí, thiếu vận động đã làm chậm quá trình thu teo sinh lý của dạ con. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây bệnh. Biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động đực (vì lúc đó tử cung mở) và do thụ tinh nhân tạo sai kỹ thuật (dụng cụ dẫn tinh làm tổn thương niêm mạc tử cung).

Tuy nhiên, Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [12] đưa ra nhận định rằng do tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ dẫn tinh không vô trùng đã đưa các vi khuẩn viêm nhiễm và bộ phận sinh dục của lợn nái. Do lợn đực nhảy trực tiếp, mà niệu quản và dương vật bị viêm sẽ truyền bệnh sang lợn nái.

* Thiếu sót về dinh dưỡng và quản lý: + Về dinh dưỡng:

- Khẩu phần ăn thừa hay thiếu protein ở trước, trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến viêm tử cung.

- Nái mẹ sử dụng quá nhiều tinh bột gây khó đẻ, gây ra viêm tử cung do xây xát. Ngược lại thiếu chất dinh dưỡng nái mẹ sẽ bị ốm yếu, sức đề kháng giảm không chống lại mầm bệnh xâm nhập, gây viêm tử cung.

- Thiếu khoáng chất, vitamin ảnh hưởng đến viêm tử cung. Thiếu VTM A gây sừng, niêm mạc, sót nhau (Lê Hồng Mận, 2006) [14].

+ Do chăm sóc quản lý:

- Vệ sinh chuồng trại kém, vệ sinh bộ phận sinh dục của lợn nái trước khi đẻ không tốt, khu vực chuồng trại có mầm bệnh.

- Thời tiết khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian đẻ dễ làm cho lợn nái bị viêm tử cung. Vì vậy chúng ta phải tạo tiểu khí hậu phù hợp với lợn nái khi sinh để làm hạn chế viêm tử cung.

* Các thể viêm tử cung

Nguyễn Văn Thanh và cs (2004) [24] cho biết, tuỳ vào vị trí tác động của quá trình viêm đối với tử cung của lợn nái, người ta chia thành ba thể viêm.

- Viêm nội mạc tử cung (thể nhẹ), căn cứ vào triệu chứng có thể chia làm hai loại:

+ Viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ: Thân nhiệt hơi cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm. Con vật có trạng thái đau đớn nhẹ, có khi cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài hỗn dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ lợn cợn những mảng tổ chức chết.

+ Viêm nội mạc tử cung có màng giả: Ở trường hợp này niêm mạc tử cung bị hoại tử, những vết thương đã ăn sâu vào tầng cơ của tử cung và chuyển thành hoại tử. Thân nhiệt lên cao, ăn uống, lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, âm hộ chảy ra nước màu đỏ nhạt hoặc nâu lẫn mảnh tổ chức hoại tử.

- Viêm cơ tử cung (thể trung bình): Thường phát triển từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả. Thân nhiệt cao, con vật mệt mỏi, ăn uống giảm, lượng sữa giảm hoặc mất hẳn. Gia súc luôn biểu hiện trạng thái đau đớn, rặn liên tục, từ cơ quan sinh dục luôn chảy ra hỗn dịch có màu nâu đỏ kèm những mảng hoại tử, tổ chức thối rữa nên có mùi tanh thối, kiểm tra qua âm đạo bằng mỏ vịt thấy cổ tử cung mở và hỗn dịch càng chảy ra nhiều hơn, phản xạ đau đớn càng rõ hơn.

- Viêm tương mạc tử cung (thể nặng): Con vật ủ rũ, đại tiểu tiện khó khăn, ăn uống kém hoặc bỏ ăn, vật luôn biểu hiện trạng thái đau đớn, khó chịu, lưng và đuôi cong, từ âm hộ luôn chảy ra những hỗn dịch lẫn mủ và các tổ chức hoại tử có mùi thối khắm. Nếu một số vùng tương mạc dính với một số bộ phận xung quanh thì có thể phát hiện trạng thái thay đổi về vị trí và hình dáng của tử cung có khi không tìm thấy một hoặc cả hai buồng trứng.

