Giới thiệu về thuốc kháng sinh dùng trong các phác đồ điều trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh Viêm Tử Cung ở đàn lợn nái tại Trại Lợn Ngoại thuộc trung tâm giống vật nuôi và thủy sản tỉnh Hòa Bình, thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh. (Trang 47)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc kháng sinh, áp dụng khoa học kỹ thuật mà cho ra nhiều kháng sinh tổng hợp điều trị bệnh đạt hiệu quả rất cao.

a) Genta - Tylosin: Dung dịch tiêm vô trùng

- Thành phần:

+ Tylosin tartrate 100g

+ Gentamycin sunfata 50 mg.

Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [13], Tylosin là kháng sinh nhóm Macrolit tác dụng mạnh chủ yếu với vi khuẩn gram dương và một số gram âm, Gentamycin là kháng sinh kháng khuẩn nhóm aminoglycocid tác dụng mạnh với cả vi khuẩn gram dương và gram âm.

Cơ chế tác động của Genta-Tylosin ức chế sự tổng hợp protein tiểu đơn vị 50S của vi khuẩn, làm cho vi khuẩn không thể phát triển được, tác động kháng viêm điều chỉnh tổng hợp một số chất trung gian và Cytokines liên quan đến quá trình viêm, đồng thời ức chế tổng hợp acid nucleic của tế bào vi khuẩn.

- Công dụng Điều trị các bệnh về đường hô hấp như bệnh CRD, viêm phổi, viêm màng phổi, tụ huyết trùng, Các bệnh đường tiêu hóa: viêm ruột, viêm dạ dày, tiêu chảy, phân trắng, phó thương hàn, bệnh đường sinh dục, viêm vú, viêm tử cung.

- Liều lượng và cách dùng:

Trâu, bò : 1 ml / 25 - 30 kg thể trọng. Heo, dê, cừu : 1 ml / 20 kg thể trọng. Chó, mèo, gia cầm : 1 ml / 15 kg thể trọng.

- Đường cấp thuốc: Tiêm bắp, ngày 1 lần trong 3-4 ngày.

+ Lưu ý: Ngưng sử dụng thuốc 7 ngày trước khi giết mổ, 3 ngày trước khi lấy sữa

+ Bảo quản: Nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30o

C.

b) Bio - D.O.C: dụng dịch tiêm vô trùng

- Thành phần:

+ Oxytetracyline HCl: 50 mg + Dexamthasone: 0,75 mg

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs, (2003) [11], Oxytetracyline có tác dụng rộng với vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm, đặc biệt có tác dụng với vi khuẩn tụ huyết trùng, sảy thai truyền nhiễm, nhiệt thán, E.coli, phẩy khuẩn, xoắn khuẩn, tụ cầu khuẩn và liên cầu yếm khí. Dexamethasone có tác dụng chống viêm nhiễm, dị ứng.

Cơ chế tác động Bio-D.O.C thuộc nhóm kháng sinh Tetracycline khi đưa kháng sinh vào cơ thể sẽ ức chế sự tổng hợp protein tiểu đơn vị 30S của vi khuẩn, làm cho vi khuẩn không tổng hợp được protein.

- Công dụng: điều trị các bệnh viêm ruột, tiêu chảy, tiêu chảy phân trắng, phó thương hàn, tụ huyết trùng, viêm phổi, viêm tử cung, viêm vú, viêm khớp, thối móng, viêm đường tiết niệu, sốt bỏ ăn không rõ nguyên nhân. - Liều lượng và cách dùng:

Trâu, bò, heo lớn: 1ml / 10 kg thể trọng.

Heo con, bê, nghé, dê, cừu: 1-2 ml / 10 kg thể trọng. Chó, mèo, gia cầm: 1ml / 4-5 kg thể trọng.

- Đường cấp thuốc:Tiêm bắp thịt, ngày 1lần, trong 3-4 ngày.

+ Lưu ý: Không dùng quá liều quy định. Ngưng sử dụng thuốc 21 ngày trước khi giết mổ, 3 ngày trước khi lấy sữa.

+ Bảo quản: Nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30o

C.

c) Penicilin

Penicilin có dạng tinh thể mầu trắng, tan nhiều trong nước, nó dễ bị axit, kiềm, oxi hóa khử phá hủy.

Penicilin có tác dụng diệt các vi khuẩn gram dương, penicilin không dùng cho uống được, do nó sẽ bị phá hủy bởi men penicilinaza của các vi khuẩn đường ruột như E.coli. Penicilin chủ yếu dùng tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch bởi nó thải trừ rất nhanh và ít gây tác dụng phụ, gần đây người ta đã điều chế ra loại penicilin tổng hợp, loại này có thể dùng cho đường tiêu hóa là rất tốt.

Khi dùng penicilin tiêm cần phải thử phản ứng vì nó hay xảy ra phản ứng thuốc. khi xảy ra phản ứng cần có thuốc chống phản ứng histamin tiêm kịp thời.

Penicilin có tác dụng chủ yếu với các bệnh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Actiromy cosis ở bò Bệnh đóng dấu lợn

Bệnh viêm vú truyền nhiễm

Nhiễm trùng khi đẻ, viêm tử cung sót nhau,… và nhiều bệnh khác. + Cơ chế tác động khi sử dụng Penicilin đưa vào cơ thể sẽ gây ức chế vi khuẩn thành lập vách tế bào làm cho các bạch cầu dễ dàng tiêu diệt

d) Streptomycine

Nó gồm 3 phần chính: stcotobiosamin, streptoz, streptidin. Trong đó streptidin quyết định tính kháng khuẩn của streptomycin. Nó là một vòng benzen đã mất đi các nỗi kép của vòng. Trong đó có 4 nhóm OH và 2 nhóm guanidin. Streptomycin bột mầu trắng hoặc hơi hồng nhẹ, tính kiềm, tan nhiều trong nước, không tan trong ete và cồn, bột khô để trong lọ kín có thể để được lâu, dung dịch vô trùng để nơi mát có thể được vài tuần, phạm vi tác dụng nhất ở pH = 7,8 - 9. Streptomycin được sử dụng trong lâm sàng rộng rãi trên thị trường thuốc thường được đóng gói 1g/1 lọ là 1 triệu UI. Thuốc chủ yếu tác dụng lên vi khuẩn gram dương kháng penicilin.

Thuốc thường được sử dụng trong các bệnh Điều trị bệnh tụ huyết trùng cho gia súc, gia cầm Viêm âm đạo tử cung trân bò kết hợp với penicilin Viêm vú do staphylococcus

Trộn vào môi trường pha chế tinh dịch

Điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy bê nghé, lợn con

Actinomycosis: phải điều trị lâu kết hợp với thuốc khác Leptospirosis: dùng phối hợp với penicilin

Viêm dạ dày, viêm ruột của mèo

Nếu có uống qua đường tiêu hóa thì streptomycin được hấp thụ rất ít chừng 5 - 10%. Đại bộ phận được thải qua phân do đó nó có tác dụng chống vi trùng ở đường ruột chủ yếu dùng streptomycin để tiêm bắp, dưới da, và thụt rửa.

+ Cơ chế tác động Streptomycine khi vào cơ thể sẽ ức chế sự tổng hợp protein tiểu đơn vị 30S của vi khuẩn, làm cho vi khuẩn không tổng hợp được protein.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh Viêm Tử Cung ở đàn lợn nái tại Trại Lợn Ngoại thuộc trung tâm giống vật nuôi và thủy sản tỉnh Hòa Bình, thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh. (Trang 47)