Tỷ lệ và cường độ viêm tử cung ở lợn nái theo lứa đẻ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh Viêm Tử Cung ở đàn lợn nái tại Trại Lợn Ngoại thuộc trung tâm giống vật nuôi và thủy sản tỉnh Hòa Bình, thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh. (Trang 60)

Tuổi tác, số lứa đẻ là 1 trong các yếu tố ảnh hưởng tới bệnh tật nói chung và bệnh viêm tử cung nói riêng. Để xác định tuổi tác và lứa đẻ của lợn đến

tình trạng nhiễm bệnh viêm tử cung, chúng tôi đã phân tích số lượng lợn nái nhiễm bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ. Kết quả được trình bày tại bảng 2.5

Bảng 2.5. Tỷ lệ và cường độ viêm tử cung ở lợn nái theo lứa đẻ

Lứa đẻ Số nái kiểm tra (con) Số nái nhiễm bệnh (con) Tỷ lệ nhiễm (%)

Cường độ viêm nhiễm

(+) (++) (+++) n % n % n % 1-2 41 11 26,82 8 72,72 2 18,18 1 9,09 3-4 36 3 8,33 2 66,66 1 33,33 0 0,00 5-6 11 1 9,09 1 100,00 0 0,00 0 0,00 >6 3 1 33,33 0 0,00 0 0,00 1 100,00 Tính chung 91 16 17,58 11 68,75 3 18,75 2 12,5 Số liệu bảng 2.5 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung biến động rõ rệt qua số lứa đẻ của lợn nái. Tỷ lệ mắc cao nhất là ở nái đẻ >6 lứa (33,33%), tiếp đến là nái đẻ lứa 1 - 2 (26,82%). Tỷ lệ này giảm rõ rệt ở nái đẻ lứa 3 - 4 và 5 - 6, lần lượt là 8,33% và 9,09%.

Về cường độ mắc bệnh viêm tử cung cũng biến động theo lứa đẻ và có xu hướng tăng với lứa đẻ. 100% nái viêm tử cung ở lứa đẻ >6 lứa bị nhiễm ở cường độ nặng; 33,33% nái viêm tử cung ở lứa đẻ 3 - 4 lứa nhiễm ở cường độ trung bình, trong khi đó có tới 72,72% nái viêm tử cung ở lứa đẻ 1 - 2 nhiễm ở cường độ nhẹ.

Như vậy, lợn đẻ càng nhiều lứa thì tình trạng nhiễm bệnh càng nặng, có thể đó là nguyên nhân hầu hết do các lợn đẻ từ lứa thứ 6 trở đi thì sức khỏe, thể trạng kém, việc sinh đẻ gặp nhiều khó khăn, lợn rặn đẻ yếu, thời gian đẻ kéo dài hay bị sát nhau, khi đẻ sức đề kháng giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nên viêm nhiễm tử cung.

Mặt khác, lợn đẻ lứa 1 - 2 có tỷ lệ nhiễm viêm tử cung khá cao có thể là do lợn nái mới đẻ lứa đầu cơ quan sinh sản phát triển chưa hoàn chỉnh, tử cung còn hẹp chưa co giãn nhiều, do thai quá to, trong quá trình đẻ cần can thiệp của con người, có thể gây nên những tổn thương cơ quan sinh sản. Tuy nhiên, những lợn nái ở lứa đẻ này thường nhiễm ở cường độ thể nhẹ. Vì lợn

nái mới đẻ lứa 1 - 2 có sức khỏe tốt sức rặn đẻ mạnh, và có sức đề kháng cao, đồng thời có sự kiểm tra theo dõi liên tục của công nhân nên kịp thời can thiệp điều trị bệnh nhanh khỏi mà không bị kế phát nặng.

Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển (2004) [18], khả nặng sinh sản của lợn nái, tuổi sinh sản ổn định từ năm tuổi thứ 2 đến năm tuổi thứ 4. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được cũng rất phù hợp với nhận xét trên.

