Để xác định tình hình nhiễm bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái nuôi tại trại, chúng tôi đã tiến hành theo dõi, ghi chép số lượng lợn bị nhiễm bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái sinh sản (nái cơ bản và nái kiểm định).
Kết quả theo dõi tình hình nhiễm bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái sinh sản được trình bày ở bảng 2.4a và 2.4b.
Bảng 2.4a: Tỷ lệ và cường độ nhiễm của đàn lợn nái STT Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Tổng số Số con
nhiễm
Tỷ lệ nhiễm (%)
1 Số nái kiểm tra Con 91 16 17,58
2 Số con nhiễm thể nhẹ Con 91 11 12,08
3 Số con nhiễm thể TB Con 91 3 3,29
4 Số con nhiễm thể nặng Con 91 2 2,19
Bảng 2.4b. Tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh viêm tử cung so với tổng số nái nhiễm
STT Cường độ nhiễm ĐVT Số con
nhiễm
Tỷ lệ nhiễm
(%)
1 Số nái bị nhiễm Con 16 100
2 Trong đó: Số con nhiễm thể nhẹ Con 11 68,75
3 Số con nhiễm thể TB Con 3 18,75
4 Số con nhiễm thể nặng Con 2 12,50
Số liệu bảng 2.4a cho thấy, tỷ lệ lợn nái bị nhiễm bệnh viêm tử cung của trại là khá thấp chỉ có 16 con bị nhiễm trên tổng số 91 lợn nái theo dõi đạt 17.58%. Trong đó, tỷ lệ lợn bị nhiễm ở thể nhẹ so với tổng đàn là 12,08%; cường độ trung bình là 3,29% và cường độ nặng là 2,19%.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại Việt Nam khá cao.
Nguyễn Văn Thanh (2002) [23] cho biết, lợn nái sau sinh bị viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,4%, trong đó nhóm nái lai (nội × ngoại) chiếm tỷ lệ 50,84%.
Madec (1995) [33] cũng cho biết, tỷ lệ nhiễm bệnh viêm tử cung ở lợn nái nuôi tại Xứ Brơ-ta-nhơ, miền Tây Bắc nước Pháp là 26%.
Kết quả trên cho thấy, tỷ lệ nhiễm bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại ở trại lợn giống ngoại thuộc Trung tâm giống vật nuôi và thủy sản tỉnh Hòa Bình là thấp hơn khá nhiều so với tình hình chung ở trong nước và thậm chí còn thấp hơn chút ít so với nghiên cứu của Madec (1995) [33] tại Pháp. Điều này theo chúng tôi có những nguyên nhân sau:
Do được chăm sóc quản lý tốt, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái thường xuyên, tạo được tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp cho lợn là điều kiện tốt cho lợn chống trọi được với bệnh tật
Mặt khác do cung cấp đầy đủ thức ăn dinh dưỡng cho lợn nên lợn không bị thiếu sót hay thừa về dinh dưỡng tạo điều kiện cho lợn sinh sản bình thường.
Số liệu bảng 2.4b cho thấy, lợn nái của trại bị nhiễm bệnh viêm tử cung chủ yếu ở cường độ nhẹ và trung bình. Tỷ lệ lợn nái bị bệnh viêm tử cung ở cường độ nặng rất thấp. Cụ thể là trong 16 lợn bị nhiễm bệnh viêm tử cung, có tới 11 lợn nái nhiễm ở cường độ nhẹ (chiếm 68,75%), chỉ có 2 lợn nái bị nhiễm ở cường độ nặng (chiếm 12,50%). Kết quả nghiên cứu của các tác giả cũng cho thấy, phần lớn lợn nái bị nhiễm bệnh viêm tử cung ở cường độ nhẹ và trung bình.
Winson (1979) [37] cho biết, khi tiến hành nghiên cứu về cường độ nhiễm bệnh viêm tử cung ở lợn sinh sản, cường độ nhiễm bệnh viêm tử cung ở thể nhẹ chiếm 52,50% thể trung bình là 32,10%.
Điều này chứng tỏ công tác phòng và điều trị bệnh viêm tử cung đạt kết quả cao, điều trị được dứt điểm tránh bị kế phát sang các thể nặng hơn, kết quả nghiên cứu của chúng tôi về cường độ nhiễm bệnh viêm tử cung ở thể
nhẹ có cao hơn tuy nhiên ở thể trung bình thì thấp hơn rất nhiều điều này chứng tỏ công tác kiểm tra theo dõi đàn lợn tại trại thường xuyên và điều trị dứt điểm bệnh nên bệnh không thể tiến triển nặng hơn.
Hình 2.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái
Hình 2.2. Biểu đồ cường độ nhiễm bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái