Ngành chăn nuôi phát triển kèm theo nhiều dịch bệnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế, làm giảm tỷ lệ chăn nuôi trong các hộ gia đình..., do đó công tác thú y cũng được ra đời nhằm khống chế dịch bệnh, nâng cao năng suất sinh sản và chữa trị kịp thời cho con vật cũng như lợn nái sinh sản, tăng thu nhập của các hộ chăn nuôi. Có nhiều nhà khoa học nghiên cứu ra các phương pháp phòng và trị bệnh cho vật nuôi điển hình như:
Nguyễn Văn Thanh (2002) [23] cho biết, lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,4%. Viêm tử cung trên nhóm lợn nái thuần chiếm khoảng 25,48%, trên nhóm lợn nái lai chiếm 50,84% (trong tổng số 1000 lợn nái khảo sát). Viêm tử cung thường xảy ra cao nhất ở lứa 1 và 2. Tỷ lệ chậm động dục ở nhóm lợn bị viêm tử cung cao hơn nhiều so với nhóm lợn không bị viêm tử cung.
- Bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30-50%, trong đó viêm cơ quan bên trong ít, chiếm tỷ lệ 20%; còn lại 80% là viêm tử cung. Để điều trị bệnh viêm tử cung nhiều tác giả đã nghiên cứu và cho ra các phác đồ điều trị khác nhau:
- Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [12], tiêm Oxytetracylin 30mg/1kgTT dùng liên tục trong 3 - 4 ngày, tiêm Penicillin 50.000UI/1kgTT. Đồng thời thụt rửa âm đạo, tử cung bằng Rivanol 5%, tiêm thuốc trợ sức, trợ lực: VTMB1, VTMC, Cafein.
- Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [13], đã sử dụng phác đồ: Tiêm Oxytocin 20 - 40 UI/con/ngày; Thụt rửa âm đạo tử cung bằng Han- Iodine 5% hoặc dung dịch Lugol 1% hoặc Rivanol 1% thụt rửa nhiều lần; Sau khi thụt rửa đặt một viên Han-V.T.C, 2 ngày liên tục và tiêm bắp Hanoxylin LA với liều 1ml/10kgTT.
- Lê Thị Tài và cs (2002) [20], sử dụng phác đồ:
+ Penicillin bột hòa với nước cất tiêm bắp thịt với liều lượng 200.000UI/kgTT hoặc Kanamycin liều 15 - 20 mg/kgTT hoặc Streptomycin liều 15 - 20 kgTT, dùng tiêm bắp. Thụt rửa tử cung âm đạo bằng một trong
các dung dịch: Dung dịch Klion 0,5%; Dung dịch thuốc tím 0,1%; Dung dịch Rivanol 0,5%; Dung dịch nước muối 0,9%
- Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2004) [5], đã thực hiện phác đồ tiêm, Penicillin 1000UI/kg/ngày, (tiêm bắp ngày chia hai lần); Kanamycin 10mg/kg/ngày, (tiêm bắp ngày chia hai lần); Sunlfathiazon 40mg/kg/ngày, (hòa với nước sạch cho uống); Thụt rửa tử cung âm đạo bằng Rivanol 0,1%; Cloramphenicol 4% mỗi ngày rửa một lần 50 - 100ml; Tiêm thuốc bổ trợ: VTMB1, VTMC, Cafein.
- Trần Mạnh Giang và cs (2006) [8] đã dùng dung dịch thuốc tím 1 - 2 % thụt rửa vào tử cung, kết hợp với các loại kháng sinh Penicillin Streptomycin, Neodexin, tiêm thêm thuốc trợ sức, trợ lực.
- Lê Văn Năm và cs (1997) [15], dùng phác đồ tiêm dưới da dung dịch Pituitrin 0,1% (thuốc nhân y) với liều 0,5 - 1ml/nái, ngày một lần, dùng liên tục 2 - 3 ngày.
- Trần Tiến Dũng và cs, (2002) [6], khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạng thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng Oxytoxin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.
- Theo Đặng Đức Thiệu (1978) [27], cho biết sót nhau trên lợn nái ít xảy ra, nhưng nếu lợn nái bị sót nhau sẽ đưa đến nhiễm trùng và gây viêm tử cung. Điều kiện môi trường thay đổi đột ngột như: Thời tiết môi trường thay đổi quá nóng hay quá lạnh trong thời gian đẻ cũng dễ đưa đến viêm tử cung.
- Nguyễn Xuân Bình (2005) [1] cho biết, ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng). Khi gia súc bị viêm tử cung có thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng Oxytoxin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.