Hình 2.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm theo lứa đẻ

2.4.4. T l và cường độ viêm t cung ln nái theo tháng trong năm

Khí hậu có ảnh hưởng tới tình hình phát triển của mầm bệnh và sức đề kháng của động vật nói chung và lợn nái nói riêng. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu biến đổi qua các tháng trong năm đến tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh viêm tử cung có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái. Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi đã tiến hành theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh viêm tử cung của lợn nái qua một số tháng trong năm. Kết quả theo dõi được trình bày tại bảng 2.6

Bảng 2.6: Tỷ lệ và cường độ viêm tử cung ở lợn nái theo tháng trong năm

Tháng Số nái kiểm tra (con) Số nái nhiễm bệnh (con) Tỷ lệ nhiễm (%)

Cường độ viêm nhiễm

(+) (++) (+++) n % n % n % 12/2013 47 2 4,25 2 100,00 0 0,00 0 0,00 1/2014 76 5 6,57 3 60,00 1 20,00 1 20,00 2/2014 91 4 4,39 3 75,00 0 0,00 1 25,00 3/2014 91 3 3,29 2 66,66 1 33,33 0 0,00 4/2014 88 2 2,27 1 50,00 1 50,00 0 0,00

Số liệu ở bảng 2.6 cho thấy, tỷ lệ nhiễm bệnh viêm tử cung có biến động nhẹ qua các tháng trong năm. Cụ thể là tháng 12, 1 và tháng 2 có tỷ lệ nhiễm bệnh viêm tử cung cao hơn so với các tháng 3 và 4, lần lượt là (4,25; 6,57 và 4,39 so với 3,29 và 2,27%). Điều này được lý giải do trong tháng 12, 1, và tháng 2 khí hậu khắc nghiệt hơn, trời lạnh giá rét độ ẩm không khí cao công tác chống thời tiết lạnh cho lợn nái không đảm bảo, là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ viêm tử cung cao hơn các tháng khác trong năm.

Về cường độ nhiễm mặc dù số liệu ở bảng 2.6 cho thấy có sự biến động giữa các tháng trong năm và chủ yếu ở thể nhẹ và trung bình. Tuy nhiên, do số lượng lợn nhiễm bệnh viêm tử cung ở các tháng trong năm còn quá ít (từ 2 – 5 nái), do vậy khó có thể rút ra nhận xét có độ tin cậy cao.

Hình 2.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm bệnh theo tháng theo dõi

Hình 2.6. Biểu đồ cường độ nhiễm bệnh theo tháng theo dõi

2.4.5. Hiu lc điu tr bnh viêm t cung ca 2 phác đồ.

Các loại thuốc khác nhau và liệu trình sử dụng khác nhau có ảnh hưởng tới hiệu lực điều trị bệnh. Để xác định hiệu lực điều trị của 2 loại kháng sinh: Genta-Tylosin và Bio-D.O.C chúng tôi đã xây dựng 2 phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau ở loại kháng sinh chủ yếu của phác đồ. Phác đồ 1 dùng kháng sinh Genta-Tylosin và phác đồ 2 dùng kháng sinh Bio-D.O.C.

Kết quả theo dõi hiệu lực điều trị của 2 phác đồ trên được trình bày tại bảng 2.7

Bảng 2.7. Hiệu lực điều trị bệnh viêm tử cung của 2 phác đồ. TT Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Phác đồ 1 Phác đồ 2

1 Số lợn nái điều trị (+ đến +++) con 8 8

2 Số lợn nái khỏi bệnh con 8 8

3 Tỷ lệ khỏi bệnh % 100,00 100,00

4 Số ngày điều trị khỏi ngày 4,00±,20 4,00±0,14 Số liệu của bảng 2.7 cho thấy, cả 2 phác đồ điều trị đều cho hiệu lực điều trị rất cao, thời gian điều trị ngắn. Cụ thể là 16 nái bị bệnh viêm tử cung ở cường độ từ (+) đến (+++) được điều trị bằng các phác đồ 1 và phác đồ 2, sau 4 ngày điều trị, tất cả 16 nái đều khỏi bệnh, đạt tỷ lệ 100%.