* Bệnh tích:

Theo Trekaxova A.V (1983) [35], bệnh tích viêm tử cung dựa theo các thể viêm tử cung. Có các thể viêm như sau:

- Viêm tử cung thể cata gồm: Viêm tử cung cata cấp và viêm tử cung cata mãn tính.

+ Viêm tử cung cata cấp trong tử cung: Đặc trưng bằng quá trình viêm niêm mạc và lớp dưới niêm mạc. Niêm mạc tử cung bở trắng ra hay hơi xanh tím, vách tử cung không dày thêm nhưng nói chung hơi phồng.

+ Viêm cata mãn trong tử cung: Vách tử cung dày lên, niêm mạc trắng nhợt, phù, bở, đôi khi có những vết tròn và loét. Trong xoang tử cung tích nhiều dịch nhầy. Niêm mạc và dưới niêm mạc tử cung nhiều đoạn bị suy mòn và teo. Viêm cata lớp thanh mạc chủ yếu xảy ra ở lợn từ 2,5-4 năm tuổi, đặc trưng thường xuất hiện các u nước lớn riêng biệt hay vô số các u nước nhỏ.

- Viêm cata có mủ trong tử cung gồm: Viêm cata có mủ cấp và viêm cata có mủ mãn tính trong tử cung.

+ Viêm cata có mủ cấp tính trong tử cung: Thường bị biến chứng do hệ vi sinh vật sinh mủ và thể hiện dưới dạng viêm cata có mủ. Dịch rỉ viêm tích

lại trong xoang tử cung trở thành dày có mủ, niêm mạc tử cung sung huyết, bở, trên niêm mạc có nhiều dạng xuất huyết khác nhau.

+ Viêm cata có mủ mãn tính trong tử cung: Niêm mạc tử cung phẳng ra, không có nếp gấp, phù nề sung huyết với nhiều điểm xuất huyết, nhiều đoạn bị loét, có nhiều ổ hoại tử, xoang tử cung chứa nhiều dịch mủ quánh dạng kem sữa hoặc có thể là chất lỏng lợn cợn đôi khi còn lẫn máu.

- Viêm cata chảy máu trong tử cung: Màng niêm mạc bị trương, phình, bở, màu đỏ sẫm hay tím sẫm, bề mặt niêm mạc đầy những đám (điểm) xuất huyết. Trong xoang tử cung đôi khi chứa nhiều dịch rỉ màu vàng sẫm hay đỏ lợn cợn nhiều cục máu. Viêm xuất huyết tử cung chủ yếu ở lợn từ 3-5 tuổi.

- Hoá cứng tử cung: Là những biến đổi về cấu trúc và chức năng vách tử cung do chúng bị thoái hoá. Do biến chứng viêm cata, viêm cata có mủ, viêm cata xuất huyết dài trong tử cung.

Ngoài ra còn có viêm cổ tử cung, viêm quanh tử cung có u nước, teo tử cung.

* Một số vi khuẩn thường gặp trong dịch tiết đường sinh dục của lợn. Kết quả nghiên cứu của Zaneta Laureckiene và cs (2006) [40] cho thấy, nhân tố gây bệnh viêm tử cung thường là các vi khuẩn sau: Streptococcus sp,

Staphylococcus sp, E.coli và Enterobacter.

