Viêm tử cung là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa ở lợn hội chứng này ảnh hưởng lớn đến năng suất, sinh sản của lợn nái sau này. Tỷ lệ phối không đạt tăng lên ở đàn lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ. Hiện tượng viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trước sang lứa đẻ sau là nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ và số lứa đẻ/năm của lợn nái sinh sản.
- Theo Xobko và Gia Denko (1987) [38], nguyên nhân của bệnh viêm tử cung là do tử cung bị tổn thương, sót nhau. Bệnh phát triển do chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, không đủ chất dinh dưỡng, đưa vào đường sinh dục các chất kích thích đẻ khác nhau, chúng phá hủy hoặc làm kết tủa các chất nhầy ở bộ máy sinh dục. Hai ông cũng đưa ra phương pháp chẩn đoán và biện pháp điều trị.
- Xobko và Gia Denko (1987) [38], khi điều tra 147 con lợn nái 1 - 6 tuổi trong vòng 1 - 2 năm không chửa thấy, 50% trường hợp bị viêm trong tử cung và những biến đổi có u ở ống dẫn trứng, buồng trứng và tử cung.
- Popkov (1999) [34], đã sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung ở lợn nái bị viêm cho thấy hiệu quả điều trị bệnh khá cao với phác đồ điều trị như sau:
+ Streptomicin: 0,25 g + Penicillin : 500.000UI
+ Dung dịch MgSO4 1%: 40ml +VTMC
- Theo Vtrekaxova (1985) [36], trong các nguyên nhân gây đẻ ít con trong một lứa đẻ, vô sinh... của lợn nái thì các bệnh ở cơ quan sinh dục chiếm từ 5 - 15%.
Trong chăn nuôi lợn sinh sản thậm chí cả nuôi lợn thịt, năng suất chăn nuôi phụ thuộc phần lớn vào khả năng sinh sản, trong đó hai yếu tố chính là số con trên một lứa đẻ và số lứa đẻ của một nái trên một năm. Do vậy ưu tiên hàng đầu và liên tục trong chăn nuôi lợn sinh sản là tạo ra nhiều lợn con sinh ra và sống sót sau cai sữa và đồng thời giảm chi phí trong sản xuất nhất là do không thụ thai. Mục tiêu trên, đòi hỏi sự làm việc cường độ cao ở lợn nái và nhất là cơ quan sinh sản. Do vậy việc đảm bảo vệ sinh, duy trì tình trạng sinh lý bình thường của cơ quan sinh sản đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi, quyết định đến năng suất chăn nuôi. Những bất thường trong cơ quan sinh
sản, nói rõ hơn là các kiểu rối loạn như viêm tử cung, là năng suất chăn nuôi lợn nái bị ảnh hưởng (Madec, 1995) [33].
- Theo Madec (1995) [33], viêm tử cung thường bắt đầu sốt vài giờ khi đẻ, chảy dịch viêm vài giờ sau khi đẻ, chảy mủ vài hôm sau và thường kéo dài 48 đến 72 giờ.
Trong bệnh viêm tử cung thì viêm nội mạng tử cung chiếm tỷ lệ cao. Kaminski (1978) [30] kiểm tra 1000 lợn nái ở Liên Bang Đức cho kết quả là 16% bị viêm nội mạng tử cung.
- Madec (1995) [33], qua kiểm tra vi thể xứ Brơ-ta-nhơ của miền tây Bắc nước Pháp, cho thấy 26% số lợn nái có bệnh viêm tử cung. Ngoài ra 2% số lợn nái có bệnh tích thoái hóa mô nội mạng tử cung với đặc điểm thành tử cung có cấu tạo sợi fibrine.
- Cũng theo Madec (1995) [33], tỷ lệ bệnh tích đường tiết niệu sinh dục ở đàn nái loại thải tăng theo số lứa đẻ. Khi tiến hành nghiên cứu bệnh lý sinh đẻ vào năm 1991 trên đàn lợn xứ Brơ-ta-nhơ (Pháp) cho thấy 15% số lợn nái bị viêm tử cung (Madec, 1991) [ 32].
- Bara M.R và cs (1993) [39] cho biết, âm đạo của lợn khoẻ mạnh có chứa nhiều loại vi khuẩn khác nhau bao gồm Gram (+), Gram (-) hiếu khí và Gram (+), Gram (-) yếm khí. Điển hình là các vi khuẩn Streptococcus sp,
Staphylococcuus sp, Enterobacteria, Corynebacterium sp, Micrococus sp. Số lượng vi khuẩn tăng lên một cách đều đều từ phần đầu đến phần cuối của âm đạo. Khi phối giống hoặc sau khi đẻ cổ tử cung mở rộng tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn này xâm nhập vào tử cung.
Kudlay D.G và cs (1975) [31] cho biết, E.coli không lên men dextrin, amidin, glycogen, xenlobioza. Ngoài ra e.coli còn một số đặc tính sinh hóa như:
+ E.coli làm sữa đông vón sau 24 - 37 giờ ở 370
C. + Phản ứng sinh Indol: dương tính.
+ Phản ứng sinh H2S: âm tính.
+ Phản ứng M.R (Methyl Red): dương tính. + Phản ứng V.P (Voges Proskauer): âm tính. + Hoàn nguyên Nitrat thành Nitrit.