Về độ an toàn của thuốc, cả 2 phác đồ đều cho thấy khi sử dụng thuốc không gây ra biến chứng hay phản ứng phụ nào cho lợn nái dùng thuốc. 100% nái được chữa khỏi bệnh sức khỏe đều bình thường.

Sở dĩ cả 2 phác đồ điều trị cho hiệu lực điều trị rất tốt, theo chúng tôi có thể liên quan đến các vấn đề sau:

Một là, kháng sinh dùng trong 2 phác đồ trên đều là những kháng sinh tổng hợp, có phổ kháng khuẩn mạnh và chưa được dùng nhiều tại trại nên chưa có hiện tượng kháng thuốc.

Hai là, phần lớn lợn nái bị mắc ở thể nhẹ, khi được phát hiện đã điều trị kịp thời.

Ba là các phác đồ điều trị đã dùng tổng hợp các loại thuốc, gồm thuốc kháng sinh, thuốc trợ lực, các loại Vitamin. Kết hợp giữa điều trị toàn thân và cục bộ (thụt rửa).

Bốn là, Trại có chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý và giữa gìn vệ sinh môi trường chăn nuôi khá tốt, góp phần nâng cao sức khỏe, và đề kháng của lợn. Các kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy việc sử dụng kháng sinh tổng hợp có phổ kháng khuẩn rộng mang lại kết quả điều trị bệnh viêm tử cung khá tốt.

Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2004) [5], đã thực hiện phác đồ tiêm, Penicillin 1000UI/kg/ngày, (tiêm bắp ngày chia hai lần); Kanamycin 10mg/kg/ngày, (tiêm bắp ngày chia hai lần); Sunlfathiazon 40mg/kg/ngày,

(hòa với nước sạch cho uống); Thụt rửa tử cung âm đạo bằng Rivanol 0,1%; Cloramphenicol 4% mỗi ngày rửa một lần 50 - 100ml; Tiêm thuốc bổ trợ: VTMB1, VTMC, Cafein.

Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [12], tiêm Oxytetracylin 30mg/1kgTT dùng liên tục trong 3 - 4 ngày, tiêm Penicillin 50.000UI/1kgTT. Đồng thời thụt rửa âm đạo, tử cung bằng Rivanol 5%, tiêm thuốc trợ sức, trợ lực: VTMB1, VTMC, Cafein.

2.4.6. Chi phí thuc thú y trong điu tr bnh viêm t cung ca các phác đồ điu tr

Một trong những yêu cầu của sản xuất kinh doanh là nâng cao hiệu quả của đồng vốn nghĩa là để cùng đạt được một kết quả như nhau nhưng giải pháp nào cho chi phí thấp nhất sẽ được ưu tiên lựa chon.

Như vậy để nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn nái, ngoài việc giảm chi phí về chuồng trại, thức ăn, chăm sóc quản lý, con giống…, thì việc giảm chi phí trong điều trị bệnh cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành tính toán chi phí điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái nuôi tại trại lợn giống ngoại thuộc trung tâm giống vật nuôi và thủy sản tỉnh Hòa Bình. Kết quả tính toán chi phí thuốc thú y ở 2 phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung được trình bày tại bảng 2.8

Bảng 2.8. Chi phí sử dụng thuốc trong điều trị bệnh viêm tử cung

Phác đồ 1 Phác đồ 2

Tên thuốc Liều lượng (ml)

Thành tiền (VNĐ)