Đặng Thanh Tùng (2006) [29], đã phân lập hệ vi trùng trong dịch viêm tử cung, cho thấy có các loại vi khuẩn sau:

- E.coli

- Staphylococcus - Klebsiella

* Một số đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh viêm tử cung:

- Streptococcus: là liên cầu khuẩn thuộc họ Micrococcaceae, hình cầu

hoặc hình bầu dục, đường kính có khi đến 1µ, đôi khi có vỏ, bắt màu gram dương, không di động. Liên cầu có ở khắp nơi trên cơ thể người và động vật, bình thường chúng cư chú trên da, niêm mạc, đường tiêu hoá, hô hấp, khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút hoặc tổ chức bị thương, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

- Staphylococcus: là những vi khuẩn hình cầu, tụ lại từng đám giống hình chùm nho, đường kính 0,7- 1µ, không di động, không sinh nha bào, không có lông, bắt màu gram dương, staphylococcus thuộc họ Micrococeae gồm ba loại: staphylococcus aureus, staphylococcus epidermidis và

staphylococcus sarprophyticus. Tụ cầu thường ký sinh trên da, niêm mạc của người và gia súc. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút hoặc tổ chức bị thương ở da và niêm mạc hoặc những rối loạn về chức năng thì các nhiễm trùng do tụ cầu dễ dàng xuất hiện. Vi khuẩn gây những ổ mủ ở ngoài da và niêm mạc. Một số trường hợp vi khuẩn vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, huyết nhiễm mủ.

- Eschelichia coli (E.coli): là trực khuẩn ruột già thuộc trực khuẩn

đường ruột Enterobacteriaceae, bắt màu gram (-), hình gậy ngắn kích thước 2-3 x 0,6µ. Phần lớn E.coli di động do có lông ở quanh thân vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có giáp mô. E.coli có sẵn trong ruột của động vật, nhưng chỉ có tác động gây bệnh khi sức đề kháng của con vật giảm sút (do chăm sóc, do cảm lạnh hoặc cảm nóng). E.coli thường gây bệnh cho súc vật mới đẻ từ 2- 3 ngày hay 4-8 ngày.

- Klebsiella: Giống Klebsiella cũng thuộc họ trực khuẩn đường ruột

Enterobacteriaceae, gồm những trực khuẩn không lông, không hình thành nha bào, thường sinh giáp mô và sản sinh niêm dịch, bắt màu gram (-). Giống

Klebsiella có 2 type điển hình là: K.pneumoniae và K.aerogenes. Trong tự

nhiên Klebsiella thường sống rải rác khắp nơi (đất, nước) hoặc ký sinh ở đường

hô hấp trên, vi khuẩn có thể gây viêm phổi ở người và viêm phổi truyền nhiễm có bại huyết cho ngựa, bê, lợn… (Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [22]

* Hậu quả của bệnh viêm tử cung:

Bệnh viêm tử cung ở lợn nái là một trong những tổn thương đường sinh dục của lợn nái sau khi sinh, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản, làm mất sữa, lợn con không có sữa sẽ còi cọc, suy dinh dưỡng, lợn con chậm phát triển, lợn nái chậm động dục trở lại, không thụ thai có thể vô sinh, mất khả năng sinh sản của lợn nái.

* Chẩn đoán:

Mỗi thể viêm khác nhau biểu hiện triệu chứng khác nhau và có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới khả năng sinh sản của lợn nái. Nếu sức khoẻ nái giảm sút, bệnh không được can thiệp sớm, vi trùng có thể vào máu đến tuyến vú gây viêm toàn bộ tuyến vú hoặc gây nhiễm trùng máu tạo nên thể điển hình của hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa. Để chẩn đoán người ta dựa vào các triệu chứng lâm sàng như, lợn nái luôn ở tư thế rặn đái.

Trong trường hợp nái mắc bệnh ở thể ẩn khó phát hiện có thể chẩn đoán lúc động hớn qua số lượng niêm dịch chảy ra nhiều đôi khi có những đám mủ từ mép âm hộ ngoài chảy ra. Ngoài ra lợn nái mắc bệnh thường thụ tinh nhiều lần mà không có kết quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh Viêm Tử Cung ở đàn lợn nái tại Trại Lợn Ngoại thuộc trung tâm giống vật nuôi và thủy sản tỉnh Hòa Bình, thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh. (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)