Tên thuốc Liều lượng (ml) Thành tiền (VNĐ) Genta-Tylosin 20±2ml×2 mũi 24.000±2.40 0 Bio-D.O.C 20±2ml×2 mũi 40.000±8.00 0 Analgin 20ml 7.000 Analgin 20ml 7.000 Catosal® 30ml 70.200 Catosal® 30ml 70.200 Biocid 1000ml 7.600 Biocid 1000ml 7.600 Penicillin và Streptomycin 3×(1 triệu UI Penicillin + 1g Streptomycin) 12.000 Penicillin và Streptomycin 3×(1 triệu UI Penicillin + 1g Streptomycin) 12.000 Tổng tiền 120.800 Tổng tiền 136.800

Số liệu ở bảng 2.8 cho thấy, chi phí các loại thuốc thú y ở cả 2 phác đồ điều trị về cơ bản là giống nhau do sử dụng các loại thuốc giống nhau, thời

gian điều trị ngang nhau và số lượng lợn nái điều trị ở các phác đồ là bằng nhau. Tuy nhiên, do có sự khác nhau về thuốc kháng sinh chủ yếu dùng trong các phác đồ và có sự khác nhau về giá cả các loại thuốc kháng sinh này, dẫn đến chi phí thuốc thú y cho điều trị ở các phác đồ là khác nhau. Cụ thể là, tổng chi phí thuốc thú y cho điều trị 8 lợn bị nhiễm bệnh viêm tử cung ở phác đồ 1 là 966.400đồng, tính trung bình chi phí thuốc thú y/1 lợn khỏi bệnh là 120.800đồng. Tổng chi phí thuốc thú y của phác đồ 2 là 1.094.400đồng, tính trung bình/1 lợn khỏi bệnh là 136.800đồng.

Nếu coi chi phí thuốc thú y/1 lợn khỏi bệnh ở phác đồ 2 là 100,00% thì chi phí thuốc thú y/1 lợn khỏi bệnh ở phác đồ 1 chỉ là 88,30% tiết kiệm hơn so với phác đồ 2 là 11,70%.

2.4.7. nh hưởng ca các phác đồ điu tr khác nhau ti hot động sinh lý sinh dc và kh năng th thai

Lợn nái bị bệnh viêm tử cung sau khi được điều trị bằng các loại thuốc và phác đồ điều trị khác nhau có thể ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của lợn. Để xác định mức độ ảnh hưởng của các phác đồ tới khả năng sinh sản của lợn nái, chúng tôi đã tiến hành theo dõi hoạt động sinh lý sinh dục của lợn nái sau khi điều trị khỏi bệnh. Kết quả theo dõi sinh lý sinh dục và tỷ lệ thụ thai của lợn nái sau khi điều trị khỏi bệnh được trình bày tại bảng 2.9

Bảng 2.9. Hoạt động sinh lý sinh dục và tỷ lệ thụ thai của lợn nái

TT Chỉ tiêu ĐVT Phác đồ 1 Phác đồ 2

1 Số con được điều trị khỏi bệnh con 8 8

2 Số con động dục trở lại con 8 7

3 Tỷ lệ động dục trở lại % 100,00% 87,50%

4 Thời gian động dục trở lại sau điều trị ngày 8±0,20 8±0,20

5 Số con được phối giống Con 8 7

6 Số con thụ thai Con 7 7

7 Tỷ lệ thụ thai % 87,50% 100,00%

Số liệu ở bảng 2.9 cho thấy, số con được điều trị khỏi bệnh của cả 2 phác đồ là 8 con. Số con động dục trở lại sau điều trị ở phác đồ 1 là 8 con chiếm tỷ lệ 100,00% còn ở phác đồ 2 chỉ là 7 con chiếm tỷ lệ 87,50%, thời

gian động dục trở lại của 2 phác đồ điều trị là như nhau cụ thể là 8±0,20 ngày. Số con được phối giống ở phác đồ 1 là 8 con còn ở phác đồ 2 là 7 con, tuy nhiên số con thụ thai ở phác đồ 1 chỉ là 7 con chiếm tỷ lệ 87,50% còn số con thụ thai ở phác đồ 2 là 7 con chiếm tỷ lệ 100,00%. Sử dụng 2 phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái không ảnh hưởng xấu tới hoạt động sinh lý sinh dục và tỷ lệ thụ thai của lợn nái sau khi được điều trị khỏi bệnh. Tuy nhiên có 1/8 nái ở phác đồ 2 được điều trị khỏi nhưng không có biểu hiện động dục trở lại vì cường độ mắc bệnh nặng đã làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn, và 1/8 nái ở phác đồ 1 được phối giống nhưng không thụ thai vì có sự ảnh hưởng của cường độ mắc bệnh ở thể nặng.

2.5. Kết luận,tồn tại và đề nghị

2.5.1. Kết lun

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Đàn lợn nái của trại lợn giống ngoại thuộc trung tâm giống vật nuôi và thủy sản tỉnh Hòa Bình có xu hướng phát triển trong 3 năm trở lại đây (2012 – 2014), trong đó tốc độ phát triển của đàn hậu bị là cao nhất, tiếp đến là đàn nái kiểm định, đàn nái cơ bản có xu hướng giảm. Tuy nhiên đàn nái cơ bản năm 2014 vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu đàn (40,00%).

- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của lợn nái giống Landrace nuôi tại trại lợn giống ngoại thuộc Trung tâm giống vật nuôi và thủy sản Hòa Bình là ở mức thấp (17,58%). Lợn bị mắc bệnh viêm tử cung chủ yếu ở thể nhẹ (68,75%),thể vừa và thể nặng chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là 18,75% và 12,50%.

- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung biến động theo lứa đẻ. Tỷ lệ này đạt cao nhất ở lứa đẻ >6 lứa (33,33%), tiếp đến là lợn đẻ lứa 1 - 2 (26,82%). Lợn đẻ lứa 3 - 4 và lứa 5 - 6 có tỷ lệ viêm tử cung đạt mức thấp, lần lượt là 8,33 và 9,09%.

- Cường độ nhiễm bệnh viêm tử cung có xu hướng tăng theo lứa đẻ. 100% lợn nái bị viêm tử cung ở lứa đẻ >6 lứa nhiễm ở thể nặng, 33,33% lợn nái viêm tử cung ở lứa đẻ 3 - 4 bị nhiễm là thể trung bình, trong khi đó chỉ có 27,27% lợn nái bị nhiễm bệnh viêm tử cung ở lứa đẻ 1 - 2 mắc ở thể nặng và trung bình.

- Tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái có biến động nhẹ qua các tháng trong năm trong đó tháng 12, 1 và 2 có tỷ lệ lợn nái nhiễm bệnh viêm tử cung là cao nhất (lần lượt là 4,25; 6,57 và 4,39%).

- Cả 2 phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung đều có hiệu lực điều trị rất tốt: 100% nái bị bệnh viêm tử cung được điều trị khỏi bệnh. Tuy nhiên, sử dụng phác đồ 1 tiết kiệm chi phí hơn so với phác đồ 2 là 11,70%.

- Sử dụng 2 phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái không ảnh hưởng xấu tới hoạt động sinh lý sinh dục và tỷ lệ thụ thai của lợn nái sau khi được điều trị khỏi bệnh.

2.5.2. Tn ti

- Do thời gian thực tập có hạn, số lượng lợn theo dõi và điều trị chưa cao, phạm vi theo dõi chưa rộng vì vậy kết quả thu được vẫn mang tính cục bộ. Chưa xác định được ảnh hưởng của bệnh viêm tử cung tới khả năng mắc lại của lợn nái, khả năng sinh trưởng và phát triển của lợn con.

- Bản thân tôi chưa quen với công việc nghiên cứu khoa học nên còn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh Viêm Tử Cung ở đàn lợn nái tại Trại Lợn Ngoại thuộc trung tâm giống vật nuôi và thủy sản tỉnh Hòa Bình, thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh. (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)